Kỹ thuật phòng và trị bệnh cá trong ao nuôi lấy cá trắm Cỏ làm đối tượng nuôi chính
* Những dấu hiệu chung để nhận
biết khi cá mắc bệnh:
- Cá tách đàn, hoạt động yếu,
bơi lờ đờ trên tầng mặt và sát bờ ao.
- Màu sắc của cá thay đổi sang
màu tối, da cá thường mất nhớt, khô rát. Trên thân, các gốc vây và xung quanh
miệng của cá xuất huyết hoặc có màu trắng bạc. Xuất hiện các vết loét ăn sâu
vào phần cơ, trên các vết loét thường có nấm và ký sinh trùng ký sinh.
- Bụng cá chướng to, hậu môn xuất
huyết, các vây có hiện tượng rách và cụt dần.
* Những bệnh thường gặp trên cá trắm cỏ:
- Bệnh đốm đỏ (do
vi khuẩn gây bệnh):
Bệnh này làm cho vẩy cá bong ra, da cá có màu tối xẫm, da mất nhớt, hậu môn
viêm đỏ và lồi ra. Trên thân xuất huyết, quanh miệng và các gốc vây có các điểm
đỏ ăn sâu vào cơ. Bụng đầy hơi, thành ruột xuất huyết nhiều chổ bị hoại tử,
xoang ruột chứa nhiều chất nhầy và hôi thối.
- Bệnh xuất huyết: Tác nhân gây bệnh là virus Mầm
bệnh chủ yếu từ cá bệnh và cá mang virus. Cá sau khi chết, virus phát tán tồn tại
ở trong nước, hoặc từ động vật thủy sinh khác nhiễm virus như: Ốc, ếch và động
vật phù du… đều có thể truyền virus qua dòng nước. Hiện nay, nguyên nhân
dịch bệnh lan rộng là do nguồn nước nhiễm bệnh virus không được tiêu độc đã
truyền từ thủy vực này sang thủy vực khác. Các thủy thực vật ở trong ao mang
virus như: bèo tấm, cỏ nước, rong… cho cá khỏe mạnh ăn cũng có thể bị nhiễm bệnh.
Khi mắc bệnh da cá có màu tối xẫm, trên cơ lưng có hai giải sọc màu trắng, mắt
cá lồi và xuất huyết, mang nhợt nhạt, nắp mang, các gốc vây và phần bụng đều xuất
huyết. Bệnh này thường kết hợp với bệnh viêm ruột do vi khuẩn làm ruột bị hoại
tử, sình hơi và làm hậu môn viêm đỏ. Cá Trắm cỏ khi bị mắc bệnh này nếu không
phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì cá có thể chết đến 90%.
* Một số biện pháp phòng trị bệnh
:
- Áp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp: Quản lý tốt nguồn nước
định kỳ sát khuẩn bằng IODINE 01 lít /8000- 10.000m3 nước, FBK
01 lít/ 3.000m3. Định kỳ trộn Vitamin C, men tiêu hóa cho cá ăn để
nâng cao sức đề kháng cho cá .
- Đối với bệnh đốm đỏ và bệnh xuất huyết: Ngoài biện pháp phòng bệnh nên
dùng kháng sinh trộn vào thức ăn cho cá ăn để điều trị. Liều lượng và kháng
sinh thường dùng là: Rifato, norlox-40, amcocip, dofi, oxytera 3g +
VitaminC/ kg thức ăn, KN-O4 - 12 liều dùng 4g/kg cá/ngày; cho
cá ăn liên tục từ 05 - 10 ngày. Ngoài ra, dùng rau sam rửa sạch bằng nước muối
3% cho cá ăn liên tục trong vòng một tuần. Sau đó trộn men tiêu hóa cho ăn 7-10
ngày nhằm ổn định lại đường ruột, tiếp tục cho ăn Vitamim C trong vòng một
tháng.
- Xử lý, diệt khuẩn ao nuôi: Dùng một trong các loại thuốc sát trùng, khử
khuẩn như: FBK 1lit/1.500 m3, IODINE 01 lít /6.000m3 nước,
CLORINE 20-30 ppm, TCCA… hòa nước tạt đều khắp ao tiêu diệt các vi khuẩn trong
ao nuôi.
Tác giả : KS. Bùi Bá Duyên