CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Một số lưu ý chăm sóc và phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão

Cập nhật: 04/08/2022

    Mưa bão là yếu tố thời tiết bất lợi làm ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn gia súc, gia cầm. Đồng thời khi mưa to có thể gây ngập úng cục bộ, hoặc lụt trên diện rộng từ đó tạo cơ hội phát tán mầm bệnh như lở mồm long móng, tai xanh, tụ huyết trùng, tiêu chảy, viêm phổi (ở trâu bò và lợn); bệnh cúm gia cầm, gumboro, cầu trùng (ở gia cầm). Chính vì vậy các hộ chăn nuôi cần thực hiện tốt một số công việc sau đây.


1. Chuồng trại:


- Sửa chữa và chằng chống chuồng trại để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng bão, lũ. Làm rèm che chắn để tránh mưa tạt, gió lùa.


- Đối với những vùng có nguy cơ ngập lụt cần phải tôn cao nền chuồng, làm chuồng tránh lũ lụt, làm sàn kê cao. Chuẩn bị sẵn phương án di dời đàn vật nuôi nhất là con non nếu chuồng nuôi bị ngập hoặc bị tốc mái.


- Khu chứa chất thải cần bố trí xa chuồng nuôi, nguồn nước, cuối hướng gió và ở vị trí phù hợp để hạn chế ô nhiễm môi trường khi có mưa to hoặc ngập úng.



 

2. Chăm sóc, nuôi dưỡng:


- Chủ động dự trữ nguồn thức ăn cho đàn vật nuôi: thức ăn thô xanh, thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp... Thức ăn cần để trên giá, kệ kê cao trong kho riêng tránh ẩm mốc và mưa hắt ướt.


- Đảm bảo luôn có đủ nước uống sạch cho gia súc, gia cầm khi có ngập, lụt xẩy ra. Đối với các vùng chưa có nước sạch, cần khử trùng nước trước khi cho gia súc, gia cầm uống bằng cloramin B hoặc cloramin T liều lượng 1 viên/ 25 lít nước.


- Những ngày mưa bão lớn thường bị mất điện nên người chăn nuôi cần chủ động phương án thắp sáng và sưởi ấm dự phòng như máy phát điện, đèn, xăng dầu, bếp than, trấu….


3. Biện pháp vệ sinh, phòng bệnh:


- Thực hiện đầy đủ và đồng bộ các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, đặc biệt là tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định.


- Vệ sinh hệ thống thoát nước thường xuyên, không để bị tắc. Thường xuyên kiểm tra chất độn chuồng, nếu bị ướt thì phải thay mới ngay. Định kỳ vệ sinh và phun thuốc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi 2 lần 1 tuần. Đồng thời phun thuốc diệt ruồi, muỗi, côn trùng.


- Khi có mưa lớn kéo dài hoặc ngập lụt cần cho GSGC uống thuốc phòng bệnh đường hô hấp và tiêu hoá.


- Hàng ngày quan sát và theo dõi trạng thái, sức khỏe của đàn vật nuôi phát hiện khi đàn vật nuôi có biểu hiện bất thường như ủ rũ, bỏ ăn….. Phải được cách ly và điều trị kịp thời. Hoặc báo cho cơ quan thú y hoặc chính quyền địa phương và làm theo hướng dẫn, tránh hiện tượng lây lan dịch bệnh ra diện rộng.


Tác giả : BSTY. Bùi Thị Chuyên
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: