1. Với lúa cấy:
* Về nước tưới: Giai đoạn sau cấy, cần giữ mực nước nông
2-4 cm để lúa nhanh bén rễ, giữ ấm gốc lúa và đẻ nhánh khỏe.
* Dặm tỉa: Do cây lúa có khả năng bù bông, nên cơ bản
chỉ cần tiến hành dặm tỉa sớm trên diện tích mất khoảng nhiều.
* Phân bón: Với điều kiện như vụ xuân năm nay, để hạn
chế lúa sinh trưởng kém, thấp cây, phân hóa đòng sớm, trỗ sớm (đặc biệt trên
diện tích gieo cấy trước tết Nguyên Đán) bà con nên bón thúc rải làm 2 lần.
Lần 1: Khi lúa đã bén rễ hồi xanh và bật
lá non, tranh thủ thời tiết ấm cần bón thúc ngay. Bón 2/3 lượng NPK chuyên thúc
của các công ty có uy tín trên thị trường (loại NPK có hàm lượng cao như
16:16:8, 16:5:17…. )
Lần 2: Tùy thuộc điều kiện thời tiết có
thể bón thúc lần 2 sau lần 1 từ 15-20 ngày, bón hết lượng phân thúc còn lại.
Khi lúa bắt đầu phân hóa đòng, tùy điều
kiện cụ thể (như thời tiết, sức sinh trưởng của cây, chân đất…) có thể bón bổ
sung 3-4 kg Kali và 2-3 kg đạm ure/sào hoặc 3-4 kg NPK có hàm lượng kali cao để
nuôi đòng, nuôi hạt.
2. Với diện tích gieo thẳng:
Đối với diện tích mới gieo thẳng chưa ra
lá thật, cần giữ đủ ẩm không đọng vũng nước trên mặt luống.
Khi lúa được trên 2 lá cần đưa nước vào
láng chân, bón nhử 2-3 kg đạm ure và xử lý ốc bươu vàng, cỏ dại. Sau 5-7 ngày
tiến hành bón thúc và tỉa dặm kịp thời như lúa cấy.
Cần chủ động bám sát diễn biến của thời
tiết để có biện pháp phòng bệnh đạo ôn cho diện tích lúa tốt sớm./.
Tác giả : Ks. Phạm Thị Hiên