CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Mô hình điển hình tiên tiến
Gương người phụ nữ làm giàu trên chính quê hương mình

Cập nhật: 13/01/2016

    Phong trào thi đua lao động sản xuất, kinh doanh giỏi đã có sức lan tỏa rộng khắp trong mỗi cán bộ, hội viên nông dân của huyện Hưng Hà, góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế, thay đổi nếp nghĩ, cách làm của những người nông dân nơi đây. Đã xuất hiện nhiều tấm gương làm giàu từ phát triển kinh tế VAC, chị Trần Thị Nhường thôn Khả Đông xã Duyên Hải là một điển hình.

Phong trào thi đua lao động sản xuất, kinh doanh giỏi đã có sức lan tỏa rộng khắp trong mỗi cán bộ, hội viên nông dân của huyện Hưng Hà, góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế, thay đổi nếp nghĩ, cách làm của những người nông dân nơi đây. Đã xuất hiện nhiều tấm gương làm giàu từ phát triển kinh tế VAC, chị Trần Thị Nhường thôn Khả Đông xã Duyên Hải là một điển hình.

Chúng tôi đến trang trại của chị Trần Thị Nhường khi chị đang chuẩn bị cho đợt tiêu độc khử trùng định kỳ chuồng trại; qua tham quan và trao đổi được biết chị Nhường sinh ra và lớn lên trong cảnh gia đình nghèo khó, lại đông chị em nên lúc nào trong suy nghĩ chị cũng ước mong làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Năm 2005, thấy khu diện tích thấp trũng của thôn giáp với xã Văn Cẩm cấy lúa kém hiệu quả, đúng thời điểm đó Nghị quyết 01 của Tỉnh ủy về chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang phát triển kinh tế VAC ra đời, chị đã mạnh dạn chuyển đổi gần 2000m2 đất ruộng khoán của gia đình và thuê thêm trên 3000m2 sang chăn nuôi tổng hợp. Khi chị quyết định ra vùng đất chua trũng, cũng nhiều người ủng hộ, nhưng cũng nhiều người cho là chị quá mạo hiểm. Vì đây là vùng đất gần như chẳng nhìn thấy gì là cho thu nhập.

Bằng lòng kiên trì, quyết tâm cao, chị đã thực hiện phương châm lấy ngắn, nuôi dài. Ban đầu chị thuê công đào ao, trên bờ chị trồng cây ăn quả, nuôi vịt đẻ, ngan, ngỗng, dưới ao thả cá. Khi tích lũy được vốn, chị tiếp tục đầu tư kinh phí xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn thương phẩm. Tuy nhiên năm đầu chị nuôi lợn cũng là năm trên địa bàn xảy ra dịch tai xanh. Xót xa nhìn đàn lợn chết dần. Không nản trí, sau thất bại chị đầu tư thời gian đi học hỏi kinh nghiệm nuôi lợn của các trang trại lớn trong và ngoài huyện. Tham gia khóa học chăn nuôi thú y do hội nông dân phối hợp Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Tỉnh mở tại xã, qua đọc báo, nghe đài để tích lũy kinh nghiệm. Năm 2008, chị thắng lớn, cùng sự động viên của gia đình, chị Nhường mạnh dạn vay ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên 1 tỷ đồng, hội nông dân xã tín chấp cho vay và mượn bàn bè chị đầu tư quy mô chăn nuôi lợn siêu nạc khép kín từ nái sinh sản đến lợn thương phẩm trên 4 tỷ đồng. Với quy mô 3000m2 chuồng nuôi, nhiều khu chăn nuôi khác nhau, bố trí một cách khoa học:  khu chăn nuôi lợn nái sinh sản, khu lợn con và sau cùng là khu nuôi lợn thịt. Chuồng trại được xây dựng quy mô, có hệ thống thông gió thường xuyên chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ, phun hóa chất tiêu độc khử trùng, cách ly với môi trường xung quanh. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh  chị đã đầu tư lắp đặt hệ thống biogas phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong gia đình. Để thuận lợi cho việc chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm, chị Nhường đã mạnh dạn liên kết với công ty thức ăn chăn nuôi gia súc Green farm Hưng Yên cung ứng thức ăn và tư vấn kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn, tiêu thụ sản phẩm theo đúng chu kỳ sản xuất nên không bị ế đọng. Hiện nay, trang trại của chị Nhường có 150 con lợn nái, 3 lợn đực giống và 500 con lợn thương phẩm. Mỗi năm thu lãi từ nuôi lợn 550 triệu đồng; cá và gia cầm trên 100 triệu đồng. Về kinh nghiệm trong chăn nuôi, chị Trần thị Nhường cho biết: Phải chủ động phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng vắc xin đủ mũi cho đàn lợn từ khi còn nằm trong bào thai. Thực hiện nội bất suất, ngoại bất nhập. Dù người quen hay công nhân của trang trại khi vào trang trại cũng phải dẫn vào hố sát trùng và mặc quần áo bảo hộ.

Do chăn nuôi có lãi nên chị Trần Thị Nhường đã tham gia hiệp hội chăn nuôi của xã sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho hội viên. Ngoài ra, chị còn hỗ trợ hội viên trong chi hội nông dân không lấy lãi 670 con lợn giống trị giá 1 tỷ 072 triệu đồng. Tạo việc làm thường cuyên cho 5 chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn với thu nhập trên 3 triệu đồng/người/tháng.

Bằng sự năng động, tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi nên trang trại của chị Trần Thị Nhường là địa chỉ đỏ để các hộ chăn nuôi trong vùng đến học tập. Ghi nhận những kết quả mà chị Nhường đạt được, chị được Trung ương Hội nông dân, UBND tỉnh, UBND huyện khen thưởng trong phong trào nông dân thi đua lao động sản xuất kinh doanh giỏi.
Tác giả : KS. Bùi Văn Mạnh - TTKN
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: