CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Kinh nghiệm nhà nông
Chăm sóc cây dưa Lê vụ hè năm 2020

Cập nhật: 15/05/2020

    Thời tiết vụ hè diễn biến phức tạp có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây dưa lê; đặc biệt giai đoạn cây con sau trồng rất dễ nhiễm nấm bệnh, chết dột,… Do vậy, trong quá trình chăm sóc cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật sau:

1. Phân bón

Sau khi bón đủ lượng phân lót lúc trồng cần bón thúc làm 3 lần:

Lần 1: Sau trồng khoảng 15 ngày: 1 sào bón 2-3 kg đạm ure + 2-3 kg kali hoặc 6 -8 kg NPK loại 16:16:8; 13:13:13 TE. Kết hợp nhặt sạch cỏ dại quanh gốc.

Lần 2: Sau trồng 25-30 ngày, khi có hoa cái nở, bón 2-3 kg đạm ure + 2-3 kg kali/sào.

Lần 3: Sau trồng 40-45 ngày, khi đậu quả đạt 80% bón 1-2 kg đạm ure + 3-4 kg kali/sào.

Lưu ý: Trong quá trình chăm sóc nếu thấy cây sinh trưởng phát triển kém có thể hòa loãng đạm + kali hoặc NPK để tưới gốc cho cây.

 

2. Tưới nước

Ngay sau khi đặt bầu cần tưới nước để cây nhanh liền thổ, chú ý rễ dưa rất yếu không chịu được úng, nếu ruộng bị ngập nước cần tháo rút nước ngay.

Vụ hè nắng nóng nên phải thường xuyên giữ đủ ẩm cho dưa mới đạt hiệu quả.

Sau khi bón thúc lần 1 có thể tưới rãnh cho dưa với lượng nước đưa vào không quá 2/3 chiều cao rãnh luống, để nước tự ngấm sau đó phải tháo nước đi ngay, không nên té lên thân lá nhất là khi chiều tối.

Thời kì cây ra hoa và quả non cần nhiều nước nên cần chú ý tưới đủ nước cho cây.

3. Biện pháp chăm sóc khác

- Giai đoạn sau trồng:

Sau khi bén rễ hồi xanh dùng 1 thìa đạm + 2 thìa lân pha với 10 lít nước để tưới nhử cho cây. Kết hợp dặm những cây chết, yếu.

Cây mới trồng dễ bị bệnh lở cổ rễ và thối thân nên phòng trừ bằng thuốc Validacin hoặc Anvil.

- Kỹ thuật bấm ngọn dưa lê

Cây dưa lê ra hoa cái ngay ở nách lá thứ nhất của các dây nhánh. Vì vậy, bà con cần bấm ngọn cho ra nhánh thì năng suất mới cao. Cách làm như sau:

Khi cây có 5-6 lá thật tiến hành bấm ngọn lần 1 để tạo 2 nhánh cấp 1 to khỏe. Khi 2 nhánh này có 5-6 lá bấm ngọn lần 2 để tạo các nhánh cấp 2 và khi nhánh này có 5-6 lá thì tiến hành bấm ngọn lần 3. Bà con bấm ngọn ít nhất là 3 lần.

2. Tưới nước

Ngay sau khi đặt bầu cần tưới nước để cây nhanh liền thổ, chú ý rễ dưa rất yếu không chịu được úng, nếu ruộng bị ngập nước cần tháo rút nước ngay.

Vụ hè nắng nóng nên phải thường xuyên giữ đủ ẩm cho dưa mới đạt hiệu quả.

Sau khi bón thúc lần 1 có thể tưới rãnh cho dưa với lượng nước đưa vào không quá 2/3 chiều cao rãnh luống, để nước tự ngấm sau đó phải tháo nước đi ngay, không nên té lên thân lá nhất là khi chiều tối.

Thời kì cây ra hoa và quả non cần nhiều nước nên cần chú ý tưới đủ nước cho cây.

3. Biện pháp chăm sóc khác

- Giai đoạn sau trồng:

Sau khi bén rễ hồi xanh dùng 1 thìa đạm + 2 thìa lân pha với 10 lít nước để tưới nhử cho cây. Kết hợp dặm những cây chết, yếu.

Cây mới trồng dễ bị bệnh lở cổ rễ và thối thân nên phòng trừ bằng thuốc Validacin hoặc Anvil.

- Kỹ thuật bấm ngọn dưa lê

Cây dưa lê ra hoa cái ngay ở nách lá thứ nhất của các dây nhánh. Vì vậy, bà con cần bấm ngọn cho ra nhánh thì năng suất mới cao. Cách làm như sau:

Khi cây có 5-6 lá thật tiến hành bấm ngọn lần 1 để tạo 2 nhánh cấp 1 to khỏe. Khi 2 nhánh này có 5-6 lá bấm ngọn lần 2 để tạo các nhánh cấp 2 và khi nhánh này có 5-6 lá thì tiến hành bấm ngọn lần 3. Bà con bấm ngọn ít nhất là 3 lần.

Tác giả : KS. Trần Thị Doanh
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: