CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà tím

Cập nhật: 23/05/2024

    Cà tím hay còn gọi là cà nâu, cà dái dê có tên khoa học là Solanum melongena L; là một loại cây dễ trồng, cho năng suất cao và nhanh được thu hoạch. Cà tím mang lại những lợi ích sức khỏe vô cùng tuyệt vời. Trong quả cà tím chứa nhiều vitamin C, K, B6, khoáng chất, chất xơ và đặc biệt không có chứa cholesterol và các chất béo bão hòa.

     1. Thời vụ


     Cây cà tím ưa nắng, không chịu được lạnh nên cần tránh trồng vào những tháng giá rét, trời âm u như tháng 11, 12 và tháng 01. Tại Thái Bình thích hợp gieo trồng từ tháng 5 – 6, thu hoạch vào tháng 8, 9 và 10.


     2. Chuẩn bị đất và cách trồng


     - Chuẩn bị đất: Cây cà tím không kén đất, chỉ cần đất tơi xốp, ít chua  phèn, dễ thoát nước như:  Đất phù sa, đất xám, đất đỏ,… Tiến hành dọn sạch cỏ dại, làm đất và bón lót trước khi trồng.


     - Hạt giống: Tiến hành lựa chọn hạt giống và ngâm trong nước lạnh từ 24 đến 30 giờ sau đó vớt ra và ngâm trong nước ấm với nhiệt độ khoảng 500C khoảng 1,5 giờ. Như vậy sẽ giúp hạt được mềm hơn và quá trình nảy mầm cũng nhanh hơn. Sau đó, ủ hạt trong vải ẩm cho đến khi nứt nanh rồi mới đem gieo. Có thể gieo hạt giống vào khay hoặc vào bầu; mỗi ô, bầu 1 – 2 hạt. Lấp lên trên bề mặt một lớp đất mỏng và tưới nước nhẹ.


     - Cách trồng: Nên trồng bằng cây con, sau khoảng 20 - 25 ngày, khi cây cao khoảng 15cm, lựa chọn những cây khỏe mạnh đem ra ruộng trồng. Mật độ trồng: cây x cây = 50 cm, hàng x hàng = 70 cm. Nên trồng cây vào buổi chiều mát. Sau khi trồng, nên tưới nhẹ để cây nhanh bén rễ.


 


     3. Chăm sóc và bón phân


     - Chăm sóc: Vào mùa nắng nóng nên tưới nước mỗi ngày 1 lần vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tủ gốc bằng rơm hay bèo bồng. Giai đoạn cây ra hoa và quả không được để ruộng cà tím thiếu nước, cây sẽ ra hoa kém và giảm năng suất, đồng thời trái cũng không được to. Trồng vào mùa mưa, phải có rãnh thoát nước tốt. Nếu bị ngập nước cây cà tím sẽ chết. Ngoài ra, cần cắt tỉa, làm cỏ xới xáo và vun gốc kết hợp bón phân. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra đồng ruộng để sớm phát hiện những đối tượng gây hại trên cây cà tím như: sâu xám, sâu xanh, sâu vẽ bùa, ốc sên, các loại nấm bệnh,… để có biện pháp xử lý kịp thời.


     - Bón phân:


     Bón lót: Sử dụng phân chuồng hoai mục với lượng 3,5 – 5,5 tạ/sào hoặc phân hữu cơ vi sinh với lượng 18 – 20 kg/sào bón lót trước khi trồng. Sau trồng từ 10 đến 15 ngày có thể hòa loãng lân để tưới giúp cây phát triển khỏe.


     Bón thúc: Sau trồng 20 ngày tiến hành bón thúc kết hợp làm cỏ, xới xáo đất. Sử dụng phân bón NPK chuyên dụng với lượng 6 – 7 tạ/ha, chia đều làm 3 lần bón thúc. Nên bón vùi phân vào đất để phân không bị bốc hơi, rửa trôi. Giữa các lần bón thúc và trong thời gian thu hoạch có thể kết hợp phun thêm phân bón lá.


     4. Thu hoạch


     Sau từ 2,0 – 2,5 tháng có thể tiến hành thu hoạch cà tím. Cứ 3 ngày hái cà 1 lần và cứ như vậy kéo dài 4 - 5 tháng. Năng suất trung bình khoảng 80 – 90 tấn/ha.



Tác giả : Ks. Phạm Thị Tươi
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: