CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Quy trình kỹ thuật
Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Ngô giai đoạn đầu

Cập nhật: 16/09/2020

    Để trồng Ngô cho năng suất và hiệu quả cao, trong chương trình hôm nay chúng tôi xin giới thiệu với bà con kỹ thuật trồng cây ngô vụ đông trên chân đất hai lúa giai đoạn đầu như sau:


     1. Thời vụ


     Gieo hạt từ 15 - 25/9, nếu làm bầu cần đặt bầu ra ruộng trước ngày 10/10. Đối với ngô nếp, ngô đường, ngô rau; ngô sinh khối làm thức ăn xanh cho chăn nuôi, thời vụ gieo trồng có thể kéo dài đến 15/10/2020;


     2. Kỹ thuật ngâm ủ, chăm sóc bầu


     + Lượng giống: Ngô tẻ: khoảng 0,5 - 0,6 kg/sào; Ngô nếp: 0,3-0,4 kg;


     + Ngâm ủ: Ngâm trong nước ấm khoảng 3-5h, vớt lên rửa sạch nhớt, tiến hành ủ hạt với vải hoặc cát ẩm, giữ ẩm đến khi hạt nứt nanh có thể tra vào bầu hoặc làm mạ ngô.


     + Nếu làm bầu ngô: Thời gian cây con trong bầu tốt nhất là 5 – 7 ngày, tối đa không quá 10 ngày, nếu thời gian cây ngô ở trong bầu dài hơn cần phải tưới bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng NPK pha loãng. Trước khi đưa cây con ra ruộng cần phun phòng bệnh lở cổ rễ bằng thuốc Validacin dạng nước cho cây.


     3. Kỹ thuật trồng ngô


     - Phân bón lót cho 1 sào: 2-3 tạ phân chuồng hoặc phân vi sinh thay thế + 15-20 kg Supe lân + 2-3 kg đạm ure Hoặc sử dụng phân NPK theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nếu đất ướt thì phân đạm để lại hòa tưới khi cây 2-3 lá.


     - Kỹ thuật trồng: Trồng khoảng cách giữa các hàng từ 65 - 70 cm, khoảng cách giữa các cây từ 25 – 30 cm, đảm bảo mật độ 5,7 – 6 vạn cây/ha đối với đất 2 lúa, tùy từng loại giống và điều kiện thâm canh có thể tăng mật độ ngô 6 - 7 vạn cây/ha đối với đất màu.


     Lưu ý:


     - Đối với ngô trồng trên chân đất 2 lúa cần tháo cạn nước trước khi đặt bầu.


     - Khi trồng cần thao tác nhẹ nhàng tránh làm vỡ bầu, đứt rễ, gẫy mầm ngô làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và cho bắp của cây sau này.


     - Tuyệt đối không đặt bầu trực tiếp lên phân, không phủ đất kín mặt bầu.


     4. Chăm sóc ngô


     - Nếu sau trồng gặp mưa gây ngập úng cần có biện pháp thoát nước kịp thời, tuyệt đối không để cây con bị ngập úng. Sau đó, cần ngâm lân super với nước, pha loãng tưới liên tục 2-3 lần, lần trước cách lần sau 3-4 ngày.


     - Nếu đất khô cần tưới ngay sau khi đặt bầu cho liền thổ và cây nhanh ra rễ mới.


     - Tiến hành dặm tỉa sớm khi cây 1-3 lá, định hình cây sớm đảm bảo mật độ. Sau khi dặm cần tưới nước để giúp cây nhanh phục hồi.

Tác giả : KS. Trần Thị Doanh
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: