CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
NGHỊ QUYẾT CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ SỐ 07 - NQ/TU

Cập nhật: 26/07/2019

   

TỈNH ỦY THÁI BÌNH

Số 07-NQ/TU

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Thái Bình, ngày 14 tháng 6 năm 2019

 

NGHỊ QUYẾT

 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ

  Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết giai đoạn 2019 - 2025 và những năm tiếp theo

 


Để khai thác, phát huy mạnh mẽ những tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong phát triển chăn nuôi đại gia súc, góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành chăn nuôi, cơ cu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững và chuyển đổi sinh kế cho người chăn nuôi, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết giai đoạn 2019 - 2025 và những năm tiếp theo.

A - ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

Những năm qua, cấp uỷ, chính quyền các cấp trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển ngành chăn nuôi, tập trung vào các đối tượng con vật nuôi chủ lực là lợn và gia cầm (gà); tích cực chuyển đổi phương thức chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang chăn nuôi gia trại, trang trại tập trung, quy mô lớn, từng bước đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính; nhiều giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất như lợn ngoại siêu nạc, gà màu thả vườn, bò lai sind..., góp phần quan trọng vào tăng trưởng ngành chăn nuôi, nâng cao thu nhập và đời sống người chăn nuôi. Đến nay, ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng 43% giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh; tăng trưởng bình quân đạt 3,8%/năm, vượt mục tiêu kế hoạch 5 năm đề ra là 3,5%/năm; trong đó, chăn nuôi lợn phát triển khá mạnh với tổng đàn lợn thời điểm cuối năm 2018 đạt trên 1 triệu con, chiếm tỷ trọng 62% giá trị sản xuất ngành chăn nuôi; đàn gia cầm trên 13 triệu con; đàn trâu, bò gần 55.000 con, trong đó đàn bò gần 50.000 con, tăng trên 6.700 con so với năm 2015.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành chăn nuôi của tỉnh còn một số hạn chế, bất cập như: Chăn nuôi theo phương thức chăn thả nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư còn chiếm tỷ trọng lớn (trên 80% tng đàn gia súc, gia cầm). Chưa hình thành các chuỗi liên kết trong chăn nuôi gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động xúc tiến thương mại, chế biến sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức. Tình trạng ô nhiễm môi trường và dịch bệnh trong chăn nuôi chưa được kiểm soát chặt chẽ. Cơ chế, chính sách chưa hấp dẫn các nhà đầu tư lớn, nhất là lĩnh vực chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm còn bất hợp lý; đối tượng con vật nuôi chủ lực hiện nay là lợn và gia cầm - là những con vật nuôi chịu ảnh hưởng của nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Đặc biệt, từ tháng 02/2019 đến nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã phát sinh, gây thiệt hại nghiêm trọng cho chăn nuôi lợn, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành nông nghiệp và đời sống của người chăn nuôi trong tỉnh. Mặc dù, các cấp uỷ, chính quyn, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã kịp thời triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống, bao vây, dập dịch, nhưng đến nay dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi còn ảnh hưởng đến đàn lợn trong thời gian dài, chưa thể tái đàn ngay sau khi dịch được khống chế.

Chăn nuôi trâu, bò hiện nay chưa được chú trọng phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Quy mô đàn trâu, bò còn nhỏ (55.000 con); sản lượng thịt trâu, bò xuất chuồng mới đạt khoảng gần 9.000 tn/năm, bằng 3,3% sản lượng thịt gia súc, gia cm toàn tỉnh; trong khi đó trâu, bò là đối tượng con vật nuôi có khả năng chống chịu và kiểm soát dịch bệnh tốt, có giá trị kinh tế cao; nhu cầu tiêu thụ thịt trâu, bò của người dân ngày càng tăng. Mặt khác, Thái Bình có nhiều điều kiện rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi trâu, bò, nhất là nuôi trâu, bò thịt, như: Người dân cần cù, chịu khó, có trình độ thâm canh cao trong sản xuất nông nghiệp; diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (lúa, ngô...) hàng năm khoảng 228 nghìn ha, tạo ra ngun nguyên liệu rất lớn để làm thức ăn (tinh, thô,...) và đệm lót sinh học cho chăn nuôi trâu, bò; các vùng bãi ven sông với diện tích lớn, cách xa khu dân cư, đất đai màu mỡ, phù hợp với trồng các loại cây làm nguyên liệu thức ăn và phát triển các trang trại chăn nuôi trâu, bò tập trung...

Từ tình hình trên, đặt ra vấn đề cần phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khai thác, phát huy có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển mạnh đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết, góp phần thúc đy chuyển đổi cơ cu ngành chăn nuôi, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững và chuyển đổi sinh kế cho người dân trên địa bàn tỉnh.

B- QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

I- Quan điểm

1- Phát triển đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết gắn với bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh theo hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tun hoàn là yêu cầu tất yếu khách quan, là quá trình đổi mới và sáng tạo, có ý nghĩa chiến lược, lâu dài, bảo đảm phát triển chăn nuôi hiệu quả, bền vững, đòi hỏi phải được thực hiện kiên trì, có bước đi vững chắc, lộ trình phù hợp với đặc điểm của từng địa phương.

2- Chuyn đổi cơ cấu chăn nuôi theo hướng tăng tỷ trọng đàn trâu, bò; phát triển trâu, bò thương phẩm trở thành một trong những đối tượng con vật nuôi chủ lực của tỉnh, góp phần đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính và tạo sinh kế mới, bảo đảm đời sng người chăn nuôi.

3- Phát triển đàn trâu, bò thương phẩm năng suất, chất lượng cao phải dựa trên đy mạnh ứng dụng có hiệu quả những tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong chăn nuôi và khai thác, phát huy mạnh mẽ các tiềm năng, lợi thế của địa phương, bảo đảm hiệu quả kinh tế, vệ sinh môi trường.

4- Chú trọng phát triển đàn trâu, bò cái nền đạt chuẩn để chủ động sản xuất con giống trâu, bò thương phẩm cao sản; đồng thời, đy mạnh phát triển chăn nuôi trâu, bò thương phẩm ở các nông hộ có điều kiện về vốn đầu tư, kiến thức, kỹ thuật... kết hợp với chăn nuôi trâu, bò tập trung, quy mô lớn của doanh nghiệp "hạt nhân" theo các chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, tổ (đội) hợp tác và các hộ chăn nuôi; giữa doanh nghiệp với các hộ chăn nuôi và giữa các hộ chăn nuôi với nhau.

5- Phát triển chăn nuôi trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và mỗi người dân trong tỉnh, trước hết là vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, tổ chức đảng, quản lý của chính quyền và phối hợp, hướng dẫn của các ngành chức năng, tổ chức đoàn thể trong quá trình thực hiện.

II- Mục tiêu

1- Mục tiêu chung

Phát triển đàn trâu, bò thương phẩm có năng suất, chất lượng cao theo chuỗi liên kết, bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh, trở thành một trong những đối tượng con vật nuôi chủ lực của tỉnh, góp phần đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính nhằm chuyển đổi sinh kế, bảo đảm đời sống của người chăn nuôi và thúc đy chuyển đổi cơ cu ngành chăn nuôi, cơ cu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, hiệu quả, bền vững.

2- Mục tiêu cụ thể

- Đến hết năm 2020:

+ Tổng đàn trâu, bò trong tỉnh đạt 70 nghìn con trở lên; đàn trâu, bò cái nền 30 nghìn con trở lên; trong đó đàn trâu, bò cái nền đạt chuẩn có 20.000 con trở lên.

+ Tỷ trọng chăn nuôi chiếm khoảng 45% giá trị sản xuất nông nghiệp. Tỷ trọng chăn nuôi trâu, bò chiếm 5,0% giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.

+ Xây dựng được 2 trại “lõi” trở lên đầu tư chăn nuôi trâu, bò theo chuỗi liên kết.

- Đến hết năm 2025:

+ Tổng đàn trâu, bò trong tỉnh đạt 180 nghìn con trở lên; trong đó đàn trâu, bò cái nền đạt chuẩn 80 nghìn con trở lên.

+ Tỷ trọng chăn nuôi chiếm 48-50% giá trị sản xuất nông nghiệp. Tỷ trọng chăn nuôi trâu, bò chiếm 18-20% giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.

+ Xây dựng được từ 3 - 5 trại “lõi” trở lên đầu tư chăn nuôi trâu, bò theo chuỗi liên kết và phát triển được 25.000 - 28.000 nông hộ, gia trại chăn nuôi trâu, bò vệ tinh.

+ Thu hút đầu tư xây dựng được 1-2 khu giết m gia súc tập trung.

III- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1- Đy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận cao trong tô chức thực hiện về phát triển chăn nuôi trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết

Cấp uỷ, chính quyền, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở tập trung chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, ph biến sâu rộng để các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nhận thức đầy đủ các chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển chăn nuôi của Nhà nước và của tỉnh trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là chủ trương đy mạnh phát triển chăn nuôi trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết gắn với bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh để chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn theo hướng hiệu quả, bền vững và chuyển đôi sinh kế cho người chăn nuôi, bảo đảm an sinh xã hội. Tuyên truyền, phổ biến về các mô hình liên kết hiệu quả trong chăn nuôi trâu, bò thương phẩm; về các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong chăn nuôi trâu, bò sinh sản và trâu, bò lấy thịt; kỹ thuật về xử lý môi trường... Từ đó, tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao của nhân dân trong t chức thực hiện.

2- Tập trung rà soát, điều chỉnh, b sung các quy hoạch, kế hoạch có liên quan phát triển chăn nuôi đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết

Tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung các vùng chăn nuôi trâu, bò tập trung (vùng xây dựng các trại "lõi"), vùng trồng nguyên liệu làm thức ăn cho trâu, bò và các khu giết m gia súc tập trung vào quy hoạch xây dựng vùng cấp huyện; quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch, kế hoạch có liên quan, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện.

Việc lập, rà soát, điều chỉnh, b sung các quy hoạch, kế hoạch nêu trên phải được lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện khẩn trương, bảo đảm đúng quy định của Nhà nước đ triển khai thực hiện ngay trong năm 2019.

3- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết

Tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách của Nhà nước về khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chính sách nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi nông hộ... ; đồng thời, có cơ chế hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp "hạt nhân" về thủ tục cấp phép đầu tư, đất đai, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu, bò tập trung, quy mô lớn trên địa bàn tỉnh.

Chú trọng Xây dựng, ban hành một số cơ chế, chính sách của tỉnh hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi tham gia chuỗi liên kết chăn nuôi trâu, bò thương phẩm trong giai đoạn đầu (từ 1 - 3 năm); trong đó, tập trung vào 2 nhóm chính sách, bao gồm: Chính sách hỗ trợ phát triển đàn trâu, bò cái nền đạt chuẩn để chủ động cung cấp con giống trâu, bò cao sản, chất lượng cao và chính sách hỗ trợ phát triển đàn trâu, bò lấy thịt.

Các cơ chế, chính sách của tỉnh tập trung hỗ trợ theo phương thức: Ngân sách địa phương uỷ thác thông qua Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh cho các hộ dân vay vn ưu đãi theo quy định của Nhà nước và hỗ trợ trực tiếp khác cho các hộ chăn muôi. Đối với các hộ chăn nuôi đàn trâu, bò cái nền đạt chuẩn, có chính sách hỗ trợ về: lãi suất vay vốn để mua con giống: kinh phí mua tinh trâu, bò cao sản và công phối giống nhân tạo; kinh phí đào tạo, tập huấn kỹ thuật; kinh phí mua đệm lót sinh học và một số loại vắc xin phòng bệnh nguy hiểm. Đối với các hộ chăn nuôi đàn trâu, bò thịt cao sản, chất lượng cao, có chính sách hỗ trợ về: đào tạo, tập huấn kỹ thuật; kinh phí mua đệm lót sinh học và một số loại vắc xin phòng bệnh nguy hiểm.

4- Phát triển đàn trâu, bò cái nền đạt chuẩn để chủ động cung cấp con giống chất lượng cao

Xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển đàn trâu, bò cái nền đạt chuẩn thông qua các hình thức sau:

- Tổ chức giám định, bình tuyển (theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia), chọn lọc những trâu, bò cái lai có tầm vóc, thể trạng đạt yêu cầu trong số đàn trâu, bò hiện có để làm đàn trâu, bò cái nền nhằm tạo ra đàn trâu, bò thịt có năng suất, chất lượng cao. Tiếp tục cải thiện, nâng cao thể trạng, đàn trâu sinh sản thông qua thụ tinh nhân tạo các giống trâu Murrah, trâu đầm lầy (trâu Ng) để tạo con lai cho thông qua thụ tinh với các dòng bò Zebu (Sind, Brahman, Sahiwal...) để tạo ra các bò cái lai có tỷ lệ 3/4, 7/8 máu ngoại, bò lai 3 máu ngoại để lai với các giống bò cao sản chuyên thịt (BBB, Droughtmaster,...) nhằm tạo ra con lai nuôi lấy thịt cho năng suất và chất lượng vượt trội so với các giống trâu, bò hiện nay tại địa phương.

- Nhập mới các giống trâu, bò có năng suất, chất lượng cao và trâu, bò lai cao sản để nuôi sinh sản theo hình thức chuỗi liên kết phù hợp với điều kiện và quy mô chăn nuôi trong tỉnh.

5- Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc và xử lý môi trường trong chăn nuôi trâu, bò, bảo đảm an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường

Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình đào tạo, đào tạo lại về các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong chăn nuôi trâu, bò cao sản để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, tay nghề cho lực lượng khuyến nông viên, kỹ thuật viên và thú y cơ sở, đáp ứng yêu cu chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, dịch vụ thú y ở các địa phương. Củng có, phát triển đội ngũ dẫn tinh viên có tay nghề cao để đáp ứng yêu cầu thụ tinh nhân tạo các giống trâu, bò chuyên thịt cao sản, chất lượng cao. Tăng cường tổ chức tập huấn, “hướng dẫn các hộ chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò sinh sản và trâu, bò lấy thịt. Phổ biến rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi. Đào tạo, tập huấn cho các chủ hộ về kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò theo quy trình VietGAHP, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường.

Đặc biệt chú trọng công tác hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật và kiểm tra, giám sát chặt ch các trang trại và hộ chăn nuôi trong việc thực hiện các giải pháp xử lý môi trường theo quy chuẩn, quy định hiện hành của Nhà nước. Triệt để áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào xử lý môi trường trong chăn nuôi trâu bò. Trước mắt, có giải pháp hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật và giám sát tất cả các trang trại, nông hộ tham gia chuỗi liên kết phải sử dụng đệm lót sinh học trong các chuồng trại chăn nuôi trâu, bò; định kỳ thu gom để cung ứng cho các doanh nghiệp làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ mới, hiệu quả hơn vào việc xử lý chất thải chăn nuôi trâu, bò, không để gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của người dân.

Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các mô hình nông nghiệp tuần hoàn từ việc thu gom, sử dụng các phế phụ phẩm sẵn có trong nông nghiệp (rơm, rạ) hoặc trồng cỏ voi, chuối, ngô sinh khối... ở những khu vực có chất đất phù hợp theo quy hoạch để làm thức ăn cho đàn trâu bò và làm nguyên liệu sản xuất đệm lót sinh học, cung cấp cho hộ chăn nuôi sử dụng trong xử lý vệ sinh môi trường, sau đó thu gom đệm lót sinh học đã qua sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.

6- Thu hút, phát triển các doanh nghiệp "hạt nhân" và khuyến khích hình thành các hợp tác xã, tổ (đội) hợp tác trong chuỗi liên kết chăn nuôi đàn trâu, bò thương phẩm

Đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả các giải pháp cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn, có tiềm lực, kinh nghiệm vào đầu tư phát triển chăn nuôi trâu, bò sinh sản và trâu, bò thịt, làm hạt nhân xây dựng và nhân rộng các hình thức liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, tổ (đội) hợp tác và các hộ chăn nuôi trong việc cung ứng ging, thức ăn, chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; trong đó, ở giai đoạn đầu, khuyến khích các doanh nghiệp "hạt nhân" đảm nhiệm các công đoạn mà hộ chăn nuôi không làm được hoặc không hiệu quả như: cung cp đàn trâu, bò cái nền đạt chuẩn; thu gom, xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp và cung cấp đệm lót sinh học xử lý vệ sinh môi trường; hướng dẫn, phổ biến kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò và cung cấp tinh trâu, bò giống cao sản, chất lượng cao; thu mua trâu, bò thương phẩm của các hộ chăn nuôi theo giá thị trường.

Khuyến khích phát triển các hợp tác xã, tổ (đội) hợp tác theo nguyên tắc tự nguyện đề tham gia vào các chuỗi liên kết chăn nuôi trâu, bò thương phẩm theo từng công đoạn phù hợp như: sản xuất và cung ứng nguyên liệu để làm thức ăn trâu, bò cho các trang trại "lõi"; thu gom và cung ứng các phế phụ phẩm sẵn có trong nông nghiệp (rơm, rạ...) cho doanh nghiệp để làm nguyên liệu sản xuất đệm lót sinh học; chăn nuôi trâu, bò sinh sản và trâu, bò thịt; thu gom các đệm lót sinh học đã qua sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ vi sinh...

Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp "hạt nhân" và các tổ hợp tác, tổ (đội) hợp tác được hưởng các cơ chế, chính sách của Nhà nước v khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện công khai, minh bạch về quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách có liên quan (như Quy hoạch xây dựng vùng cấp huyện; quy hoạch xây dựng nông thôn mới cp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư...); đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thông tin và triển khai thực hiện các dự án đầu tư; thường xuyên cập nhật tình hình thực hiện các dự án được chấp thuận đầu tư trên địa bàn đ kịp thời có biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

7- Hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ

Chú trọng thực hiện có hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm, hỗ trợ quảng bá sản phẩm thịt trâu, bò Thái Bình và các chế phẩm khác từ sản phẩm thịt trâu, bò để mở rộng thị trường tiêu thụ. Tổ chức thu thập và cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi về thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm thịt trâu, bò ở trong và ngoài tỉnh. Xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết, hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa các doanh nghiệp với hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ chăn nuôi từ sản xuất - giết mổ, chế biến - tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho các hộ chăn nuôi.

8- Khuyến khích, hỗ trợ phát trin khu giết m tập trung

Tiến hành rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Đề án quy hoạch giết m gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định s 107/QĐ-UBND, ngày 19/01/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh; từ đó, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách phù hợp, khả thi để khuyến khích, hỗ trợ phát triển các khu giết m gia súc, gia cm tập trung, góp phần bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn.

9- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền, sự tham gia chủ động, tích cực của các ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đối với việc phát triển chăn nuôi đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết

Các cấp uỷ, chính quyền trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo t chức triển khai thực hiện việc phát triển chăn nuôi đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết; đồng thời phát huy tốt vai trò tham mưu của các ngành chức năng, nhất là ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ trong việc đề ra các giải pháp thiết thực, sáng tạo, phù hợp với từng địa phương nhằm thực hiện có hiệu quả việc phát triển chăn nuôi trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết, bảo đảm an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường; tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng để các cấp, các ngành, các tổ chức và người dân ở địa phương nhận thức đầy đủ các chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển chăn nuôi của Nhà nước và của tỉnh trong giai đoạn hiện nay; vai trò và tính khoa học, hiệu quả của chuỗi liên kết chăn nuôi đàn trâu, bò thương phẩm (từ sản xuất - giết m, chế biến - tiêu thụ sản phẩm) giữa các doanh nghiệp với hợp tác xã, tổ (đội) hợp tác và các hộ chăn nuôi; trách nhiệm và lợi ích của từng chủ thể trong chuỗi liên kết... Từ đó, doanh nghiệp và người dân chủ động, tích cực và tham gia có trách nhiệm trong chuỗi liên kết chăn nuôi. Các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nht là cấp cơ sở chủ động, tích cực thực hiện tốt vai trò hỗ trợ, hướng dẫn, tạo điều kiện để tổ chức, phát triển các chuỗi liên kết chăn nuôi.

C- T CHỨC THỰC HIỆN

1- Các huyện uỷ, thành uỷ lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, vận động sâu, rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về những nội dung cơ bản của Nghị quyết; ban thường vụ huyện uỷ, thành uỷ xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết và chỉ đạo chính quyn cấp huyện, cấp xã ban hành, t chức thực hiện có hiệu quả đề án, cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển đàn trâu, bò thương phẩm phù hợp với điều kiện, lợi thế của địa phương. Định kỳ 6 tháng và một năm, tổ chức kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện, chấn chỉnh kịp thời các thiếu sót, b sung các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết.

2- Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết; ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển chăn nuôi trâu, bò thương phẩm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2025; chỉ đạo, thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án ở cấp tỉnh, cp huyện, cấp xã để tham mưu, giúp chủ tịch uỷ ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án. Định kỳ hàng năm, t chức kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện, b sung kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp nhằm thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu của Nghị quyết.

Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo rà soát, sửa đi, bổ sung các quy hoạch, kế hoạch có liên quan; xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết theo nội dung của Nghị quyết.

3- Các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cụ thể hoá các nội dung Nghị quyết và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và xã hội - nghề nghiệp trong tỉnh đy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả Nghị quyết.

Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và các hội thành viên chủ động tổ chức quán triệt và tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các nội dung của Nghị quyết trong cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài tỉnh; tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách và các hoạt động xúc tiến, thu hút các dự án đầu tư chăn nuôi trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết đề ra.

4- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ xây dựng kế hoạch t chức quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết, hướng dẫn tuyên truyền, ph biến chủ trương, chính sách của Đng, Nhà nước và các đề án, cơ chế, chính sách của tỉnh về phát triển chăn nuôi trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh.

Các cơ quan thông tin đại chúng có kế hoạch tuyên truyền Nghị quyết; kịp thời phản ánh những tập thể, cá nhân điển hình tiền tiến và sáng kiến, kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết ở các địa phương.

5- Uỷ ban kiểm tra Tỉnh uỷ xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết ở các ban, ngành, địa phương, đơn vị.

Văn phòng Tỉnh uỷ phối hợp với các ban, ngành liên quan theo dõi việc thực hiện Nghị quyết, báo cáo kết quả với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

Nghị quyết này được triển khai đến chi bộ, đảng viên và phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân toàn tỉnh.

 


 

T/M BAN THƯỜNG VỤ

BÍ THƯ

Đã ký: Nguyễn Hồng Diên

 

    

 

 


Tác giả : Trung tâm Khuyến nông Thái Bình
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: