-
Đối với những diện
tích lúa mới tỉa dặm, cấy lại, sinh trưởng phát triển chậm phải khẩn trương bón
phân thúc đồng thời giữ nước nông mặt ruộng đảm bảo cho lúa đẻ nhánh tối đa và
tăng cường sức đề kháng cho cây lúa. Nên sử dụng các loại phân bón tổng hợp NPK
chuyên dùng cho lúa (như loại 16:5:17, 12:5:10, 16:16:8...) và bón thúc tập
trung, tuyệt đối không bón phân lai rai.
- Đối với diện tích lúa đẻ nhánh tối
đa, cần rút nước phơi mặt ruộng, hạn chế đẻ nhánh vô hiệu, giúp rễ lúa ăn sâu,
cứng cây, tạo nhiều
lóng đốt... làm tăng khả năng chống đổ, hạn chế sâu bệnh và tập trung dinh
dưỡng cho nhánh hình thành bông.
- Đối với diện tích lúa chuẩn bị bước
vào giai đoạn đứng cái, làm đòng tùy thuộc vào tình hình sinh trưởng của cây,
điều kiện thời tiết có thể bón đón đòng 2 - 4 kg Kali/sào hoặc sử dụng 3-4 kg
NPK có hàm lượng kali cao để bón. Giữ mực nước nông cho đến khi lúa vào chắc
mẩy.
- Do điều kiện thời
tiết vụ Mùa có mưa nhiều và nắng nóng xen kẽ là điều kiện thuận lợi cho các đối
tượng sâu, bệnh phát sinh gây hại đặc biệt là bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi
khuẩn,… Vì vậy bà con cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện các đối
tượng gây hại để kịp thời xử lý theo khuyến cáo của ngành chuyên môn.
- Lưu ý
đối với bệnh lùn sọc đen, nếu phát hiện những khóm lúa có biểu hiện như: Cây biến
dạng thấp lùn, lá xanh đậm xoắn lại, lá rách hình chữ V, rễ ngắn cứng, đâm
ngang,... cần báo ngay cho Hợp tác xã đồng thời nhổ bỏ và tiêu huỷ kết hợp với
việc phun trừ rầy lưng trắng để hạn chế môi giới truyền bệnh.
Tác giả : Ks. Phạm Thị Tươi