- Nhiệt độ trung bình trên
phạm vi cả nước từ tháng 12/2022 – 01/2023 phổ biến ở mức xấp xỉ trung bình nhiều
năm; riêng tháng 1 năm 2023 khu vực Bắc bộ cao hơn khoảng 0,50C, khu
vực Tây Bắc Bộ cao hơn khoảng 0,50C, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ thấp
hơn 0,50C so với trung bình nhiều năm.
- Lượng mưa: Từ tháng
12/2022 đến tháng 02/ 2023 tại Bắc bộ phổ biến ít mưa, tổng lượng mưa ở mức thấp
hơn trung bình nhiều năm từ 5 – 15 mm, riêng tháng 12/2022 tại khu vực Nam Đồng
bằng và một số tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ có tổng lượng mưa xấp xỉ so với
trung bình nhiều năm.
Như vậy theo dự báo vụ
xuân năm 2023 thời tiết các tỉnh phía Bắc thuộc dạng hình vụ đông hơi lạnh, nhiệt
độ trung bình tháng khi gieo cấy tương đương trung bình nhiều năm, tháng 1/2023
nhiệt độ trung bình dưới 200C; tháng 2 vẫn duy trì nhiệt độ dưới 200C.
Vì vậy để đảm bảo vụ Xuân 2023 thắng lợi bà con cần lưu ý một số biện pháp kỹ
thuật sau:
1. Giống:
Ưu tiên sử dụng giống lúa ngắn ngày, phù hợp với nhu cầu thị trường; giống có
khả năng thích ứng điều kiện ngoại cảnh và chống chịu tốt với sâu, bệnh hại (đặc
biệt bệnh đạo ôn vụ Xuân); nên sử dụng các giống lúa của các công ty giống có uy tín và được cơ quan có thẩm
quyền cho phép lưu hành. Cụ thể với nhóm lúa chất lượng Bắc thơm số 7, Đài thơm
8, nếp ngắn ngày, nhóm giống Japonica…; nhóm năng suất TBR1, Thiên ưu 8,
TBR225, ĐH 12, VNR20… và nhóm lúa lúa lai…
Lưu
ý:
Thực hiện tốt khâu ngâm ủ và chăm sóc để mộng mạ khỏe, tăng khả năng chống chịu
cho cây lúa sau này. Trước
khi ngâm nên phơi hạt dưới nắng nhẹ 1 - 2 giờ để diệt một số nấm bệnh trên hạt
và kích thích hạt hút nước nhanh, hạt giống sẽ mọc đều. Để phòng bệnh Lùn sọc đen và kích thích cho hạt giống
phát triển khỏe cần xử lý hạt giống bằng 1 số chế phẩm như CRUISER PLUS hoặc
ENALDO,... trước khi gieo; kiểm tra và phun trừ rầy cho mạ trước khi mang ra ruộng
cấy.
2.
Thời vụ:
- Thời vụ lúa xuân: Gieo
mạ từ ngày 25/01 đến ngày 06/02/2023 (Tức
ngày 04 đến ngày 16 tháng giêng năm Quý Mão, xung quanh tiết Lập Xuân) theo
phương thức gieo mạ non trên nền đất cứng có khung vòm phủ nilon trắng để chống
rét, thuận tiện chăm sóc, bảo vệ mạ; cấy khi cây đạt 2,5-3,0 lá, kết thúc cấy
trước ngày 25/02/2023. Đối với gieo mạ khay, lựa chọn giá thể gieo mạ phù hợp,
chú ý chống rét, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây mạ trên khay gieo, đảm
bảo cây mạ đủ tiêu chuẩn cho cấy máy;
Lưu
ý:
Chủ động phòng chống rét cho mạ; gieo tăng 5 – 10% mạ dự phòng; chuẩn bị thóc
giống ngắn ngày để dự phòng khi thời tiết không thuận lợi xảy ra; không gieo cấy
khi nhiệt độ dưới 150C.
3.
Làm đất: Tập trung vệ sinh đồng ruộng, cày lật đất phơi ải, dọn
sạch cỏ bờ để cắt nguồn sâu, bệnh hại đặc biệt là nguồn rầy mang virus Lùn sọc
đen cư trú trên ký chủ phụ như cỏ dại, éo lúa… Tùy từng chân đất mà có biện
pháp làm đất phù hợp. Riêng đối với các vùng chua, trũng, các xã ven biển chủ động
lấy nước, giữ nước mặt ruộng để hạn chế xâm nhập mặn, không để ải xác, nên thực
hiện theo phương châm “Tiền ải non, hậu dầm ngấu”. Tiến hành nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, tiến
hành thau chua, rửa mặn, rửa phèn cho toàn bộ diện tích gieo cấy. Nên
sử dụng 1 số chế phẩm xử lý rơm rạ để thúc đẩy quá trình phân giải các tàn dư
nhanh hơn, góp phần cải tạo đất. Các vùng bị nhiễm lúa cỏ cần chủ động việc
phòng trừ lúa cỏ ngay sau khi thu hoạch bằng việc đưa nước, giữ ẩm cho lúa cỏ mọc
và tiến hành cày dầm để tiêu hủy.
4. Phân bón: Sử dụng phân bón NPK chuyên dùng cho cây lúa của các
công ty uy tín, chất lượng như: Việt Nhật, Lâm Thao, Văn Điển, Bình Điền,...
Bón phân theo quan điểm bón lót sâu; bón thúc sớm, bón tập trung bằng các loại
phân bón NPK chuyên thúc cho lúa có hàm lượng đạm và kali cao như các loại
16:5:17, 17:5:16, 12:5:10 ... với lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Khi
lúa bắt đầu phân hóa đòng, tùy điều kiện cụ thể và loại giống có thể bổ sung từ
3-5 kg Kaly/sào hoặc 3 – 5 kg NPK loại có hàm lượng kali cao để cung cấp đủ
dinh dưỡng nuôi đòng, nuôi hạt.
Lưu ý: Không
nên bón đạm đơn, bón phân lai rai làm kéo dài thời gian đẻ nhánh, phát triển
thân lá, ruộng lúa um tùm đây là điều kiện cho sâu bệnh hại phát sinh gây hại.
Tuyệt đối không bón phân và các chất kích thích sinh trưởng khi nhiệt độ thấp
dưới 150C hoặc ruộng lúa đang bị bệnh nặng. Tăng cường sử dụng phân
bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh, tận dụng tối đa nguồn phân hữu cơ tại địa phương để
giảm chi phí đầu vào và bảo vệ môi trường.
5. Nước tưới: Điều tiết nước hợp lý giúp cây lúa sinh trưởng phát triển
cân đối, chống đổ tốt, điều tiết nước theo phương thức “Ướt - khô xen kẽ” hay
“nông - lộ - phơi”.
6. Sâu bệnh hại: Với phương châm phòng
là chính vì vậy cần thường xuyên kiểm
tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời sâu bệnh hại và phòng trừ theo hướng dẫn của
Chi cục trồng trọt và BVTV.
Tác giả : Ths. Nguyễn Thanh Phong