CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Kinh nghiệm nhà nông
Một số lưu ý khi chăm sóc gia súc, gia cầm sau mưa lớn kéo dài

Cập nhật: 28/06/2019

    Theo bản tin nhận định về xu thế khí tượng thủy văn ngày 15/5/2019 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia thì trong tháng 6 – 8/2019 tổng lượng mưa của khu vực đông bắc bộ có thể sẽ cao hơn trung bình nhiều năm từ 10- 25%, đây cũng là thời điểm tập trung các đợt nắng nóng. Sau các đợt mưa lớn kéo dài, nhiệt độ tăng nhanh, độ ẩm không khí tăng cao, là yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đàn gia súc gia cầm (GSGC). Mặt khác, đây là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát sinh, lây lan, GSGC dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lớn kéo dài đối với đàn vật nuôi thì bà con cần quan tâm đến một số biện pháp sau:


     1. Vệ sinh chuồng trại


     Thu dọn chuồng trại, thay chất độn chuồng, phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi và khu vực xung quanh. Rắc vôi bột các lối đi và xung quanh chuồng nuôi để tiêu diệt mầm bệnh.


     Tăng thông thoáng chuồng nuôi để giảm nhiệt độ và độ ẩm, có thể sử dụng thêm quạt thông gió (lưu ý quạt nên lắp đặt theo tư thế nằm ngang, quạt theo hướng gió thổi).


     Vệ sinh bãi chăn thả: Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, không để đọng nước.


     Kiểm tra kho chứa thức ăn, loại bỏ những bao thức ăn bị ngấm nước, hoặc bị mốc,....


     Rửa sạch dụng cụ chăn nuôi, ngâm vào thuốc sát trùng rồi phơi dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt mầm bệnh.


      2. Chăm sóc nuôi dưỡng


     Cho vật nuôi ăn đủ thức ăn dễ tiêu, phù hợp với lứa tuổi.


     Cung cấp đủ nước sạch, bổ sung thêm vitamin tổng hợp nhằm nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi. Đối với những nơi nguồn nước bị ô nhiễm bà con có thể sử dụng Chloramin-B, T để xử lý.


     Đối với trâu, bò khẩu phần ăn chính là thức ăn thô xanh, vì vậy khi mưa to bà con không chăn thả được, do đó bà con cần chủ động dự trữ cỏ hoặc các phụ phẩm nông nghiệp như thân cây ngô, cây chuối làm thức ăn cho trâu bò; tuy nhiên trước khi cho trâu bò ăn các nguyên liệu thô xanh phải đảm bảo sạch sẽ, không bị dính đất bẩn, thức ăn cần khô nước, nếu thức ăn tươi, quá non thì cần phơi tái, khi cho ăn nên kết hợp với rơm khô để tránh hiện tượng chướng hơi dạ cỏ ở trâu, bò nhất là bê, nghé.


     Chỉ chăn thả GSGC khi trời đã có nắng, bãi chăn thả khô ráo hoàn toàn.


     3. Phòng bệnh


     Cho GSGC uống thuốc kháng sinh phòng bệnh đường hô hấp và tiêu hóa.


     Thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi, phát hiện sớm những con bị bệnh để cách ly điều trị kịp thời tránh lây lan. Nếu thấy vật nuôi có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (Sốt cao, bỏ ăn, ốm chết nhiều) cần báo ngay cho cán bộ thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý phù hợp.


Tác giả : BSTY. Bùi Thị Chuyên
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: