CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
(Trích) KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT NĂM 2023

Cập nhật: 11/01/2023

    (Kế hoạch số 43/KH-SNNPTNT-TTBVTV ngày 12/12/2022)


 


2. Tổ chức sản xuất trồng trọt:


2.1. Vụ Xuân, vụ Hè năm 2023:


2.1.1. Về chủ trương:


- Diện tích lúa vụ Xuân đạt 75.000ha, năng suất vụ Xuân trên 70 tạ/ha, sản lượng 525 nghìn tấn; diện tích cây màu xuân thấp nhất phải đạt 15.000ha; cây màu hè thấp nhất đạt 11.000ha;


- Cơ cấu giống lúa: Sử dụng các giống lúa cấp 1 hoặc giống xác nhận, lúa chất lượng cao chiếm 40-45% tổng diện tích gieo cấy, trọng tâm là các giống: Bắc thơm số 7, Đài thơm 8, nếp ngắn ngày... và các giống nhóm Japonica, TBR225...; nhóm giống lúa năng suất cao chiếm 55-60% tổng diện tích gieo cấy, trọng tâm là các giống: TBR1, Thiên ưu 8, VNR20, BC15, ĐH 12, BQ...


- Thời vụ lúa xuân: Gieo mạ từ ngày 25/01 đến ngày 06/02/2023 (Tức ngày 04 đến ngày 16 tháng giêng năm Quý Mão, xung quanh tiết Lập Xuân) theo phương thức gieo mạ non trên nền đất cứng có khung vòm phủ nilon trắng để chống rét, thuận tiện chăm sóc, bảo vệ mạ; cấy khi cây đạt 2,5-3,0 lá, kết thúc cấy trước ngày 25/02/2023. Đối với gieo mạ khay, lựa chọn giá thể gieo mạ phù hợp, chú ý chống rét vào vụ Xuân, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây mạ trên khay gieo, đảm bảo cây mạ đủ tiêu chuẩn cho cấy máy;


- Mở rộng diện tích lúa gieo cấy bằng máy 15.000ha, khuyến khích nông dân bỏ bờ ngăn để mở rộng quy mô đồng ruộng thuận tiện cho cơ giới hóa; khuyến khích nông dân mua và sử dụng thiết bị sấy để hạn chế tổn thất sau thu hoạch.


- Tiếp tục hoàn thiện các chuỗi sản xuất lúa gạo, xây dựng nhãn hiệu lúa gạo cho một số địa phương có lợi thế để tiến tới xây dựng thương hiệu gạo tỉnh Thái Bình.


2.1.2. Các biện pháp kỹ thuật:


* Đối với sản xuất lúa xuân:


- Vệ sinh đồng ruộng và cày lật đất: Tập trung vệ sinh đồng ruộng, cày lật đất phơi ải, làm thủy lợi nội đồng xong trước ngày 10/12/2022; khuyến cáo nông dân không đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường và làm gia tăng phát thải nhà kính từ khu vực sản xuất lúa gạo; ở những vùng bị nhiễm về lúa cỏ cần chủ động việc phòng trừ lúa cỏ ngay sau khi thu hoạch lúa mùa bằng cách đưa nước, giữ ẩm cho lúa cỏ mọc và tiến hành cày dầm để tiêu hủy lúa cỏ trước vụ sản xuất lúa xuân


- Điều hành nước cho sản xuất vụ Xuân (có Đề án riêng): Quan điểm sử dụng nước cho sản xuất lúa xuân cần tiết kiệm và theo hướng nông - lộ - phơi để tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng khỏe, hạn chế sâu bệnh; việc thau chua, rửa mặn cần được tiến hành ở các vùng ven sông, cửa biển có nguy cơ xâm nhập mặn cao.


- Sử dụng phân bón: Tận dụng tối đa nguồn phân hữu cơ tại địa phương và khuyến cáo nông dân quay lại sử dụng phân hữu cơ để giảm chi phí đầu vào và bảo vệ môi trường. Bón phân theo quan điểm bón lót sâu, thúc sớm, bón theo nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng; nhân rộng các mô hình sử dụng các loại phân nén, phân dúi bón một lần vào thời điểm làm đất để tiết kiệm lao động, tăng hiệu quả sản xuất cho nông dân; khuyến cáo nông dân lựa chọn các loại phân bón NPK có hàm lượng cao, phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh để sử dụng nhằm đảm bảo chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường.


- Bảo vệ thực vật: Xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc phòng trừ chuột, bệnh lùn sọc đen, lúa cỏ ngay từ đầu vụ sản xuất theo phương châm phòng là chính; dự báo sớm, chính xác các đối tượng dịch hại cây trồng ngay từ đầu vụ để triển khai hướng dẫn nông dân; triển khai các giải pháp phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc lúa theo quy trình IPHM để hạn chế sử dụng thuốc BVTV và gắn bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm....


* Đối với cây màu xuân:


- Cây khoai tây: Mở rộng diện tích khoai tây trên chân đất cao, sử dụng các giống có năng suất cao, chống chịu bệnh như: Solara, Marabel nhân giống ở vụ Xuân, bảo quản trong kho lạnh để làm giống cho sản xuất vụ Đông; thời vụ trồng trong tháng 12/2022.


- Cây ngô: Sử dụng các giống ngô lai năng suất cao, ngô sinh khối phục vụ cho chăn nuôi, ngô nếp, ngô đường; thời vụ gieo từ 15 - 31/01/2023.


- Cây lạc: Sử dụng giống năng suất cao, chất lượng tốt như: L14, TB25… để mở rộng diện tích. Thời vụ gieo trồng từ 20/01/2023 đến 10/02/2023.


- Các loại rau màu khác: Bố trí trồng thành vùng, rải vụ để thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, tránh việc bị ép giá và không tiêu thụ được khi thu hoạch rộ.


* Cây màu Hè: Mở rộng quỹ đất trồng cây màu hè, đặc biệt là cây màu hè xen đất 2 lúa; cần bố trí vùng trồng các loại cây như dưa bí, ngô, đậu đỗ tạo vùng nguyên liệu để liên kết tiêu thụ sản phẩm.


Thời vụ: Gieo trồng kết thúc trong tháng 5/2023; áp dụng kỹ thuật làm bầu, trồng xen, trồng gối để tận dụng thời vụ.

 

Tác giả : Trung tâm Khuyến nông
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: