CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Biện pháp cấp bách khôi phục đàn gia súc, gia cầm sau bão, lũ

Cập nhật: 14/09/2024

    Mưa bão, lũ lụt gây ngập, cuốn trôi gia súc, gia cầm; làm tốc mái, hư hỏng chuồng trại, ô nhiễm môi trường; gây khan hiếm nguồn thức ăn; vật nuôi giảm sức đề kháng, dễ phát sinh dịch bệnh, phát triển kém… ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. Để chủ động phòng tránh, bảo vệ đàn vật nuôi, cần thực hiện tốt các biện pháp sau:


     1. Xử lý môi trường chăn nuôi

     

     Bước 1: Thu gom và xử lý xác gia súc, gia cầm chết theo hướng dẫn của cán bộ thú y.

     

     Bước 2: Thực hiện công tác vệ sinh, quét dọn chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, hệ thống ống dẫn, bể chứa nước và dụng cụ chứa nước.

     

     Bước 3: Tiến hành phun tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi và khu vực chăn nuôi 2 lần/tuần bằng thuốc sát trùng; rắc vôi bột hoặc phun các loại thuốc sát trùng toàn bộ lối đi, hành lang, cổng, đường đi và phương tiện. Nên chọn những loại thuốc sát trùng có hoạt phổ rộng và có tác dụng diệt trùng nhanh, hoạt lực kéo dài, ổn định.

     

      Bước 4: Tiến hành sửa chữa, gia cố chuồng trại chăn nuôi, hệ thống xử lý nước thải (nếu bị hư hỏng).

    

     Bước 5: Nạo vét, khơi thông hệ thống cống rãnh thoát nước, phát quang bụi rậm, hố chứa phân, phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi.

       

      Bước 6: Rắc vôi bột hoặc phun các loại thuốc sát trùng toàn bộ bề mặt nền chuồng, lối đi, hành lang, cổng, đường đi và phương tiện.


      2. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng đàn gia súc, gia cầm

      

     Đây là một trong những biện pháp quan trọng, nâng cao sức đề kháng đàn gia súc, gia cầm sau bão lũ, hạn chế phát sinh dịch bệnh thực hiện các bước sau:

      

      Bước 1: Cung cấp thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng và số lượng phù hợp với từng lứa tuổi. Gia súc, gia cầm bị ngập nước, bị nhiễm lạnh phải tăng sưởi ấm đặc biệt những đàn gia súc, gia cầm non. Những nơi ngồn nước bị ô nhiễm phải sử dụng các loại thuốc khử trùng nước để đảm bảo nước sạch cho gia súc, gia cầm uống.

      

     Bước 2: Bổ sung Vitamin, premix khoáng, B – complex, men tiêu hóa…. Cho đàn gia súc, gia cầm để nâng cao sức đề kháng.

     

     Bước 3: Triển khai tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

     

     Bước 4: Bổ sung chế phẩm sinh học vào thức ăn, nước uống và làm đệm lót cho chăn nuôi gia cầm.

     

     Bước 5: Kiểm tra kỹ khâu bảo quản thức ăn vì sau bão lũ thời tiết ẩm thấp, mưa dột làm thức ăn bị ẩm mốc để phát hiện kịp thời cần loại bỏ ngay, tuyệt đối không cho gia súc, gia cầm ăn thức ăn bị ẩm mốc.

    

      Bước 6: Thực hiện tốt việc quản lý, chăm sóc đàn gia súc, gia cầm, tuyệt đối không chăn thả ở những khu vực bị ô nhiễm, hàng ngày kiểm tra đàn gia súc, gia cầm đặc biệt phát hiện sớm những con có biểu hiện bất thường như ủ rũ, kém ăn, bỏ ăn để tách loại bỏ ngay ra khỏi đàn.

 

       3. Công tác tái đàn

      

      Chỉ tái đàn gia súc, gia cầm khi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện sau:

     

      - Sau khi chuồng trại chăn nuôi đã gia cố, tu sửa xong như mái lợp, hệ thống bạt che xung quanh chuồng nuôi, dụng cụ trang thiết bị chăn nuôi đầy đủ, khu vực chăn nuôi đạt tiêu chuẩn để công tác tái đàn đảm bảo vệ sinh an toàn.

      

      - Lựa chọn giống có nguồn gốc rõ ràng, được cung cấp bởi những cơ sở có uy tín, có giấy kiểm dịch, tiêm phòng theo quy định.

     

      - Đảm bảo nguồn cung cấp thức ăn, nước uống, chất đọn chuồng.

      

      - Công tác vệ sinh thú y: Chuẩn bị vắc xin, thuốc thú y, men vi sinh….. ngoài ra cần chuẩn bị dung dịch tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực chăn nuôi.


Tác giả : Trung tâm Khuyến nông Thái Bình
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: