1. Đối
với môi trường nước
-
Giữ độ sâu mực nước ao nuôi 1,5-2 m để ổn định nhiệt độ môi trường, hạn chế tối
đa những hoạt động có thể làm cá bị “sốc” như bắt, kéo lưới, san cá… Định kỳ
2tuần/lần dùng vôi bột hay một số loại thuốc sát trùng: BKA, BKC,
VICATO theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
-
Thường xuyên thăm kiểm tra ao nuôi hàng ngày để phát hiện những biểu hiện bất
thường để có biện pháp xử lý kịp thời như: nước ao có hiện tượng đổi màu, cá bỏ
ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước…
- Vào
những ngày thời tiết thay đổi khi thấy cá có hiện tượng nổi đầu bất thường do
thiếu ô xy thì cần bơm nước sạch vào ao hoặc dùng quạt nước, máy đánh sóng để
tăng cường oxy ngoài ra có thể chủ động dùng viên OXYTAZEN để tăng hàm lượng
oxy khi cần thiết.
2.
Chăm sóc và phòng bệnh cho cá
- Thường xuyên kiểm tra mức độ tiêu thụ thức
ăn của cá để điều chỉnh khẩu phần ăn cho phù hợp, tránh dư thừa thức ăn gây ô
nhiễm môi trường.
- Tăng cường sức đề
kháng cho cá bằng cách cho cá ăn các loại thức ăn giàu đạm, định kỳ 2 lần/tháng
bổ sung các chất khoáng, vitamin C… trộn vào thức ăn cho cá với liều lượng 2 –
5 g/100 kg cá nuôi. Kết hợp phòng bệnh cho cá, bằng cách định kỳ 1 lần/ tháng
trộn tỏi tươi xay nhuyễn trộn vào thức ăn với liều lượng 50 g/100 kg cá hoặc là
thuốc tiên đắc 20g/100 kg cá cho ăn liên tục 3-5 ngày. Hoặc dùng chế phẩm EM tỏi
cho ăn định kỳ 2 lần/tháng để phòng bệnh cho cá với liều lượng là 1lít EM tỏi/10
kg thức ăn trộn ủ cho se viên thức ăn sau đó với cho cá ăn, cho ăn 3 – 5 ngày
liên tục; khi cá bị bệnh thì sử dụng liều lượng gấp đôi, cho ăn liên tục 7 – 10
ngày.
- Khi thời tiết thay đổi đột ngột cần giảm
lượng thức ăn của cá từ 40 – 50% so với lượng thức ăn cho cá ăn hàng ngày.
Tác giả : KS. Nguyễn Thị Hằng