1. Chuồng trại và khu vực chăn nuôi
Việc vệ
sinh cơ giới, quét dọn chuồng trại, cọ rửa sạch sẽ máng ăn máng uống cần phải
thực hiện thường xuyên hàng ngày.
Định kỳ
phun thuốc khử trùng chuồng trại và khu vực chăn nuôi ít nhất một lần/tuần bằng
các dung dịch sát trùng như Iodine, Benkocid, rắc vôi bột xung quanh chuồng
nuôi.
Bố trí
hố khử trùng trước cổng ra vào khu vực chăn nuôi và thường xuyên thay mới hóa
chất khử trùng.
Công
tác tu sử chuồng trại cũng cần được quan tâm. Đối với những chuồng bị dột mái,
hắt nước mưa,… cần tiến hành sửa chữa ngay nhằm hạn chế các tác động bất lợi của
thời tiết đến vật nuôi.
2. Chăm sóc nuôi dưỡng
Thức
ăn, nước uống là yếu tố chúng ta phải chú ý trong giai đoạn này, để hạn chế tất
cả những yếu tố gây bệnh và nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi. Người chăn nuôi
cần lưu ý cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống sạch, dễ tiêu hóa, đảm bảo chất lượng,
phù hợp với từng lứa tuổi của vật nuôi qua các thời kỳ. Thời điểm giao mùa độ ẩm
cao, thức ăn rất dễ bị nấm mốc, trước khi cho vật nuôi ăn cần kiểm tra kỹ lưỡng,
tuyệt đối không sử dụng thức ăn đã ôi thiu, nấm mốc. Nên cho ăn lượng vừa đủ để
thức ăn luôn tươi mới, hạn chế sử dụng thức ăn dư thừa qua các bữa ăn.
Có thể bổ sung các loại thảo mộc có thành phần
kháng sinh như tỏi, gừng, nghệ, hoặc một số Vitamin tổng hợp, Bcomplex vào thức
ăn của vật nuôi để phòng một số bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột
như hen suyễn, tiêu chảy, tụ huyết trùng,…
Duy trì
mật độ nuôi nhốt phù hợp để tạo bầu không khí thoáng mát, giảm tối đa các tác
nhân stress tác động đến đàn vật nuôi: Đối với gà nuôi nhốt mật độ 6 - 8 con/m2;
Đối với lợn con từ 10 - 35 kg/con là 0,4 - 0,5 m2/con; Đối với lợn
to từ 35 đến 100 kg/con là 0,8 m2/con; Đối với trâu bò diện tích chuồng
phù hợp là 3 - 5 m2/con.
Thường
xuyên theo dõi diễn biến tình trạng sức khỏe đàn vật nuôi, khi phát hiện những
dấu hiệu bất thường như sốt, kém ăn hoặc bỏ ăn,… cần nhanh chóng nhốt riêng
sang khu vực cách ly để theo dõi, trường hợp cần thiết phải báo ngay cho cán bộ
thú y để có những biện pháp can thiệp kịp thời, nhanh chóng tránh lây lan, bùng
phát dịch bệnh.
3. Công tác thú y
Tiêm
phòng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi theo khuyến
cáo của cơ quan thú y.
Nếu có
gia súc, gia cầm ốm, chết phải thực hiện tiêu hủy theo đúng hướng dẫn của cán bộ
thú y, tuyệt đối không được tự ý giết mổ, bán chạy hay vất bừa bãi ra môi trường.
Thực hiện tốt công tác phun trừ ruồi muỗi, tiêu diệt
các loại ký sinh trùng bằng cách phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, loại
bỏ các điểm đọng nước. Sử dụng các hóa chất có thành phần Permethin hoặc
Deltamethin phun theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
4. Công tác vận chuyển vật nuôi
Với những
gia súc, gia cầm có nhu cầu vận chuyển từ nơi này đến nơi khác cần chú ý đảm bảo
các quy trình vận chuyển, thực hiện nghiêm kiểm dịch vận chuyển để đảm bảo an
toàn dịch bệnh.
Sử dụng
các phương tiện vận chuyển chuyên dùng, vệ sinh sạch sẽ, phun thuốc khử trùng
trước và sau khi vận chuyển.
Tác giả : Ths. Đào Minh Thuận