1. Lưu ý chăm sóc mạ xuân
Thời điểm này bắt đầu gieo mạ đại trà, để mạ cứng cây, đanh dảnh, bà
con cần lưu ý:
Với vụ xuân, nhiệt độ
thấp, cần dùng
nước ấm (khoảng 540C) để ngâm ủ, nên ủ vào thùng xốp hoặc hố đất,
đống rơm rạ… để đảm bảo nhiệt độ.
Nên dùng lân supe hoặc
NPK có hàm lượng lân cao đảo cùng giá thể gieo mạ, giúp mạ phát triển bộ rễ,
cứng cây và tăng khả năng chống rét.
Cần che phủ bằng nilon trắng cho mạ cả ngày lẫn đêm, khi nhiệt độ trên 150C,
trời có nắng ấm ban ngày nên mở hé 2 đầu luống mạ. Với mạ nền cứng cần tưới đủ
ẩm, với mạ dược khum khi mạ lên mũi chông đưa nước vào láng chân giữ ấm gốc mạ.
Hòa loãng lân Supe để tưới bổ sung hoặc rắc tro bếp, xỉ than giữ ấm gốc mạ.
Không được phun kích thích sinh trưởng và bón phân đạm cho mạ.
Mạ vụ Xuân, dễ có hiện tượng bị chết chòm, biểu hiện mạ biến vàng thành
từng chòm, nhổ lên thấy rễ đen sau đó lụi và lan dần ra diện tích rộng hơn, cần đưa mạ ra ruộng cấy ngay nếu mạ đủ tuổi và nhiệt độ trên 150C.
Nếu chưa có ruộng cấy hoặc mạ còn non có thể gửi mạ ra ruộng, hoặc be bờ luống
mạ cao, đưa nước sạch vào ngâm qua một đêm, hôm sau tháo hết đi, làm từ 2 – 3
lần như vậy, sau đó phun hỗ trợ bằng các chế phẩm như Siêu lân, Penac P,…
2. Lưu ý làm đất vụ xuân
Đến
thời điểm này, cần chủ động làm tốt công tác vệ sinh đồng ruộng như: vạc
bờ, cuốc góc, cắt sạch cỏ bờ để cắt nguồn sâu bệnh hại, nhất là bệnh lùn sọc
đen. Đối với những chân thấp trũng chua phèn kìm hãm cần bón thêm 20-25 kg vôi
bột/sào. Tận dụng tối đa nguồn phân hữu cơ, phân vi sinh để tăng cường độ phì
cho đất. Chuẩn bị đầy đủ NPK chuyên lót để bót trước bừa cấy 1-3 ngày hoặc bón
trước lần san phẳng ruộng hoặc ngay sau khi san phẳng ruộng.
Ngày 23/01 đến 31/01/2024 hồ Thủy điện đã xả nước đổ ải, các địa phương cần tận dụng nguồn
nước để ngâm dầm, thay chua, rửa phèn mặn, đặc biệt với các huyện ven biển,
chân ruộng thấp trũng, chua phèn kìm hãm cần lưu ý khâu thau chua, rửa mặn để
hạn chế hiện tượng bị ngộ độc sau cấy.
Tác giả : Ks. Phạm Thị Tươi