CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa nâng cao hiệu quả sản xuất

Cập nhật: 02/08/2022

    Cánh đồng Trung với diện tích gần 30 ha ở thôn La Vân 2 và La Vân 3, xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình là khu ruộng chuyên canh tác lúa của người dân nơi đây. Nhưng từ khi có các khu công nghiệp được xây dựng tại huyện Quỳnh Phụ, người trẻ tuổi đã đi làm công nhân, một số chuyển sang buôn bán, kinh doanh các mặt hàng phục vụ khu công nghiệp. Vì vậy, nhiều hộ gia đình đã không còn mặn mà với sản xuất nông nghiệp, dẫn đến diện tích đất nông nghiệp của địa phương bị bỏ hoang nhiều gây lãnh phí tài nguyên.


Nhìn cánh đồng của thôn vài chục ha bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, vốn là thanh niên dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Đình Khương đã bàn với vợ trao đổi với Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp (HTX SXKDDVNN) La Vân, xã Quỳnh Hồng cùng chi bộ, trưởng phó thôn và các hộ dân có ruộng cho anh thuê để canh tác. Ý tưởng của anh đưa ra được HTX SXKDDVNN La Vân, lãnh đạo thôn và người dân nơi đây đồng tình ủng hộ và tạo điều kiện cho anh thuê ruộng với giá 30 kg thóc/sào/năm.


Để giảm chi phí, tiết kiệm nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả sản xuất, anh mạnh dạn đưa cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất, cấy, phun thuốc bảo vệ thực vật, đến khâu thu hoạch. Hiện nay, gia đình anh cũng đã đầu tư 01 máy cày, 02 máy cấy, 01 máy gặt. Ngoài ra, khi có sâu bệnh anh thuê máy bay không người lái để phun.



Từ khi bắt đầu nhận ruộng anh đã được cán bộ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông huyện Quỳnh Phụ hướng dẫn quy trình kỹ thuật và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Mỗi năm anh sản xuất 02 vụ lúa và chỉ cấy 1 - 2 giống/ vụ. Ngoài ra, Trạm Khuyến nông huyện kết nối với các đơn vị bao tiêu sản phẩm cung cấp giống và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm. Vụ Xuân năm 2022, gia đình anh cấy 02 giống là giống lúa PM2 và DT66, trong đó: 10 ha giống PM2, 20 ha giống DT66. Tất cả thóc thương phẩm này đều đã được các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.


Trao đổi về thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất, anh cho biết: Khu ruộng mà anh đang canh tác tập được sự đồng tình ủng hộ của chính quyền địa phương, người dân nơi đây, cùng với sự nhạy bén của bản thân, anh đã mạnh dạn đầu tư cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nên bước đầu gia đình đã gặt hái được những thành công nhất định.


Về hiệu quả sản xuất anh cho biết, dự kiến vụ Xuân 2022 này nếu không chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu xảy ra, trừ tất cả chi phí anh thu lãi khoảng trên 200 triệu đồng/30ha. Như vậy, với quyết tâm không bỏ ruộng hoang cùng sự chịu khó, hăng say lao động, gia đình anh Khương mỗi năm cũng thu về trên 400 triệu đồng. Đây là khoản tiền không nhỏ đối với người sản xuất nông nghiệp.


Việc tích tụ ruộng đất, không bỏ đất hoang, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất đã đem lại nguồn thu đáng kể cho người nông dân. Đồng thời, cũng tạo ra được vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, giúp giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp của tỉnh.


Tác giả : Ths. Nguyễn Đức Chí
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: