Kỹ thuật nuôi ngao
thương phẩm ngoài bãi triều cơ bản bao gồm:
1. Chọn và chuẩn bị bãi nuôi
a, Chọn bãi:
Bãi nuôi ngao thường là bãi trung, hạ, gần cửa sông, bằng phẳng, ít sóng
gió. Đáy là cát bùn, độ mặn từ 15 - 25‰, thời gian phơi bãi không quá 4 - 5 giờ/ngày.
b, Chuẩn bị bãi nuôi:
Cải tạo bãi: Vệ sinh, thu gom đá sỏi, rác… Khi triều xuống cần cày xới mặt
bãi sâu khoảng 5 - 10 cm, san phẳng mặt bãi để ngao giống dễ dàng chui xuống
tránh bị nước triều cuốn đi.
Tạo luống: Luống có cùng hướng với dòng chảy của thủy triều khi lên, xuống.
Giữa hai luống có lối đi để tránh dẫm lên bãi sau khi thả giống. Những vùng
nuôi ngao có thời gian phơi bãi trên 5 giờ/ngày cần có biện pháp giữ nước, tạo độ
ẩm cho bãi nuôi.
Quây lưới quanh bãi: Dùng lưới có cỡ mắt lưới 2a = từ 2 – 5 mm, cao – từ 1 - 1,2 m. Dùng cọc tre
cao 1,5 – 2 m có đường kính từ 8 – 10 cm để giăng lưới. Lưới vùi sâu xuống mặt
bãi khoảng 30 cm, cao so với mặt bãi từ 80 – 100 cm. Trong bãi căng nhiều dây
ngang, dọc cách mặt bãi 5 – 10 cm theo chiều gió để hạn chế ngao đẻ theo hướng
nước chảy và gió.
2. Chọn và thả giống
Ngao giống có chất lượng tốt, ngao nhỏ có hình tròn đều, màu hồng - trắng.
Tùy thuộc vào kích cỡ giống, tuy nhiên kích cỡ tối thiểu từ 0,5 – 1 cm/con. Mật độ thả
theo bảng sau:
Cỡ giống
(vạn con/kg)
|
Mật độ
(kg/1.000m2)
|
5
|
100
|
4
|
110
|
3
|
140
|
2
|
180
|
Tại Thái Bình ngao giống thường được ương nuôi trong các đầm nước mặn lợ đến
khi ngao đạt cỡ ngao cúc (500 – 800 con/kg) mới đưa ra nuôi ngoài bãi triều. Cần
chọn ngao giống cỡ không lẫn sạn, màu sắc tươi sáng mật độ nuôi khoảng từ 400 -
600 con với cỡ giống 4000 – 5000 con/kg, tùy theo điều kiện bãi nuôi có thuật lợi
hay không. Thời gian thả giống
2 đợt tháng 2 – 3 và tháng 7 – 8.
Lưu ý: Khi mua ngao
giống từ địa phương khác về, do ngao giống được giữ trong nhiệt độ thấp, nên cần
cho ngao thích nghi dần với môi trường.
Cách thả giống
Ngao giống sau khi vận chuyển từ
nơi khác về để vào nơi râm mát. Thời gian thả giống vào sáng sớm hoặc chiều
mát. Chở ngao giống rắc đều trên mặt bãi. Trước khi thả giống phải kiểm tra mặt
bãi , nhiệt độ để thuần hoá tránh gây sốc cho ngao
và hao hụt sau khi thả.
3. Chăm sóc và quản lý:
Khi mới rải ngao giống, do vỏ ngao còn yếu chưa thể vùi sâu xuống đáy
nên hạn chế đi lại.
Hàng ngày thăm bãi, kiểm tra thường xuyên bắt hết các loại ốc hại ngao
con.
Thường xuyên kiểm tra đăng chắn đề phòng ngao thoát ra ngoài. Nếu ngao tập
trung nhiều ở một chỗ cần san thưa.
4. Thu hoạch:
Tại Thái Bình thời gian
nuôi khoảng 18 - 24 tháng là thu hoạch. Thời gian thu hoạch thích hợp nhất là
cuối mùa xuân hoặc đầu mùa thu, hoặc theo diễn biến của thị trường.
Tác giả : KS. Bùi văn Trụ - TTKN