Xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng yếu của cả hệ thống chính trị và tòan xã
hội. Mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi đơn vị tuỳ thuộc chức năng nhiệm vụ mà tham gia
trực tiếp, hoặc gián tiếp vào phong trào xây dựng NTM. Trung tâm Khảo nghiệm
Khuyến nông Khuyến ngư, với chức năng của mình, thời gian qua đã bám sát chủ
trương của tỉnh, sự chỉ đạo của ngành, hướng các hoạt động khuyến nông khuyến
ngư phục vụ kịp thời và hiệu quả vào công cuộc xây dựng NTM ở các địa phương
trong tỉnh. Điều đó thể hiện trên các mặt sau:
1- Công tác khuyến nông góp phần tuyên truyền các
chủ trương chính sách của đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp và xây
dựng nông thôn
Với các hoạt động truyền
thông, như xây dựng chương trình khoa giáo kỹ thuật, xuất bản bản tin khuyến
nông, xây dựng Website, xuất bản các tờ rơi, tờ bướm, tập huấn chuyển giao
TBKT; Tthời gian qua Trung tâm đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền
thông, như Đài PT-TH tỉnh xây dựng chương trình khoa giáo “Nhịp cầu nhà nông”,
xuất bản hàng nghìn bản tin khuyến nông, hàng nghìn tờ rơi tờ bướm . Qua đó đã
chuyển tải các chủ trương, chính sách về phát triển SX nông nghiệp, xây dựng
NTM, phổ biến các điển hình tiên tiến tới cán bộ, đảng viên và bà con nông dân
trong tỉnh. Hướng dẫn các qui trình kỹ thuật ứng phó với các điều kiện bất
thuận của thời tiết, khí hậu tác động đến sản xuất nông nghiệp.
Bằng các hoạt động thông tin, tuyên truyền, vận
động bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hạn chế cấy lúa dài ngày,
sang cấy các giống ngắn ngày năng suất cao, góp phần giảm tỷ lệ lúa dài ngày từ
34,4% đến nay chỉ còn 4,45% trong cơ cấu. Tuyên truyền mở rộng cây màu hè, cho
thu nhập cao, thời gian chiếm đất ngắn (chỉ
trong vòng 40-45 ngày, đã cho thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng/ha). Do
vậy diện tích không ngừng đựoc tăng từ 933 ha năm 2006 đến nay đã đạt 5.810 ha.
Tuyên truyền vận động mở rộng diện tích cây vụ đông, thực hiện tái cơ cấu
ngành, phát triển sản xuất hàng hoá, gắn với thị trường góp phần nâng cao hiệu
quả sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống của người dân.
Tuyên truyền cho bà con nông dân nắm vững qui hoạch vùng sản xuất hàng hoá tập trung, qua đó tự
giác thực hiện qui hoach. Tuyên tuyền sâu rộng cho người dân thấy rõ những thời
cơ, thuận lợi cùng những thử thách khó khăn khi xây dựng NTM
2) Khuyến nông góp phần đưa các tiến bộ kỹ
thuật mới vào sản xuất: hàng
năm Trung tâm đã phối hợp với các Viẹn nghiên cứum các Trường đại học, khảo
nghiệm hàng trăm giống lúa các loại, qua đó chọn lọc, đề xuất, bổ sung vào cơ
cấu cây trồng của của tỉnh, nhiều giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt,
như bộ giống thuần cho năng suất cao có Q5, Khâm Dục, BC15,...bộ giống chất
lượng có Bắc thơm 7, T10, Hương thơm 1, QR1, RVT, ĐT52, các giống lúa lai như
Nhị ưu 838, HYT 83, HYT 100, HYT 108, Nam dương 99, N.ưu 69, CNR02, ZZD001..góp
phần đưa năng suất lúa của tỉnh từ 64,71 ta/ha vụ xuân (năm 2001) lên 72,6
tạ/ha (vụ xuân 2014),vụ mùa từ 50,1tạ/ha )2001) lên ..........tạ/ha (2013).
Ngoài ra đơn vị còn khảo nghiệm nhiều giống cây màu các loại, qua đó đề xuất
nhiều giống cây màu có năng suất cao, chất lượng tốt như các giống Hồng Hà 2,
Hồng Hà 7 trồng bằng hạt, cho hiệu quả kinh tế thiết thự các giống có chất lượng tốt phù hợp với
thị hiếu người tiêu dùng như Solara (Đức), Diamant (Hà Lan), Atlantic (Mỹ).
Các giống khoai lang có thời gian sinh trưởng ngắn, chất lượng ngon như KLC
266, MYD, khoai lang Nhật. các giống dưa lê chất lượng như Ngân huy 233, các
giống Ngô LVN10, LVN4, LVN 61....các giống ngô nếp như HN88, MX2, MX4 và một số
giống ngô đường. Giống ớt có các giống ớt có Hotchilly, Redchilly, Lai sô
20.giống Bí xanh số 1, các giống hoa cao cấp như lily, Tuy líp, Hồng môn....
góp phần mở rộng diện tích cây vụ đông, tăng diện tích cây màu hè, tăng giá trị
trên đơn vị diện tích canh tác, tăng thu nhập cho người nông dân.
Đặc biệt giống lúa mới BC 15 do Kỹ sư đặng Tiểu
Bình – cán bộ khuyến nông chọn tạo có năng suất cao, chất lượng khá, phạm vi
thích ứng rộng được nhiều địa phương đưa vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh
tế cao là sự khẳng định vai trò của khuyến nông trong việc chộn tạo, chuyển
giao TBKT mới vào sản xuất
Cùng với các TBKT về giống mới, hệ thống khuyến
nông của Tỉnh còn ứng dụng chuyển giao các giải pháp canh tác như gieo mạ nền cứng, mạ ném, mạ khay. Đặc
biệt giải pháp gieo sạ, gieo thẳng bằng công cụ cải tiến, chỉ trong trong vòng
3 năm diện tích gieo thẳng trong toàn tỉnh đã tăng 20 lần, hiện nay đã đạt đến
gần 40 000 ha cả năm đã góp phần giải quyết được vấn đề thời vụ căng thẳng,
tiết kiệm hàng tỷ đồng mỗi năm do tiết kiệm đưoc công cấy, nhổ mạ và chi phí ni
lon gieo mạ. các giải pháp trồng
đậu tương, khoai tây, ngô theo phương pháp làm đất tối thiểu, cấy lúa theo
phương pháp hàng rông hàng hẹp, sử dụng phân bón tổng hợp NPK, phân bón qua lá,
phân hữu cơ vi sinh... góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, thân thiện
với môi trường.
Đáng chú ý trong chương trình chuyển giao TBKT của
Trung tâm thời gian qua là việc tiếp thu công nghệ bảo quản củ giống khoai tây
bằng phương pháp công nghiệp (nhà lạnh). Với công nghệ bảo quản này đã giải
quyết được nhu cầu giống khoai tây sạch bệnh, trẻ sinh lý, giảm tỷ lệ hao hụt
bảo đảm vệ sinh môi trường. Phương pháp bảo quản này đang được nhân rộng với
trên 80 kho lạnh bảo quản giống trong toàn tỉnh.
Cùng với trồng trọt, Trung tâm đã khảo nghiệm đề
xuất nhiều giống gia cầm mới vào sản xuất, như gà Tam hoàng, gà Lương Phượng,
ngan Pháp R71, Vịt siêu trứng, Vịt Triết Giang... Đồng thời chuyển giao các
TBKT về chăn nuôi, thông qua việc xây dựng hàng chục mô hình chăn nuôi lợn nái
nạc theo hướng trang trại, gia trại áp dụng Vietgah. Hướng dẫn các chủ trang
trại chăn nuôi theo theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp gắn với xây
bể BIÔGA xử lý chất thải bảo vệ môi trường. Đặc biệt mô hình sử dụng đệm lót
sinh học để sử lý chất thải đã giải quyết đựoc vấn đề ô nhiễm trong các khu dân
cư; mô hình áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp trong chăn nuôi gia cầm,
góp phần hạn chế dịch bệnh, bảo đảm cho đàn gia súc, gia cầm của tỉnh phát
triển ổn định không có dịch lớn xảy ra.
Hiện nay, đội ngũ CB kỹ thuật của Trung tâm đang
tiếp thu công nghệ khí canh để sản xuất củ giống khoai tây siêu nguyên chủng
nhằm từng bước cung ứng cho sản xuất giống khoai tây tốt và sạch bệnh, khắc
phục việc phải nhập khẩu củ giống từ nuớc ngoài.
3) Khuyến nông góp phần chuỷen dịch cơ cấu
cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả và bền vững:Trong những năm qua, hoạt động của hệ thống
khuyến nông tỉnh nhà tập trung vào tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các hộ
nông dân chuyển dịc cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích lúa dài ngày
sang cấy các giống ngắn ngày năng suất cao, chống chịu với sâu bệnh, tăng diện
tích lúa chất lượng hàng hoá. góp phần giảm diện tích trà dài ngày chỉ còn lại
trên 4% trong cơ cấu, tỷ lệ các giống lúa chất lượng ngày mọt tăng, từng bước
tiến tới sản xuất hàng hoá gắn với thị trường. Thực hiện chủ trương tái cơ cấu
ngành nông nghiệp, hệ thống khuyến nông trong toàn tỉnh đã đề xuất xây dựng các mô hiệu quả cho từng vùng, tập trung
vào các cây trồng con vật nuôi mà địa phương có thế mạnh, như:
- Mô hình mở rộng cây vụ hè, với công thức luân
canh 4 vụ: Lúa xuân sớm - dưa lê hè - Lúa mùa sớm - Cây vụ đông tại các điểm
như Song An - Vũ Thư, Phúc Khánh, Tân Tiến - Hưng Hà
- Mô hình chuyển đổi vụ lúa xuân sang trồng các
cây có giá trị kinh tế cao, như khoai tây, dưa gang, dưa lê, với công thức luân
canh 4 vụ, (Khoai tây xuân - dưa gang - lúa mùa - cây vụ đông) tại Thuỵ Phúc,
Thái Giang -Thái Thuỵ.
- Mô hình chuyển đổi lúa mùa sang các cây có giá
trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định, với công thức luân canh từ 4 - 5
vụ (lúa xuân - dưa lê hè - rau (su hào chịu nhiệt) - rau (su hào chịu nhiệt) -
bắp cải, tại điểm Minh Quang - Vũ Thư
- Mô hình Lúa xuân - mướp đắng - ngô
ngọt
- Mô hình thâm canh lúa tái sinh để
giải quyết vấn đề thời vụ cho các cây vụ đông ưa ấm cho hiệu quả kinh tế cao,
như ớt tại Quỳnh Minh, An ấp, với công thức luân canh Lúa xuân - Lúa tái sinh
(lúa chét) - ớt đông.
Cùng với trồng trọt, cồng tác khuyến
nông cùng đã tập trung tuyên truyền phổ biến các chủ trương định hướng phát
triển chăn nuôi của tỉnh nhà, xây dựng các mô hình trình diễn như: mô hình chăn
nuôi an toàn sinh học, phòng trưg dịch bệnh tổng hợp cho gia cầm tại Việt Thuận
(Vũ thư), Thuỵ Ninh (Thái Thuỵ). Mô hình chăn nuôi lợn nái F1 qui mô gia trại
tại Quang trung (Kiến Xương) Đồng Tiến (Quỳnh phụ). đặc biệt mô hình sử dụng
đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn và gà ở trên 40 xã trong toàn tỉnh đang
phát huy tác dụng tốt trong bảo đảm môi trường, hiệu quả chăn nuôi. Nhưng đóng
góp đó đã góp phần giảm dịch ệnh trên đàn gia súc, gia cầm, từng bước đưa tỷ
trọng chăn nuôi ngày một tăng từ 18,7% năm 2000, đến nay đã chiếm 34% trong cơ
cấu ngành nông nghiệp.
Bên canh chăn nuôi, lĩnh vực thuỷ
sản cùng được tập trung chú ý, là một tỉnh có chiều dài bờ biển trên 30 km,
phát huy thế mạnh đó, khuyến nông đã tập trung xây dựng các mô hình chuyển đổi
theo chủ trương của ngành, nhiều mô hình được tổ chức xây dựng nhằm chuyển giao
các Tiến bộ mới như: mô hình nuôi các Vược trong ao tại điểm Thái Đô (Thái
thuỵ), mô hình nuôi cá Song trong vùng nước lợ tại Đông Minh, Nam Cường (Tiền
Hải), Chép V1 tại ....., Mô hình nuôi xen Tôm sú, rong câu, cua tại Đông Long
(Tiền Hải), Thái Thượng Thái Thuỵ), mô hình nuôi cá Rô phi đơn tính tại Tân
Phong, Thuỵ Ninh, nuôi cá Rô Nogip 4 tại..., mô hình trang bị lưới rê 3 lớp cho
ngư dân xã Nam thịnh nhằm nâng cao sản lượng khai thác hải sản... những hoạt động đó đã phần nào đóng góp vào
tăng trưởng của lĩnh vực nuôi trồng thuỷ hải sản năm sau cao hơn năm trước
trong cơ cấu giá trị sản lượng nông lâm-thuỷ sản của tỉnh nhà.
4) Hoạt động khuyến nông góp phần
vào hình thành các vùng SX hàng hoá tập trung theo hướng liên kết sản xuất, gắn
với thị trường
Trước những khó khăn thách thức của
sản xuất nông nghiệp đặc biệt là tiêu
thụ nông sản, công tác khuyến nông đã đề xuất, tổ chhức xây dựng các mô hình
sản xuất hàng hoá gắn với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, như:
- Mô hình cánh đồng mẫu sản xuất lúa
hàng hoá tại các điểm Nguyên xá (Vũ thư) với giống RVT găn với Công ty Giống
cây trồng Trung ương, sản xuất lúa chất lượng T10, DT 68 tại Tây Tiến (Tiền
Hải) gắn với công ty Hưng Cúc, sản xuất lúa Nhât ĐS1 tại Thái Sơn (Thái Thuỵ),
Đồng Hải (Quỳnh Phụ) gắn với Công ty Thái Đan, sản xuất lúa Nhật KOSHI HIKARI
tại Vũ Hoà, Thượng Hiền (Kiến Xương) găn với công ty An Đình...
- Mô hình sản xuất khoai tây hàng
hàng hoá tại các điểm Nguyên Xá (Vũ Thư), Trọng Quan (Đông Hưng) Thái Giang,
Thuỵ Phúc (Thái Thuỵ), Vũ Phúc (Thành Phố), An Ninh (Tiền Hải)
- Mô hình sản xuất ớt hàng hoá tại
Quỳnh Minh (Quỳnh Phụ) Hồng Minh (Hưng Hà), An ấp (Quỳnh Phụ).
- Mô hình sản xuất hoa lily tại các
xã phường ven đô thị như Hoàng Diệu, Kỳ Bá Thành phố Thái Bình
- Mô hình sản xuất nấm qui mô tổ hợp
tác gắn với cung ứng giống, vật tư và tiêu thụ sản phẩm ở các điểm như: Văn
lang (Hưng Hà), Phong Châu (Đông Hưng), Thuỵ Duyên (Thái Thuỵ) và Nam Phú (Tiền
Hải).
- Trong lình vực chăn nuôi có các mô
hình chăn nuôi gà thịt, vịt sinh sản qui mô trang trại, gia trại, đảm bảo an
toàn sinh học tại các điểm chăn nuôi tập trung ở các huyện, thành phố. Đặc biệt
đội ngũ cán bộ khuyến nông tham gia tích cực vào 2 dự án VAHIP, LIFSAP góp phàn
bảo đảm an toàn dịch bênh, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi
Thái Bình.
- Lình vực nuôi trồng thuỷ san có
các mô hình, nuôi ngao thương phẩm, nuôi cá Song thương phẩm, nuôi cá Rô phi
đơn tính, nuôi cá lồng... góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.
5) Công tác khuyến nông hướng đến
một nền nông nghiệp cơ giới hoá, hiện đại hoá, xanh và sạch.
Trước những thách thức về lao động
nông nghiệp ngày càng thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, đòi hỏi sản xuất nông
nghiệp phải từng bước được cơ giới hoá tuyên truyền vận động bà con nông dân áp
dụng các giải pháp kỹ thuật mới thông qua các lớp tập huấn chuyển giao kỹ
thuật, thông qua các mô hình như:
Mô hình gieo sạ bằng công cụ sạ hàng
cải tiến, đến nay đã có hàng chục nghìn công cụ sạ hàng đựoc tỉnh hỗ trợ đưa
đến bà con nông dân, góp phần đưa diện tích gieo thẳng tăng lên nhanh chóng, vụ
xuân năm 2014 đã đạt DT ..... ha, tiết kiệm hàng trỷ đồng chi phí công lao động
Mô hình gieo mạ bằng khay, cấy máy
đã đựoc trình diễn ở nhiều xã như Vũ Hoà, Lê Lợi (Kiến Xương) Đong long (Tiền
Hải), Thuỵ Dân (Thái Thuỵ) Độc Lập (Hưng Hà)...đã bước đầu khẳng định ưu thế
của việc đưa cơ giới hoá vào khâu gieo cấy ở Thái Bình.
Mô hình cơ giới hoá đồng bộ từ Làm
đất - gieo cấy – thu hoạch với qui mô 20 ha tại điểm Thuỵ Dân - Thái Thuỵ gắn
với các dịch vụ cung ứng đầu vào, thu mua sản phẩm đầu ra đã sức thuyết phục
ngưòi dân ở nhiều xã.
Trong lĩnh vực bảo quản sản phẩm,
việc ứng dung và chuyển giao công nghệ bảo quản khoai tây bằng phương pháp nhà
lạnh cho gần 100 kho lạnh gắn với vùng nguyên liệu SX giống khoai tây của tỉnh
nhà đã góp phần chủ động về nguồn giống tốt, sạch bệnh, trẻ sinh lý cho SX vụ
đông
đặc biệt mô hình ứng dụng công nghệ
sinh học nuôi cấy mô tế bào kết hợp với phương pháp khí canh sản xuất thành
công củ giống khoai tây sạch bệnh, tại Trung tâm Khuyến nông và chuyển giao củ
giống cho một số xã như Trọng quan (Đông hứng), Nguyên Xá (Vũ thư) được bà con
nông dân đánh giá tốt, mở ra khả năng tự sản xuất khoai tây giống thay thế dần
việc nhập khẩu.
Trước thách thức về môi trường ngày
cáng bị ô nhiễm trong SX nông nghiệp, công tác khuyến nông đã phối hợp với các
Viện nghiên cứu XD các mô hình giảm khí phát thải nhà kính và nâng cao năng
suất trong sản xuất nông nghiệp tại điểm NTM Thanh Tân (Kiến Xương) đã đạt được
những kết quả khả quan, tiết kiệm nguồn nước tưới, giảm khí phát thải (giảm
phát thải CH4 10% so với ngoài mô hình), Xử lý rơm rạ, cung cấp lại
cho đất 30 kg N/ha/vụ, đồng thời giảm lượng CO2 thải vào khí quyển
nếu đốt rơm rạ (15%).
Mô hình thâm canh cây lúa khoẻ, để
chống chịu với sâu bệnh, bảo vệ môi trường tại điểm Ngyên xá, Hoà Bình (Vũ
thư), Vũ Lạc (thành phố) đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong thâm
canh cây lúa thông qua các giải pháp: cấy hàng rộng hàng hẹp, kết hợp bón phân
vi sinh, hạn ché thuốc BVTV.
Trong chăn nuôi thuỷ sản là các mô
hình xử lý môi trường ao nuôi bằng các chế phẩm sinh học, ứng dụng đệm lót sinh
học trong chăn nuôi lợn và gà đã góp phần cải thiện môi trường sinh thái, hạn chế
dịch bệnh và nâng cao năng suất vật nuôi.
Cùng với các mô hình, trồng trọt
chăn nuôi, công tác khuyến nông quan tâm phát triển ngành nghề truyền thống
theo hướng cơ giới hoá, mô hình phát triển mây tre đan thông qua hỗ trợ hệ
thống đồng bộ các máy trẻ, máy cắt, máy tạo thành phẩm. máy tuốt, máy đánh
bóng... ở các điểm như Chi Lăng (Hưng Hà), Thượng Hiền (Kiến Xương), Phú Xuân
(thành phố) đã góp phần nâng cao năng suất lao động, thác được nguồn nguyên
liệu tại chỗ, tạo công ăn việc làm. hạ giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập
cho người nông dân.
6- Công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao
động nông thôn
Là
một tỉnh có truyền thống thâm canh, trình độ và kỹ năng của nông dân đã được
nâng cao một bước, song không đồng đều giữa các hộ, các địa phương. Hơn nữa đòi
hỏi của thị trường nông sản trong nước và quốc tế, nhất là khi nước ta tham gia
tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nên việc đào tạo nghề cho người sản xuất
theo huớng chuyên sâu, để sản xuất ra sản phẩm tập trung với số lượng lớn, an
toàn, độ đồng đều cao, giá thành hợp lý, mẫu mã bền đẹp ngày càng trở nên cấp
thiết. Đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn, không những làm tăng
năng suất cây trồng vật nuôi, sản xuất có hiệu quả mà còn thực hiện tái cơ cấu
lại lực lượng lao động nông thôn, theo huớng ly nông nhưng bất ly hương.
Năm
2013, được UBND tỉnh giao nhiệm vụ Trung Tâm đã tổ chức đào tạo nghề nông
nghiệp cho nông dân với tổng số 43 lớp, bao gồm các lớp thuộc chuyên ngành
trồng trọt, chăn nuôi, khuyến ngư ở 20 địa phương trong tỉnh, cho hơn 1500 hộ
nông dân. Qua triển khai hầu hết các học viên tham gia nhiệt tình, bảo đảm thời
gian trên lớp và thực hành, sôi nổi thảo luận trong quá trình học tập. Kết quả
100% đạt yêu cầu về chất lượng. Thông qua các lớp này giúp học viên nâng cao
nhận thức, biết gắn sản xuất với thị trường, lấy giá trị và giá trị sử dụng làm
tiêu chí để phát triển sản xuất. đồng thời góp phần làm thay đổi tập quán canh
tác, chuyển cách làm theo cảm hứng, thói quen hoặc làm cho được việc sang làm
theo khoa học như cấy đúng thời vụ, bón phân cân đối hoặc phun thuốc phòng trừ
sâu bệnh theo nguyên tắc 4 đúng.... Nhiều hộ nông dân sau khoá học, áp dụng
TBKT vào sản xuất mang lại hiệu quả cao hơn so với cách làm truyền thống.
7- Công tác tư vấn khuyến nông
Đẩy
mạnh công tác tư vấn và dịch vụ khuyến nông - khuyến ngư, cung cấp thông tin
thị trường một cách đa dạng, cả thông tin bán và thông tin mua để người dân
biết ở đâu cung ứng giống tốt, vật tư chất lượng nhưng giá cả hợp lý, ở đâu thu
mua sản phẩm..để người dân có kế hoạch sản xuất có hiệu quả. Tư vấn về kỹ thuật
nông nghiệp để giải quyết kịp thời các vướng mắc trong sản xuất. Ngoài ra, đội
ngũ KNV cơ sở có vai trò hết sức quan trọng trong công tác tư vấn chuyển giao
TBKT vào sản xuất nông nghiệp ở các địa phương. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn,
nhưng chính họ là những người đưa tiến bộ khoa học công nghệ về với bà con nông
dân; trực tiếp làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi và gia tăng
giá trị sản xuất cho nông dân. Chính họ cập nhật nhanh nhất lượng thông tin truyền
thông cũng như ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ trong hoạt động
khuyến nông cho bà con nông dân tại cơ sở.
Xây
dựng NTM mới là một nhiệm vụ khó khăn, lâu dài và phức tạp. Các tiêu chí không
những phải hoàn thành một cách đồng bộ, mà còn phải tiếp tục hoàn thiện, phấn
đấu cao hơn, nhất là chỉ tiêu phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của người
nông dân; Do vậy công tác khuyến nông cần phải đổi mới nội dung, phương pháp
hoạt động để góp sức phục vụ kịp thời và hiệu quả hơn nữa sự phát triển của sản
xuất nông nghiệp nói riêng và sự nghiệp XD NTM mới của Thái Bình nói chung. Đó
vừa là yêu cầu, vừa là trách nhiệm của mỗi cán bộ khuyến nông từ tỉnh đến huyện
và cơ sở.
Tác giả : Ths. Nguyễn Như Liên – Giám đốc Trung tâm KNKNKN