CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Kinh nghiệm nhà nông
Một số lưu ý khi chuyển đổi chuồng trại chăn nuôi lợn sang nuôi gia cầm

Cập nhật: 17/09/2019

    Tại tỉnh Thái Bình do ảnh hưởng của bệnh Dịch tả lợn Châu phi (DTLCP) gây tổn thất nặng nề cho ngành chăn nuôi; tuy bệnh DTLCP đến thời điểm này đã được kiểm soát tại nhiều địa phương và dịch bệnh đã có xu hướng giảm mạnh, nhưng do tính chất nguy hiểm và phức tạp của dịch nên chưa thể tái đàn lợn ngay được. Hiện nay các hộ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy chưa thể nhập lợn vào nuôi và vẫn để trống chuồng nuôi; một số hộ chăn nuôi đã tận dụng chuồng nuôi lợn để nuôi gia cầm, nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư chuồng nuôi, bù đắp thu nhập, khắc phục thiệt hại kinh tế do DTLCP gây ra. Để việc chuyển đổi từ nuôi lợn sang nuôi gia cầm có hiệu quả, người chăn nuôi cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Cải tạo chuồng nuôi

Đầu tiên bà con cần tháo dỡ toàn bộ dụng cụ chăn nuôi lợn (như cũi, máng ăn, máng uống...) để thuận tiện cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gia cầm và vệ sinh chuồng trại.

Cải tạo nền chuồng và vách ngăn:

+ Nếu chuyển đổi đối tượng nuôi lâu dài: Bà con nên phá bỏ toàn bộ vách ngăn, tôn cao nền chuồng sao cho cao hơn khu vực xung quanh từ 30 – 40 cm để giữ cho chuồng nuôi luôn khô ráo.

+ Nếu chuyển đổi đối tượng nuôi trong thời gian ngắn: Để nguyên vách ngăn, dùng các vật liệu như tre nứa, lưới nhựa để làm sàn cho gia cầm nằm ngay trên mặt vách ngăn.

Cải tạo tường bao xung quanh: Dùng lưới B40 để bưng vào các khung cửa sổ, cửa ra vào nhằm giúp cho chuồng trại được thông thoáng.

Trước khi nhập giống gia cầm về nuôi bà con cần dọn sạch phân rác, rửa sạch toàn bộ nền, tường chuồng nuôi, sau đó để khô, quét nước vôi và phun thuốc sát trùng.

Về diện tích: 1m2 có thể nuôi được từ 30 – 35 con gia cầm ở giai đoạn úm, ở giai đoạn trưởng thành có thể nuôi được từ 8 – 10 con đối với nuôi bán chăn thả và 4 - 6 con đối với nuôi nhốt.

Chuẩn bị đầy đủ thiết bị (đã vệ sinh sạch sẽ) chuyên dùng cho nuôi gia cầm như máng ăn, máng uống, đèn sưởi, cót quây úm, thức ăn, thuốc thú y,... trước khi nhập giống gia cầm về nuôi.

2. Chăm sóc nuôi dưỡng

Do mới chuyển đổi đối tượng nuôi nên đa số bà con chưa có kinh nghiệm trong chăn nuôi gia cầm do đó cần tìm hiểu kỹ trước khi nhập giống, nhờ tư vấn của chuyên môn như cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y... hoặc các hộ xung quanh đã có kinh nghiệm; đặc biệt trong quá trình nuôi cần tuân thủ quy trình kỹ thuật nuôi (nhất là công tác thú y) tránh gia cầm bị bệnh, hạn chế thiệt hại khi nuôi gia cầm.

Có thể tham khảo kỹ thuật nuôi gia cầm trên trang Website của Trung tâm Khuyến nông: Khuyennongthaibinh.vn

Tác giả : BSTY. Bùi Thị Chuyên
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: