1. Nếu cá đã đạt
được kích cỡ thương phẩm thì nên thu hoạch ngay để tránh thiệt hại, có thể thu tỉa
hoặc san thưa nhằm giảm mật độ cá nuôi trong lồng.
- Vệ sinh, cọ rửa lồng, lưới bảo đảm lồng nuôi
được thông thoáng. Loại bỏ hết cây que, rác thải xung quanh khu vực lồng bè
nuôi. Củng cố lại các dây neo, phao, lồng, lưới để tránh bị dòng chảy cuốn
trôi.
- Lắp đặt thêm lưới chắn trên mặt lồng đề phòng trường
hợp sóng đánh mạnh hất cá ra ngoài gây thất thoát. Thường xuyên kiểm tra, gia
cố lồng bè trước mỗi mùa bão lũ.
- Thiết kế tấm chắn sóng có kết cấu hình chữ V ở phía
đầu hệ thống lồng bè nhằm giảm áp lực
nước, ngăn rác thải, cây que tác động lên hệ thống lồng bè.
2. Theo dõi khả năng bắt mồi của cá trong những tháng
chuyển mùa và những ngày thời tiết thay đổi để kịp thời điều chỉnh lượng thức
ăn cho phù hợp, tránh dư thừa, lãng phí gây ô nhiễm môi trường. Trong những
ngày mưa bão không cho cá ăn hoặc giảm lượng thức ăn xuống dưới 50%.
- Nếu có điều
kiện bà con nên di chuyển lồng, bè nuôi vào những nơi kín gió, có dòng chảy nhẹ trước khi có bão lũ lớn xảy
ra. Đặc biệt phải chú ý đến tình trạng khung lồng bị dòng nước lũ hoặc gió bão
làm vỡ, cuốn trôi làm mất cá.
3. Sau khi bão lũ đi qua vệ sinh, kiểm tra ngay lồng
lưới, phát hiện xử lý các vết rách, di chuyển lồng bè về vị trí ban đầu, gia cố,
sửa chữa lại hệ thống dây neo, lồng lưới.
- Tăng cường cho cá ăn thức ăn có chất lượng cao, sử
dụng thuốc phòng bệnh trộn vào thức ăn để phòng bệnh cho cá, bổ sung các loại Vitamin C, khoáng chất cần thiết để tăng sức đề kháng cho cá.
- Thường xuyên
kiểm tra, theo dõi sức khỏe của cá nuôi trong lồng, nếu phát hiện cá bị bệnh cần
cách ly những lồng cá nuôi bị bệnh bằng cách kéo xuống vị trí cuối dòng nước,
kịp thời trị bệnh cho cá. Khi thấy bệnh có khả năng lây lan phải xử lý ngay để
tránh thiệt hại có thể xảy ra.