CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tiến bộ kỹ thuật mới
Lợi ích cấy máy

Cập nhật: 01/02/2013

    Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ rất khắt khe, trong khi đó nhân lực lao động đang dần thiếu và yếu, do đó việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất là nhu cầu bức xúc.


Hiện nay, các công đoạn làm đất, tưới nước, thu hoạch...đã được cơ giới hoá cơ bản. Song công đoạn cấy vẫn còn gặp nhiều khó khăn vì đến nay TB mới gieo thẳng được chưa quá 15% tổng diện tích gieo cấy, như vậy bà con vẫn còn phải cấy thủ công rất nhiều

Vào lúc chính vụ, việc thuê công lao động khó khăn: Vừa khó thuê, giá công cao, lại không đảm bảo thời vụ và kỹ thuật gieo cấy... đã ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Vì vậy, đồng thời với việc mở rộng diện tích gieo thẳng, việc đưa máy cấy vào thay thế dần LĐ thủ công là nhu cầu cần thiết. Vụ mùa 2012, tại Thái Bình một số huyện đã đưa máy cấy vào thử nghiệm trên một số giống lúa, kết quả bước đầu cho thấy: Với loại máy cấy nhỏ, cấy 4 hàng cách nhau 30cm, mật độ khoảng 26-28 khóm/m2, công suất 1 người 1 máy bằng trên 10 thợ cấy giỏi, và nếu thâm canh cao năng suất vượt 5-8% so với cấy thủ công.

Hiện nay, hầu hết các xã trong Tỉnh đã hoàn thiện việc dồn điền đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng nên nếu đưa máy cấy vào sẽ tiết kiệm được chi phí, tiết kiệm nhân công và đảm bảo thời vụ.

Để việc cấy máy phát huy hiệu quả cao, xin lưu ý một số vấn đề sau:

1. Kỹ thuật gieo mạ khay

Đối với cấy máy yêu cầu phải đảm bảo cây mạ khoẻ, đồng đều và dễ ra mạ, để làm tốt kỹ thuật này xin chuẩn bị:

1.1 Chuẩn bị

- Đất bột

Nên chủ động lấy đất bột khoảng 1 thúng đất/sào mạ cấy. Có thể trộn đất với trấu xay hoặc mùn cưa tạo độ xốp và sau này dễ ra mạ

- Khay gieo: Là dụng cụ làm sẵn, mỗi sào mạ cấy cần khoảng 7 khay.

1.2 Ngâm ủ mộng mạ

Nếu gieo mạ nền cứng, 1 sào hết 3-4 m2, mạ khay cấy máy chỉ cần diện tích 1-1,2 m2, trong khi đó lượng thóc giống là tương đương.

Do vậy, để có cây mạ khoẻ và đồng đều cần dùng nước muối nồng độ 10% loại bỏ hết hạt lép lửng (lưu ý chỉ áp dụng với lúa thuần).

Sau đó, rửa sạch nước muối rồi ngâm ủ bình thường, khi hạt nứt nanh là tiến hành gieo, không để mộng mạ dài vì mật độ gieo khay rất dày

1.3 Gieo mạ

Rải hỗn hợp đất trộn trấu vào khay dày khoảng 2 cm, san phẳng, tưới ướt đẫm bằng nước sạch, rồi tiến hành gieo hạt (có thể gieo bằng tay hoặc sử dụng công cụ gieo hạt)

Lưu ý cần rắc đều hạt trên bề mặt  đặc biệt ở các góc và cạnh, tránh sau này máy gắp đất không

Gieo xong tưới doa nước rồi phủ kín hạt. Nên chồng các khay lên nhau và phủ kín để giữ ấm cho mạ nhanh mọc.

1.4 Chăm sóc mạ

Khi mạ mọc lên khoảng 0.5cm thì rải các khay ra nền, che phủ linon trắng để chống rét cho mạ và chăm sóc như đối với mạ nền cứng

Sau gieo 15-20 ngày, mạ đạt 2,5-3 lá là có thể cấy được. Trước khi cấy 1-2 ngày bà con ngừng tưới nước để dễ cuộn mạ và vận chuyển.

2. Cấy

- Trên tất cả các ruộng có thể cấy mạ nền cứng đều có thể cấy bằng máy. Tuy nhiên, cây lúa cấy máy rất dễ bị vùi sâu nếu thao tác trong ruộng hẩu bùn và bùn còn chưa lắng. Do vậy, không cần làm đất quá kỹ, nên để lắng bùn vài ba ngày và giữ mực nước mặt ruộng khoảng 3-5 cm là được.

- Với loại máy cấy nhỏ hiện nay, mỗi lần thao tác cấy được 4 hàng cách nhau 30cm, mật độ khoảng 26-28 khóm/m2. Do vậy, mỗi lần sắp mạ lên máy cần 4 khay và chú ý bổ sung mỗi khi hết mạ để tránh khuyết cây, khuyết hàng.

3. Phân bón

So với cấy thủ công thì cấy máy thưa hơn, hàng rộng và đều hơn, tạo điều kiện để phát huy hiệu ứng hàng biên. Tuy nhiên, cần được đầu tư thâm canh cao hơn và điều tiết nước hợp lý hơn. Nên dùng NPK chuyên dùng với lượng cao hơn để dinh dưỡng được cân đối và đầy đủ giúp cây lúa khoẻ mạnh, chắc chắn năng suất sẽ cao hơn lúa cấy thủ công.

 

Tác giả : Ks. Phạm Thị Hiên
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: