1. Chăm
sóc mạ khi gặp rét đậm, rét hại
+ Khi gieo mạ xong bà con nên dùng nilon trắng
phủ kín cho luống mạ vừa giữ ấm cho cây mạ đồng thời
cây mạ vẫn có khả năng quang hợp.
+ Khi mạ
lên mũi chông thì rắc đất ải đập nhỏ trộn tro bếp mục hoặc sỉ than và luôn giữ ẩm
thường xuyên cho mạ, tuyệt đối không để mạ khô.
+ Trước
khi đưa mạ đi cấy cần tôi luyện cây mạ khoảng 4-6 ngày để cây mạ quen với môi trường
bên ngoài bằng cách: ban đầu mở hé nilon 2 đầu luống mạ khoảng 2 ngày sau đó mở
nilon hết cả luống
+ Đối với diện tích mạ khay,
nếu gặp thời tiết rét đậm rét hại, bà con nhanh chóng chuyển khay mạ ra ngoài
ruộng xếp thành từng luống, dùng khum vòm và nilon trắng phủ kín luống mạ, sau
đó đưa nước vào láng chân để giữ ấm cho cây mạ.
2. Xử lý mạ khi gặp hiện tượng chết chòm
Những diện tích mạ bị chết chòm với biểu hiện mạ biến vàng thành từng
chòm, nhổ lên thấy rễ đen; sau đó lụi và lan dần ra diện tích rộng hơn. Cần đưa
mạ ra ruộng cấy ngay nếu mạ đã đủ tuổi và thời tiết ấm nhiệt độ >15oC.
Nếu chưa có ruộng cấy
hoặc mạ còn non cần gửi mạ ra ruộng hoặc be bờ xung quanh luống mạ, đưa nước
sạch vào ngâm qua 1 đêm hôm sau tháo hết đi, làm liên tiếp 2-3 lần. Sau đó sử
lý bằng nước vôi trong kết hợp phun chế phẩm Pennac P; siêu lân và thuốc phòng
trừ khô vằn như Anvill, validacin… sẽ hạn chế mạ bị chết chòm.
Tác giả : Ths. Đỗ Thị Ngân