Một số lưu ý trong chăm sóc nuôi dưỡng Vịt Biển 15 – Đại Xuyên vùng nước mặn lợ
Để phát triển chăn nuôi vịt Biển
15 – Đại Xuyên trong vùng nước mặn, lợ. Cần thực hiện một số lưu ý sau:
1. Về con giống
Cần chọn đúng chủng loại, có
nguồn gốc rõ ràng, có kiểm dịch của cơ quan thú y, con giống đảm bảo nhanh nhẹn,
không có dị tật, lông bông, bụng gọn, mắt sáng,… Vịt Biển 15 – Đại Xuyên 01
ngày tuổi có đặc điểm bộ lông màu vàng nhạt, đầu và đuôi có bớt đen, chân và mỏ
màu vàng nhạt, trọng lượng khoảng 50 gam/con.
2. Về chuồng trại
- Do đặc điểm khí hậu vùng ven
biển thường có gió lớn nên chuồng nuôi cần phải xây dựng chắc chắn, tránh được
mưa tạt, gió lùa, đảm bảo có thể giữ ấm về mùa Đông.
- Nên chọn kiểu chuồng nuôi hở
có sân vườn và ao bơi lội để phát huy hết khả năng tốt của giống như khả năng
kiếm mồi, chất lượng thịt thơm ngon.
- Diện tích chuồng nuôi phải
phù hợp với quy mô, mật độ nuôi: Đối với vịt 1 tuần tuổi 30 – 35 con/m2;
vịt 2 – 4 tuần tuổi 15 – 20 con/m2; vịt 5 - 8 tuần tuổi 8 – 10 con/m2; vịt
hậu bị 5 – 6 con/m2; vịt đẻ 4 con/m2.
3. Về thức ăn, nước uống
- Thức ăn sử dụng nuôi vịt Biển
15 – Đại Xuyên rất đa dạng: Có thể sử dụng cám viên hỗn hợp hoàn chỉnh, thóc, gạo,
bột ngô, cá, tôm,… Thức ăn phải đảm bảo không nấm mốc, ôi thiu và đảm bảo về tỷ
lệ protein, năng lượng trao đổi phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đàn vịt:
Giai đoạn phát triển của vịt
|
Tỷ lệ protein
(%)
|
Năng lượng trao đổi (Kcal)
|
1 – 4 tuần tuổi
|
20 - 21
|
2850 – 2900
|
5 – 16 tuần
|
17 - 18
|
2850 – 2900
|
Vịt hậu bị
|
14 - 14,5
|
2850 – 2900
|
Vịt đẻ
|
17 - 17,5
|
2650 – 2700
|
- Nước uống cần đảm bảo sạch, mát và thay mới thường
xuyên. Đối với vùng nước mặn lợ nên bố trí nguồn nước ngọt cho vịt uống trong
tuần đầu. Từ tuần thứ 2 sau khi vịt đã tập nước, vịt Biển 15 – Đại Xuyên có thể
uống nước mặn, lợ tuy nhiên cần phải bố trí nguồn nước uống sạch gần máng ăn để
thuận tiện cho việc uống nước của vịt.
4. Về chăm
sóc nuôi dưỡng
Cần tuân thủ quy trình chăm sóc nuôi dưỡng vịt
theo từng giai đoạn:
- Giai đoạn úm cần lưu ý về nhiệt độ và thời gian
chiếu sáng:
Vịt 1 – 3 ngày tuổi nhiệt độ úm phải đạt 28 – 32oC,
từ ngày thứ tư trở đi mỗi ngày giảm 1oC cho đến khi đạt 25oC.
Thời gian chiếu sáng tuần đầu là 24 giờ/ngày sau
đó giảm dần về 16 -18 giờ/ ngày.
- Tập cho vịt xuống nước: Khi vịt được 10 – 12
ngày tuổi có thể cho vịt xuống nước, thời gian tập nước tốt nhất vào lúc 8 – 9
giờ sáng. Vào ngày có nắng, thả vịt ra bãi để vịt di chuyển từ từ xuống nước.
Ngày đầu chỉ cho vịt ở dưới nước 5 – 10 phút, ngày thứ 2 tăng lên 20 phút, đến
khi vịt 15 ngày tuổi có thể cho vịt tự do bơi lội dưới nước.
- Cho vịt ăn tự do đối với vịt giai đoạn úm và
nuôi thịt, cho ăn hạn chế đối với vịt giai đoạn hậu bị và giai đoạn đẻ (tùy
theo tỷ lệ đẻ); cho vịt ăn thành từng bữa để đảm bảo thức ăn luôn tươi mới. Cần
sử dụng máng ăn chuyên dụng cho vịt ăn.
5. Về Công
tác thú y
- Công tác vệ sinh thú y cần thực hiện thường
xuyên hàng ngày: Cọ rửa máng ăn, máng uống; quét dọn chuồng trại, bãi chăn thả,
thu gom rác thải để phân loại và xử lý. Đối với rác hữu cơ như phân, chất độn
chuồng đem ủ để làm phân bón; lông vịt, xác vịt chết đem đốt hoặc chôn sâu đúng
nơi quy định; vỏ thuốc thú y, vỏ lọ vắc xin sau khi sử dụng thu gom không vứt bừa
bãi ra khu vực chăn nuôi và môi trường.
- Công tác tiêu độc khử trùng cần thực hiện định
kỳ: Tuần 1 lần khi không có dịch, khi có dịch bệnh xảy ra thực hiện khử trùng
theo thông báo của cơ quan thú y.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vác xin phòng bệnh
cho đàn vịt theo đúng khuyến cáo của cơ quan thú y: Vịt 03 ngày tuổi tiêm vác
xin viêm gan; vịt 07 ngày tuổi tiêm vác xin Dịch tả lần 1; vịt 15 ngày tuổi
tiêm vác xin Cúm gia cầm; vịt 21 ngày tuổi tiêm vác xin Dịch tả lần 2, sau 6
tháng tiêm nhắc lại; vịt 45 ngày tuổi tiêm vác xin Cúm gia cầm lần 2, sau 6
tháng tiêm nhắc lại.
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi sức
khỏe của đàn vịt để phát hiện sớm và xử lý kịp thời những con bị bệnh.
Tác giả : Ths. Đào Minh Thuận