CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Kinh nghiệm nhà nông
Làm giàu từ nuôi Tôm Thẻ chân trắng

Cập nhật: 11/07/2019

    Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản của Thái Bình đã và đang phát triển hết sức đa dạng với nhiều hình thức và đối tượng nuôi khác nhau như nuôi thâm canh tôm sú, ngao, cua bể, hàu cửa sông.... Tuy nhiên, để gắn bó được với nghề nuôi trồng thủy sản đòi hỏi không chỉ vốn đầu tư lớn mà còn cần những con người hết sức chăm chỉ, cần cù, yêu biển và tâm huyết với nghề.

     Sinh ra trong một gia đình đã gắn bó với nuôi trồng thủy sản từ lâu, anh Phí Văn Hạnh tại xã Nam Trung - huyện Tiền Hải - Thái Bình sau nhiều năm xa quê đã quyết tâm trở về cùng gia đình tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nuôi trồng thủy sản, góp phần làm giàu cho quê hương.



     Gặp gỡ và trò chuyện cùng anh, được anh cho biết: Ngoài việc phát triển nuôi ngao ven biển cùng gia đình, anh quyết tâm tìm hiểu và nuôi thêm Tôm Thẻ chân trắng đang được rất nhiều người dân ưa chuộng. Để có thể thực hiện được ước mơ này, ngay từ năm 2015 anh đã đến các địa phương có nghề nuôi Tôm thẻ chân trắng phát triển như: Hải Phòng, Nam Định, Nha Trang... xem cách nuôi, cách chăm sóc, học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm an toàn, bền vững. Anh nhận thấy để nuôi Tôm Thẻ chân trắng thâm canh  bền vững, ngoài đầu tư trang thiết bị cơ sở hạ tầng  còn phải kết hợp giữa kinh nghiệm sản xuất và công nghệ với nhau. Đây là yếu tố quyết định thành công, bởi nuôi tôm thẻ chân trắng rất hay phát sinh dịch bệnh, ngoài việc đảm bảo nguồn nước, ngoài ao để nuôi trực tiếp còn phải có 2 ao phụ trợ để trữ nước và xử lý nước. Đồng thời, nguồn giống phải được sàng lọc, lấy ở cơ sở uy tín đảm bảo chất lượng để con giống khoẻ mạnh, không bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó cần phải nắm vững về đặc tính sinh trưởng, phát triển của Tôm, quy trình kỹ thuật nuôi bền vững mà hiệu quả.


     Sau thời gian tìm hiểu, anh quyết tâm chuyển đổi diện tích đầm là 12 ha sẵn có của gia đình đang nuôi cá và tôm sú, bố trí, sửa đổi và xây dựng 12 ao với diện tích 2.400m2/ao. Tổng vốn đầu tư ban đầu từ xây dựng hệ thống ao, đầm, trang thiết bị nuôi, tôm giống trên 5 tỷ đồng. Với vốn đầu tư lớn như vậy nhưng theo anh tôm thẻ chân trắng có thời gian nuôi ngắn, năng suất cao, nếu quản lý và chăm sóc tốt, áp dụng linh hoạt quy trình kỹ thuật nuôi thì tôm thẻ chân trắng phát triển ổn định sau thời gian nuôi khoảng 90 ngày sẽ đạt 40 - 50 con/kg, sản lượng đạt khoảng 10 tấn/ha/năm, với giá bán trung bình là 170 nghìn đồng/kg, tổng doanh thu đạt khoảng 4,9 tỷ đồng thì lợi nhuận thu được từ 1,4 - 1,5 tỷ đồng/năm. Sau khi chuyển đổi sang nuôi Tôm thẻ chân trắng  kinh tế gia đình anh được nâng lên rõ rệt, đồng thời còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 5 công nhân lao động với mức thu nhập bình quân 7 triệu đồng/người/tháng. Sau nhiều năm nỗ lực phấn đấu, những năm qua đầm nuôi Tôm của anh không bị dịch bệnh và luôn đạt năng suất cao. Trong thời gian tới anh dự kiến sẽ phát triển nuôi Tôm thẻ chân trắng trái vụ. Bên cạnh thành công đã đạt được anh không chỉ đúc rút kinh nghiệm cho bản thân mà còn chia sẻ cho bà con nông ngư dân cách chuyển đổi nuôi thủy sản theo hướng an toàn này. Một số bà con đã đến đầm nuôi Tôm của anh để tham quan, học hỏi và áp dụng khá thành công cho đầm nuôi Tôm thẻ nhà mình.


     Nghe anh tâm sự và trao đổi tôi cũng thêm phần hứng thú với nghề nuôi Tôm Thẻ chân trắng . Nhưng điều tôi băn khoăn nhất là nguồn đầu ra cho sản phẩm thì được anh chia sẻ: “Về tiêu thụ sản phẩm đã có một số công ty hợp đồng liên kết bao tiêu, do đó những năm qua lượng Tôm thương phẩm của đầm anh xuất bán luôn ổn định và đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình”.


     Nghe anh chia sẻ tôi cảm thấy hết sức vui mừng vì hiện nay để lựa chọn một  nghề phát triển thủy sản bền vững và hiệu quả là rất khó, mà cái khó nhất là tìm được đầu ra cho sản phẩm. Sau khi trò chuyện tâm sự cùng anh tôi nhận thấy: “Nuôi tôm thẻ chân trắng  mặc dù vốn đầu tư lớn nhưng hiệu quả thành công cao, kiểm soát được dịch bệnh, giảm thiểu tác hại ô nhiễm môi trường, nguồn tiêu thụ lại có sẵn. Đây sẽ là hướng đi mới giúp nghề nuôi tôm phát triển bền vững, tiến tới kết nối tiêu thụ sản phẩm tôm sạch với thị trường góp phần nâng cao thu nhập cho người nuôi và thúc đẩy phát triển kinh tế cho quê hương”./.

 

Tác giả : KS.Nguyễn Thị Hằng
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: