CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Phát triển kinh tế với mô hình cây măng tây

Cập nhật: 11/08/2022

    Với ý chí quyết tâm, tự tìm tòi, bản chất cần cù chịu khó lao động, muốn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất canh tác, tinh tế trong việc tìm hiểu thị trường tiêu thụ. Gia đình cô Nguyễn Thị Điền là hộ nông dân tiêu biểu với mô hình trồng Măng Tây của, xã Đông Quang, huyện Đông Hưng.


Trước đây, gia đình cô có 8 sào ruộng cấy lúa nhưng hiệu quả thấp, mặc dù đã chuyển đổi hơn 10 năm, thử trồng các cây trồng khác như chuối, rau màu…đều không mang lại hiệu quả cao. Nhận thấy măng tây là cây trồng có giá trị kinh tế, trồng một lần mà có thể thu hoạch được nhiều năm, sản phẩm nhiều người yêu thích vì có giá trị dinh dưỡng cao, cô đã nung nấu ý định trồng, tuy nhiên lúc đó chưa có điều kiện thực hiện. Năm 2021, nhân dịp xã làm đường, cô đã đầu tư thuê máy múc san đất, xây dựng cơ sở vật chất để thoả mong muốn bấy lâu.


Chia sẻ với chúng tôi, cô Điền cho biết: Cây măng tây không khó trồng, dễ chăm sóc lại ít sâu bệnh, chủ yếu là dùng phân hữu cơ để bón nên sản phẩm sạch, được thị trưởng ưa chuộng. Từ khi trồng đến khi thu hoạch lứa đầu khoảng 7 – 8 tháng, đến năm thứ hai thì cho thu hoạch liên tục. Cây măng tây chủ yếu bị bệnh nấm mốc, cây măng tây khi cây bị bệnh chỉ cần rắc vôi bột, không phun thuốc hóa học. Trước khi xuống giống phải làm đất kỹ để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh rồi bón lót bằng phân hữu cơ có thành phần là vỏ đậu, vụn bèo, rơm rạ, mùn cưa… Đặc biệt, để cây sinh trưởng tốt và cho đọt măng đẹp, người trồng phải sử dụng nước trong và sạch tưới dưỡng, cây măng tây phải thường xuyên cắt tỉa những cành già, làm cỏ, xới xáo đất tơi xốp.


Ngoài ra, cô còn lên luống phủ nilon đen để hạn chế cỏ, bón phân gà ủ hoai mục vào các luống. Sau đó cứ định kỳ 10 – 15 ngày sau khi cây cho thu hoạch, bón thêm NPK để cây có thêm dinh dưỡng nuôi ngọn. Vì vậy, ngoài giá trị dinh dưỡng cao, măng tây được coi là loại rau sạch tự nhiên…



Đầu tư ban đầu cho mỗi sào (360 m2) măng tây bao gồm: tiền giống, vật liệu làm giàn, phân bón, hệ thống tưới hết khoảng 10 – 15 triệu, tuy nhiên mỗi chu kỳ thu hoạch từ 8 – 10 năm nên tính ra chi phí đầu tư không phải là cao. Sau 8 tháng trồng, cây măng tây bắt đầu cho thu hoạch. Hiện nay, trung bình mỗi ngày, cô thu được 20 – 30 kg măng tây, với giá bán 70.000đ – 80.000đ/kg, mỗi tháng thu về hơn 50 triệu đồng.Ngoài ra, cô còn cung cấp cây giống măng tây cho những ai có nhu cầu với giá bán 9.000đ/ cây.


Từ mô hình trồng măng tây của cô Điền cho thấy một minh chứng về thành công từ sự nỗ lực trong làm nông nghiệp, về sự năng động, chủ động thay đổi tư duy canh tác, tìm kiếm thị trường, khẳng định được nhiệt huyết khi lập thân, lập nghiệp trên mảnh đất quê hương. Từ đây, mở ra cơ hội mới, hướng đi mới cho nông dân các địa phương trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chung tay xây dựng thương hiệu măng tây Thái Bình trở thành sản phẩm sạch, chất lượng đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong và ngoài tỉnh xa hơn nữa là xuất khẩu.


Theo các tài liệu khoa học, măng tây là loại rau cao cấp, có hàm lượng dinh dưỡng cao gồm protein, đường, nhiều khoáng chất như kali, magie, canxi, sắt, kẽm và các loại vitamin… Hơn nữa, măng tây còn rất giàu dược tính, có tác dụng lợi tiểu, chữa táo bón, chống lão hoá, làm giàu sữa mẹ, giúp ổn định huyết áp… Măng tây có thể chế biến thành nhiều món ngon, bổ dưỡng, với các món xào lẫn tôm, thịt bò, thịt gà, hoặc các món súp, nộm…


Tác giả : Ks. Trần Thị Lương
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: