CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Kinh nghiệm nhà nông
Giống, thời vụ, làm đất vụ mùa 2019

Cập nhật: 11/06/2019

    Để chủ động giành vụ lúa mùa thắng lợi cần chủ động làm tốt các khâu kỹ thuật sau:

1. Giống

Tùy điều kiện cụ thể mỗi địa phương, nên lựa chọn 2-3 giống chủ lực, thuộc nhóm giống ngắn ngày, chất lượng phù hợp với thị trường tiêu thụ, sử dụng những giống chống chịu tốt với bệnh bạc lá như:

Nhóm lúa năng suất cao, chịu thâm canh gồm: BC15, Thiên Ưu 8, TBR225…

Nhóm lúa thuần chất lượng cao gồm: Lúa nếp, lúa Nhật, TBR279, Đài Thơm 8, Đông A1…

Lưu ý: Những địa phương có giống đặc sản cổ truyền ưu tiên phát triển để nâng cao giá trị; Giống lúa BT7, T10 chỉ sản xuất ở những vùng có trình độ thâm canh cao và áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác tổng hợp để hạn chế thiệt hại do bệnh bạc lá gây ra.

2. Thời vụ

- Trà mùa sớm:

+ Mạ dược gieo 05 - 10/6, cấy khi mạ 15 - 18 ngày tuổi;

+ Mạ nền cứng gieo 15 - 20/6, cấy khi mạ 7 - 10 ngày tuổi;

-  Đại trà:

+ Mạ dược gieo 20-25/6, cấy khi mạ 15 - 18 ngày tuổi;

+ Mạ từ nền cứng gieo từ 01 - 05/7, cấy khi mạ 7 - 10 ngày tuổi.

Kết thúc cấy trước ngày 20/7/2019.

Lưu ý: Bà con cần chủ động dự phòng các giống có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, gieo tăng 5-10% mạ ở trà cuối để dự phòng khi thời tiết bất thuận gây ngập úng làm chết mạ, chết lúa.

3. Làm đất:

Lúa xuân năm nay thu hoạch sớm hơn mọi năm khoảng 10 ngày, rất thuận lợi cho quá trình xử lý rơm rạ, làm đất cấy vụ mùa, tuy nhiên bà con không được chủ quan. Bà con cần thực hiện nghiêm việc không đốt rơm rạ, đồng thời cần huy động tối đa lực lượng, phương tiện máy móc khẩn trương làm đất, đẩy nhanh tiến độ cày lật đất. Sử dụng các loại máy cày có công suất lớn, thu hoạch lúa xuân đến đâu tiến hành cày lật đất ngay đến đó.

Trong quá trình làm đất cần giữ nước và nên bón mỗi sào từ 20 - 25 kg vôi bột hoặc bón 7 - 10 kg phân vi sinh Azotobacterin ngay trước khi lồng dập rạ, hoặc dùng chế phẩm xử lý rơm rạ như Sumitri, AT-YTB…  trộn đều với cát để vãi trước hoặc sau khi lồng dập rạ, sau đó giữ nước nông khoảng 7 - 10 ngày là có thể bừa cấy được.

Tác giả : ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: