CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Quy trình kỹ thuật
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây su hào

Cập nhật: 28/10/2020

    Cây su hào sinh trưởng tốt trong điều kiện, nhiệt độ trung bình 20 - 25 ºC. Một số giống chịu nhiệt có thể trồng thời vụ sớm ở Miền Bắc. Hiện đang được trồng phổ biến tại Thái Bình như: Su hào B40- Hàn Quốc, Su hào F1 Boeing VA.747...

Su hào B40- Hàn Quốc là giống lai F1, có thể cho thu hoạch sau trồng 35 - 40 ngày. Đặc điểm của giống su hào B40 là củ to (trung bình 400 - 600g/củ), tròn dẹt, màu xanh trắng, mỏng vỏ, thịt mềm, ăn giòn, ngọt, không xơ; năng suất cao 2 - 2,5 tấn/sào. Giống chịu nhiệt tốt, có thể gieo trồng trái vụ, vụ sớm từ tháng 7 đến tháng 2 năm sau.

Su hào F1 Boeing VA.747 là giống xuất xứ Hàn Quốc, vỏ ngoài màu xanh, chất lượng giòn, ngon, ngọt, rất ít xơ, chịu nhiệt, chịu lạnh rất tốt. Thời gian thu hoạch từ 38 - 45 ngày sau trồng, năng xuất tương đương với giống su hào B40. Giống chịu nhiệt tốt, có thể gieo trồng trái vụ, vụ sớm từ tháng 7 đến tháng 2 năm sau.

1. Thời vụ gieo trồng

- Vụ sớm gieo hạt từ tháng 7, trồng tháng 8 - 9.

- Chính vụ gieo từ tháng 9, trồng tháng 10 – 11.

- Vụ muộn gieo hạt tháng 11 trồng tháng 12.

2. Ươm cây giống

Chọn nơi đất cao, dễ thoát nước, đất thịt nhẹ hoặc cát pha để gieo hạt. Làm đất thật nhỏ tơi xốp, luống cao 20 - 30cm tùy thuộc điều kiện thoát nước, rãnh rộng 30cm, mặt luống rộng 0,9 - 1m. Bón lót bằng phân chuồng mục 1,5 - 2kg/m2 hoặc phân hữu cơ vi sinh 0,5kg/1m2. Gieo hạt đều trên mặt luống với lượng hạt gieo là 1,5 - 2g/m2. Gieo hạt xong phủ một lớp trấu hoặc rơm rạ lên trên, sau đó tưới nước bằng ô doa đủ ẩm mỗi ngày 1 lần. Khi cây mọc thì bỏ lớp rơm rạ trên mặt luống và tưới đủ ẩm thường xuyên cho cây. Dùng phân lân pha loãng để tưới nhử cho cây khi cây có 2 lá thật. Sau khi gieo được 25 - 35 ngày hoặc cây có 5 – 6 lá thật đưa ra trồng ngoài đồng ruộng.

Lưu ý: Dừng tưới nước 4 - 7 ngày trước khi đưa cây con ra ruộng để huấn luyện cây. Trước khi nhổ 4 - 5 giờ tưới đẫm nước làm mềm đất hạn chế đứt rễ khi nhổ cây con.

3. Làm đất trồng cây

Cày bừa kỹ, đập nhỏ đất, lên luống cao 30cm, rãnh rộng 30cm, mặt luống rộng 80 – 90cm, bón lót phân, san phẳng mặt luống, trồng cây con với khoảng cách 30 x 40cm đảm bảo mật độ khoảng 2000 - 2500 cây/sào.

Sau trồng tưới nước đủ ẩm mỗi ngày 1 lần; khi cây bén rễ hồi xanh duy trì đủ ẩm đất cho cây sinh trưởng đặc biệt là thời kì hình thành củ, có thể tưới nước cho cây với lượng nước đưa vào không quá ½ chiều cao rãnh, để nước tự ngấm sau đó phải tháo đi ngay không được để nước đọng trong rãnh.

4. Chăm sóc, bón phân

Lượng phân bón cho 1 sào: Phân chuồng ủ mục 200 - 300kg hoặc phân hữu cơ vi sinh 100kg, 8 - 10 kg đạm ,15 - 20 kg lân, 9 kg kali.

Cách bón:

+ Bón lót: Phân chuồng ủ mục 200 - 300kg hoặc phân hữu cơ vi sinh 100kg + 3 kg đạm + 15 - 20 kg lân + 3 kg kali.

+ Bón thúc lần 1 khi cây hồi xanh (sau trồng 7 - 10 ngày) với lượng: 1kg đạm  + 2kg kali, pha nước tưới vào gốc.

+ Lần 2: Sau trồng 15 - 20 ngày, bón 2 - 3 kg đạm Ure và 2kg kali.

+ Lần 3: Khi trồng 25 - 30 ngày, bón 2 - 3kg đạm Ure và 2 - 3kg kali.

Sau khi trời mưa cần xới phá váng, có thể kết hợp bón thúc với xới xáo vun gốc, làm sạch cỏ dại, loại bỏ lá vàng, lá sâu bệnh để cây sinh trưởng phát triển tốt.

Ngừng bón phân đạm ít nhất 15 ngày trước khi thu hoạch.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp cho cây, thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, nên có chế độ luân canh hợp lý: Cày lật đất sớm, phơi ải để diệt nguồn sâu non, nhộng của sâu khoang, sâu xám, sâu xanh...; luân canh với lúa nước ở vùng đất 2 vụ lúa, 1 vụ rau; với vùng chuyên canh rau thì luân canh với hành, tỏi, đậu tương; thường xuyên theo dõi phát hiện sâu bệnh và phòng trừ kịp thời.

Ở giai đoạn vườn ươm cây con thường bị bệnh lở cổ rễ, sương mai cần làm giàn che để tránh mưa, gió, nắng... khi cây có biểu hiện bệnh nên phun thuốc Ridomil Gold 68 WP, Score 250EC, Validacin...

Đối với các loại sâu hại như sâu tơ, sâu xanh, sử dụng thuốc sinh học để phun trừ.

Lưu ý: Trước khi thu hoạch 15 - 20 ngày không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phun trừ sâu bệnh.

Tác giả : Ths. Phan Thị Hương
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: