CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Kinh nghiệm nhà nông
Một số lưu ý khi sử dụng phân bón cho lúa mùa

Cập nhật: 24/06/2019

    Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất của cây lúa. Với mỗi loại giống khác nhau, mùa vụ khác nhau, chân ruộng khác nhau… nhu cầu thâm canh sẽ khác nhau.

Phân hữu cơ gồm các loại phân chuồng, phân xanh,… loại phân này hiện nay rất ít, chỉ tập trung tại các khu vực có trang trại chăn nuôi và một số ít hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Vì vậy, cần tận dụng tối đa lượng rơm, rạ sau thu hoạch lúa xuân để lại trên đồng ruộng. Đây là nguồn phân hữu cơ chủ yếu hiện nay, khi sử dụng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả rất lớn trong sản xuất. Ruộng lúa vừa được cải tạo đất, vừa giảm được phân hóa học, tiết kiệm chi phí, hạn chế ô nhiễm môi trường; Ruộng lúa sinh trưởng cân đối, cứng cáp, hạn chế nguồn sâu bệnh hại. Tuy nhiên, do thời gian chuyển từ vụ xuân sang vụ mùa ngắn, nên khi làm đất cần sử dụng các chế phẩm xử lý rơm rạ để hạn chế hiện tượng lúa bị ngộ độc hữu cơ sau cấy.

Phân hóa học: Trong những năm gần đây, việc lạm dụng nguồn phân này vừa tăng chi phí, vừa làm đất chai lì dẫn đến giảm hiệu lực hấp thụ phân bón của cây trồng. Đầu tư thâm canh cao tuy có tăng đáng kể về năng suất nhưng hiệu quả tăng không rõ rệt. Người nông dân sản xuất cây lúa đơn thuần gần như chỉ lấy công làm lãi. Mặt khác, hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại phân bón khác nhau, gây khó khăn cho người nông dân khi lựa chọn. Tuy nhiên, cây trồng có thể sử dụng 17 yếu tố dinh dưỡng khác nhau, gồm các yếu tố đa, trung, vi lượng. Các yếu tố đa lượng cây trồng sẽ sử dụng với lượng nhiều (N, P2O5, K20); các yếu tố trung, vi lượng (Ca, Mg, Silic, Mn…) cây trồng sử dụng với lượng ít hơn, thậm chí rất ít nhưng lại không thể thiếu. Khi thiếu các yếu tố này cây trồng sẽ bị dị hình, dị dạng, sinh trưởng kém. Trong khi đó bà con lại ít khi chủ động bổ sung loại phân bón này, chủ yếu chỉ dùng phân đa lượng (đạm, lân, kali):

Phân vi sinh: Trên một số loại phân có thể cung cấp bổ sung một số dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng do quá trình làm phân hủy, hoai mục rơm rạ, chất hữu cơ để tạo mùn làm tơi xốp đất, tăng độ phì nhiêu cho đất, chuyển hóa từ dạng khó tiêu thành dễ tiêu cung cấp cho cây trồng; Tăng sức đề kháng, nâng cao tính chống chịu của cây trồng do ức chế sinh trưởng của các loài nấm, vi khuẩn, vi rút độc hại; Tạo sự bền vững trong canh tác, tái tạo lại sự cân bằng sinh vật và vi sinh vật đất theo hướng có lợi tự nhiên. Đặc biệt, hiện nay lượng phân hữu cơ không có nhiều, nên sử dụng phân vi sinh thay thế nguồn phân chuồng, tiến tới giảm dần sử dụng phân hóa học kém chất lượng.

Tuy nhiên, hiện nay do tập tính còn lạm dụng phân hóa học đặc biệt là đạm ure, người nông dân còn chưa quan tâm nhiều đến phân vi sinh, còn sử dụng các loại phân bón rẻ tiền chưa có uy tín trên thị trường, bón không đúng cách,... làm cho cây lúa sinh trưởng kém, dễ bị sâu bệnh, hiệu quả sản xuất không cao.

Vì vậy, tại Thái Bình theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, bà con nên sử dụng các loại phân bón đã được công nhận lưu hành, đảm bảo hiệu quả; tăng cường sử dụng phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh để tránh ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn, nâng cao độ phì cho đất. Bón cân đối đạm, lân và kali ; Khuyến cáo tăng cường sử dụng phân bón có tác dụng cải tạo đất, đặc biệt trên những chân đất xấu, nghèo mùn, chua, thành phần cơ giới nhẹ.

Để đảm bảo hiệu quả bón phân cho vụ mùa 2019, bà con cần lưu ý:

Vụ Mùa nền nhiệt độ cao, thường có mưa lớn kéo dài, đồng thời cây lúa rút ngắn thời gian sinh trưởng so với vụ Xuân. Vì vậy, để tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giúp cho cây lúa sinh trưởng phát triển khỏe, đẻ nhánh sớm, chống đổ tốt và hạn chế bệnh bạc lá, cần chăm bón lúa mùa theo phương châm: Bón cân đối đạm, lân, kali; Bón lót sâu, thúc sớm; không sử dụng phân đơn; bón Nặng đầu nhẹ cuối”

Cần giữ nước khi thu hoạch lúa xuân, thu hoạch xong đến đâu, cày dầm luôn đến đó. Sử dụng các chế phẩm xử lý rơm rạ (trước khi lồng dập rạ) như: ATYTB, Sumitri, …. sau xử lý rơm rạ cần giữ lớp nước nông ngập ruộng để rơm rạ nhanh hoai mục, tận dụng làm nguồn phân bón trả lại cho đất.

Tốt nhất là bón lót sâu trước khi bừa cấy 3-5 ngày hoặc bón khi bừa cấy. Bón thúc 1 lần ngay khi cây lúa bén rễ hồi xanh (3-5 ngày sau cấy). Khi cây lúa đứng cái, làm đòng, tùy tình hình cụ thể có thể bón bổ sung sau. Trên chân ruộng đất cát pha, hay mất nước có thể chia bón thúc làm 2 lần (thúc lần 1 khi cây bén rễ hồi xanh bón 2/3 lượng phân thúc, thúc lần 2 sau lần 1 khoảng 10 ngày, bón nốt lượng phân còn lại). Sau mỗi lần bón nên cào cỏ, sục bùn để tăng hiệu quả của phân bón.

 

Tác giả : KS.Phạm Thị Hiên
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: