1. Đặc điểm của bệnh.
Bệnh Viêm da
nổi cục là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do
vi rút gây ra trên trâu, bò. Đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như
muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm
bệnh, sử dụng chung máng ăn, uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp
xúc trực tiếp. Bệnh thường xảy ra theo mùa, chủ yếu vào những tháng có thời
tiết ấm, khi côn trùng hoạt động mạnh.
2. Triệu chứng của bệnh:
Khi Trâu, bò mắc
bệnh có những dấu hiệu dưới đây:
– Bỏ ăn, Sốt cao,giảm năng
suất rõ rệt.
– Viêm
mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt. Hạch bạch huyết sưng
– Hình thành các
nốt sần có đường kính từ 2–5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ
quan sinh dục và đáy chậu trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu phản ứng sốt. Các
nốt sân này có hình tròn, chắc và nhô cao.
– Các nốt sần
lớn có thể bị hoại tử và cuối cùng là xơ hóa và tồn tại trong vài tháng; để lại
các vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn.
– Các mụn nước,
vết hoại tử và vết loét có thể xuất hiện ở màng nhầy của miệng và đường tiêu
hóa cũng như trong khí quản và phổi.
– Khi bị bệnh các mụn ở chân, bìu, âm hộ vỡ ra sẽ làm cho con vật không muốn di
chuyển
– Bò đực có thể
bị vô sinh vĩnh viễn hoặc tạm thời.
– Bò mang thai
có thể sảy thai và không động dục trong vài tháng.
3. Một số biện pháp phòng, chống bệnh.
Để phòng bệnh có hiệu quả, người chăn nuôi cần áp dụng đầy đủ, đồng bộ các
biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học:
- Tổ chức tiêm phòng vắc xin Viêm da nổi cục cho
đàn trâu bò khỏe mạnh.
- Bà con chỉ chọn mua con giống ở những cơ sở giống an toàn dịch
bệnh, khỏe mạnh có giấy kiểm dịch của cơ quan thú y.
- Trâu bò mua
về phải nuôi cách ly trong thời gian 2-3 tuần để theo dõi,
- Thường xuyên
vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi, thu gom phân rác, khơi thông cống
rãnh, phát quang bụi rậm, phun thuốc khử trùng từ 1 – 2 lần/1 tuần. Đồng thời
phun thuốc tiêu diệt ruồi, muỗi, ve, mòng... thường xuyên.
- Cho trâu bò
ăn thức ăn, nước uống sạch đầy đủ và phù hợp theo lứa tuổi.
- Bổ sung
khoáng chất, vitamin để chống stress cho trâu bò.
- Thường xuyên
theo dõi tình trạng sức khỏe đàn trâu bò. Khi có trâu bò ốm nghi mắc bệnh viêm
da nổi cục thì báo ngay cho cán bộ thú y và làm theo hướng dẫn.
Đối với địa phương đã có trâu, bò có biểu hiện của bệnh,
có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Viêm da nổi cục:
- Bà con cần cách ly toàn bộ trâu, bò có biểu hiện của bệnh Viêm da nổi cục.
Tuyệt
đối không bán chạy Trâu bò bị bệnh.
- Và tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng, ruồi, muỗi,
ve, mòng,… liên tục trong thời gian 03 tuần tại các hộ chăn nuôi có trâu, bò có
biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh và các vùng có nguy cơ cao.
- Thống kê số lượng trâu, bò, đề nghị người chăn nuôi trên địa bàn xã có
dịch cam kết không bán chạy, không giết mổ, không vứt xác gia súc chết, gia súc
bệnh ra môi trường.
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động giám sát
trâu, bò có biểu hiện bị bệnh , nghi bị bệnh
phát hiện kịp thời báo cáo chính
quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; hằng
ngày tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng hoặc sử dụng vôi bột để sát trùng khu
vực chăn nuôi, nuôi nhốt trâu, bò,...
- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục
theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
Tác giả : KS. Phạm Thị Xuyên