CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Kết quả mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ vụ mùa 2019

Cập nhật: 18/03/2020

    Rơm rạ là sản phẩm của quá trình quang hợp và tích lũy vật chất, trong đó có cả các chất khoáng dinh dưỡng, các chất trao đổi rất quý để làm giàu cho đất trồng.

Sau mỗi vụ thu hoạch, lượng rơm rạ để lại trên ruộng rất lớn. Nếu để hoai mục tự nhiên làm lây lan nguồn bệnh,  thời gian chuyển vụ từ xuân sang mùa ngắn sẽ dễ gây ngộ độc hữu cơ khi chúng phân giải tạo ra các độc tố như H2S, CH4,… Nếu đốt bỏ đi sẽ tạo ra các khí độc như CO, CO2, NO2, SO2,... phát thải vào khí quyển gây hại cho sức khỏe con người, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống, nó cũng là nguyên nhân góp phần vào tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay. Đồng thời khi đốt rơm rạ sẽ mất đi một nguồn dinh dưỡng rất lớn bổ sung lại cho đất, làm cho đất giảm độ tơi xốp và trở lên chai cứng hơn… rất khó thâm canh.

Xuất phát từ yêu cầu trên vụ mùa 2019 Trung tâm Khuyến nông Thái Bình triển khai mô hình: Xử lý rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh Sumitri và ATYTB” tại các xã Trọng Quan - Đông Hưng; Thụy Ninh-Thái Thụy; An Quý - Quỳnh Phụ; Quang Bình - Kiến Xương với quy mô 148 ha.

         Cách sử dụng như sau: Chế phẩm ATYTB: 100g/ gói/sào (360 m2). Chế phẩm Sumutri: 125g/gói/sào (360 m2

Trộn chế phẩm ATYTB hoặc Sumitri với cát hoặc đất bột rắc trên bề mặt ruộng đã ngâm nước, sau đó bừa ngả giúp cho các vi sinh vật được trộn đều vào rơm rạ. Sau 7-10 ngày rắc chế phẩm, rơm rạ được phân hủy là có thể bừa cấy.

Kết quả mô hình:

Về kết quả phân tích đánh giá mẫu đất ruộng trước và sau khi xử lý chế phẩm: Sau 7-14 ngày sử dụng chế phẩm Sumitri, ATYTB rắc ra ruộng theo đúng qui trình hướng dẫn, các chỉ tiêu phân tích đều tăng lên, hàm lượng các chất như SiO2, Nitơ tổng, K2O đều tăng do được giải phóng trong quá trình phân hủy rơm rạ.

Đặc biệt hàm lượng chất hữu cơ được tăng lên đáng kể sau quá trình phân hủy chứng tỏ sự hoạt động tốt và có hiệu quả của lượng nấm đối kháng, vi sinh vật chứa trong chế phẩm. Hàm lượng chất hữu cơ tăng, chứng tỏ rơm rạ được phân hủy, chuyển hóa hoàn toàn không còn khả năng gây ngộ độc cho cây lúa sau khi cấy xuống, đồng thời tăng độ tơi xốp trong đất, giúp cây lúa sau cấy phục hồi nhanh, tăng khả năng hấp thu phân bón và các chất dinh dưỡng trong đất, vì vậy hiệu quả sử dụng phân bón được nâng lên.

 

Về sinh trưởng phát triển và năng suất: Mặc dù lượng rơm rạ vụ xuân tồn lại trên đồng ruộng rất lớn song khi sử dụng chế phẩm vi sinh Sumitri hoặc ATYTB rơm rạ phân hủy nhanh, tơi nhuyễn, sau cấy lúa đẻ nhánh sớm, sinh trưởng tốt, không có hiện tượng ngộ độc. Về sâu bệnh: Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, số 4 giai đoạn cuối đẻ nhánh, làm đòng gây mưa to, nhiều diện tích lúa bị bạc lá và đổ ngã gây ảnh hưởng đến năng suất. Song các mô hình sử dụng chế phẩm Sumitri, ATYTB để xử lý rơm rạ áp dụng trình diễn trên giống BC15 do quá trình làm đất được bón thêm chế phẩm vi sinh đã bổ sung thêm dinh dưỡng cho đất, làm tăng độ tơi xốp nên lúa tại xã Trọng Quan, Quang Bình không bị bạc lá; tại An Quý, Thụy Ninh chỉ nhiễm nhẹ. Do vậy cuối vụ bộ lá tốt hơn đối chứng, cung cấp các chất dinh dưỡng nuôi hạt, năng suất BC 15 trong mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh đều cao hơn đối chứng không sử dụng 9,33 - 10,52 %.

          Về hiệu quả xã hội và môi trường: Khi sử dụng các chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ nông dân không phải đốt rơm rạ, không gây khói bụi, lúa không bị ngộ độc nên hạn chế việc sử dụng các loại thuốc BVTV, sẽ hạn chế hiện tượng ô nhiễm môi trường. Đồng thời, ruộng được cung cấp thêm vi sinh vật, có tác dụng phân hủy rơm rạ tạo thành nguồn phân hữu cơ rất tốt cho sản xuất nông nghiệp hiện nay, giúp cải tạo đất tốt, cây lúa hấp thu được nhiều dinh dưỡng thông qua hệ vi sinh vật có trong đất. Song để mô hình có hiệu quả hơn nữa cần bổ sung thêm lượng vi sinh vật, thực hiện nhiều vụ thì khả năng có hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn.

 

Tác giả : ThS. Mai Thị Thu Hương
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: