CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Một số biện pháp hạn chế hiện tượng lúa cỏ trong vụ Mùa 2021

Cập nhật: 28/07/2021

    Hiện nay qua kiểm tra thực tế cục bộ một số địa phương trong tỉnh có hiện tượng lúa cỏ phát sinh, có những mảnh ruộng diện tích nhiễm lên đến 40% như An Bồi, Vũ Lễ - Kiến Xương,... Đặc điểm: Cây lúa cỏ khá giống với lúa thường nhưng có sức sinh trưởng và phát triển rất mạnh, cạnh tranh trực tiếp về dinh dưỡng và ánh sáng với lúa trồng làm giảm năng suất của lúa. Mặt khác, lúa cỏ có thời gian sinh trưởng ngắn hơn, chín sớm hơn lúa trồng, hạt dễ rụng và vẫn duy trì được sức nảy mầm trong vài năm tạo thành nguồn hạt tồn dư sẵn trong đất canh tác và lây lan sang vụ sau. Do vậy, lúa cỏ tiềm ẩn nguy cơ phát triển, lan rộng gây hại nặng cho sản xuất nông nghiệp.

Để hạn chế lúa cỏ lây lan, phát sinh gây hại cần thực hiện đồng bộ một số biện pháp sau:

- Cần khẩn trương vận động nông dân kiểm tra đồng ruộng, đặc biệt chú ý trên ruộng lúa vụ trước đã bị lúa cỏ; khi phát hiện có cây lúa cỏ cần báo ngay cho địa phương (nếu diện tích bị nhiễm nặng) và tiến hành tiêu hủy kịp thời.

+ Đối với những diện tích đã gieo sạ có lúa cỏ phát sinh thì kiểu hình giống với lúa thường khó phân biệt; do vậy cần kiểm tra kỹ đặc biệt trên những ruộng vụ trước bị nhiễm. Khi phát hiện có lúa cỏ cần tranh thủ còn thời vụ tiến hành bừa đi cấy lại ngay bằng máy cấy hoặc cấy bằng tay đảm bảo trong khung thời vụ còn cho phép.

+ Với lúa cấy: Lúa cỏ là những cây lúa mọc ngoài hàng, cây cao hoặc thấp hơn, dạng hình, màu sắc thân lá khác giống lúa thường. Cần nhổ bỏ và tốt nhất là kết hợp cuốc đất lật úp để vùi cho chết cây lúa cỏ.

- Lưu ý: Để hạn chế tối đa hiện tượng lúa cỏ, sau khi cấy cần đảm bảo giữ nước thường xuyên 3-5 cm trên ruộng để hạn chế lúa cỏ mọc.

- Trong quá trình chăm sóc từ khi cấy đến làm đòng cần thường xuyên theo dõi, phát hiện sớm và loại bỏ ngay cây lúa cỏ. Khi lúa trỗ bông cần cắt bỏ sớm những bông lúa có màu sắc và dạng hình khác thường trên ruộng trước khi chín, tránh bị rụng hạt làm ảnh hưởng cho các vụ sau.



 

- Giai đoạn thu hoạch

+ Những diện tích lúa bị nhiễm trên 60% cần khoanh vùng (đắp bờ ngăn, chăng lưới mắt nhỏ ở đầu những đường dẫn nước trên ruộng…), thu hoạch riêng, tận thu, cắt sát gốc; Sau khi thu hoạch, thu toàn bộ rơm rạ trên ruộng để tiêu hủy.

+ Vệ sinh máy gặt sau khi thu hoạch lúa ở vùng bị nhiễm lúa cỏ để hạn chế lúa cỏ lây nhiễm sang các ruộng, các vùng khác nhau.

+ Sau khi thu hoạch tiến hành đưa nước tạo ẩm trên ruộng để nhử hạt lúa cỏ và các loại cỏ dại nảy mầm, sau đó bón khoảng 15-20kg vôi bột/sào, kết hợp với một số chế phẩm xử lý rơm rạ hoặc phân vi sinh như chế phẩm Sumitri, AT-YTB, phân vi sinh Azotobacterin,… Khi lúa cỏ, cỏ mọc thành cây tiến hành cày lật và ngâm dầm cho thối thân lúa cỏ; trước khi vào vụ gieo cấy tiến hành bừa kỹ, trang phẳng mặt ruộng.

Tác giả : KS. Trần Thị Doanh
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: