1. Chọn
điểm, vùng nuôi
- Đầm
(ruộng) nuôi rươi phải nằm ở các vùng nước lợ ven cửa sông có nước thủy triều ra vào, nằm trong vùng quy hoạch của địa
phương. Không bị ảnh hưởng từ nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu
công nghiệp.
- Đầm
(ruộng) nuôi rươi phải nằm trong vùng quy hoạch của địa phương.
- Có hệ thống cống cấp thoát nước, kênh mương chủ động
được điều tiết nước, nguồn nước cấp vào cần đảm bảo pH = 6,5-7,5; Hàm lượng oxy hòa tan: 5-6 mg/l; Ðộ kiềm: 80-120 mg CaC03/l; NH3 <
0,l mg/l; Độ mặn: < 5‰, Ðộ trong
> 10cm; Nhiệt độthích hợp
20-30 0C.
- Đáy
đầm là bùn cát hoặc đất thịt.
2.
Chuẩn bị công trình nuôi
2.1. Thiết kế đầm ruộng nuôi
- Diện tích
đầm (ruộng) nuôi rươi tùy thuộc vào quy hoạch từng vùng, từng địa phương, tốt
nhất từ 2.000m2 trở lên chiều cao bờ từ 0,5-1,5 m (cao hơn mức triều cường ít nhất từ
0,3-0,5m) chiều rộng chân đáy 0,5-2 m; mặt bờ rộng 0,5-1 m (để có thể thiết kế được rào chắn đồng thời có chỗ đi lại chăm sóc quản lý)
.
- Đáy đầm
(ruộng) bằng phẳng, hơi dốc về phía cống thu hoạch đảm bảo khi tháo phải róc
nước. Nên thiết kế hệ thống mương trong đầm rộng 0,5- 3m tùy vào diện tích đầm
(ruộng) nuôi giúp cho việc thoát nước được thuận lợi.
2.2 Thiết kế cống cấp và thoát nước
- Cống lấy nước: Cống lấy nước to hay nhỏ, số lượng
nhiều hay ít phụ thuộc vào diện tích đầm (ruộng)
và khối lượng nước cần lấy sao cho khi mực nước thủy triều lên cao nhất trong
khoảng 1 giờ thì phải lấy đủ nước cho
đầm (nước trong đầm và ngoài
sông cân bằng). Cống lấy nước được thiết kế là cống xây gạch
như ở các đầm nuôi tôm, ao nuôi cá thông thường.
- Cống thu hoạch: Cống thu hoạch gồm các phần chính như:
Miệng cống; thân cống; đáy cống; cánh
phai...
+ Miệng cống: Hướng vào trong đầm nuôi, là nơi mắc
lưới xăm thu hoạch.
+ Thân cống: Là nơi thu hoạch nên phần thân cống phải
dài để đảm bảo dòng nước qua đây không bị chảy quá siết gây dập, vỡ
rươi
khi thu hoạch.
+ Ðáy cống: Mặt thấp hơn mặt đầm (ruộng) nuôi rươi
khoảng 20 cm, đảm bảo lúc nước xuống
là đáy đầm (ruộng) phải cạn khô.
+ Cánh phai: Gồm nhiều cánh phai bằng ván gỗ để điều
chỉnh lưu lượng nước qua cống.
3.
Điều tiết nước thủy triều ra vào đầm, ruộng nuôi rươi
-Trên
cơ sở kinh nghiệm thực tế và con nước thủy triều của từng địa phương mà các hộ
vận dụng vào việc điều tiết nước trong cải tạo đầm (ruộng) nuôi rươi
- Điều tiết
nước nước ra ,vào để quản lý, hạn chế cỏ
dại mọc trên bãi nuôi rươi .
- Nắm được
đặc điểm thủy triều để các hộ điều tiết nước trong việc phơi bãi, kích thích
rươi thành thục và điều chỉnh ngày thu hoạch rươi theo ý muốn.
- Trước khi
lấy nước vào đầm(ruộng) nuôi cần kiểm tra các yếu tố môi trường phù hợp thì
tiến hành lấy nước vào ruộng (Lưu ý các yếu tố về độ mặn và pH)
4.
Cải tạo đầm, ruộng nuôi
- Cải tạo đầm (ruộng)
thời gian tháng 11 âm lịch vào những ngày con nước kém để tránh nước đục chảy ra mang theo bùn bã hữu cơ
(thức ăn của rươi).
-
Phương pháp cải tạo gồm các bước sau:
+
Tháo cạn nước bắt hết các loại cá, tôm, cua cáy…. là địch
hại của rươi.
+
Phát quang bờ bụi xung quanh đầm, dọn bớt các bụi cỏ dưới đáy đầm.
+
Rắc phân gà, phân bò …. đã được ủ mục với chế phẩm vi sinh (5-6 tháng) lượng
15-20 bao/sào (12-15kg/bao) để tăng thêm nguồn thức ăn cho rươi sau đó cày lật đất khoảng 20cm(loại bỏ rác,
thân cây chưa phân hủy) có điều kiện phơi từ 3-5
ngày để thải khí đôc, sau đó làm phẳng bề
mặt đầm(ruộng) nuôi, làm rãnh thoát nước hướng ra cống.
+ Ngoài ra có thể tận dụng rạ, bèo tây và
một số loại cỏ, cói, các cây thân mềm rắc men vi sinh lồng dập vùi dưới đất làm
đất tơi xốp cho rươi dễ di chuyển và tạo mùn bã hữu cơ làm thức ăn cho rươi.
+
Đối với những đầm ruộng nuôi có đáy bùn đen, hôi thối sau khi cày lật cần thau rửa đáy đầm bằng
cách cấp nước vào rồi tháo cạn từ 3-4 lần, dùng
các loại chế phẩm, men vi sinh như EM, A-QUA, BiO… xử lý đáy đầm nuôi.
+
Kiểm tra và tu sửa cống cấp và thoát nước.
+ Kiểm tra pH, nếu
pH<6 thì bón thêm vôi bột với lượng từ 7-10kg/100m2
5
.Thu và thả rươi giống
5.1. Lấy giống tự nhiên
- Chọn thời
điểm lấy giống vào kỳ nước cường. Một năm có thể lấy giống tự nhiên vào 2 vụ:
Vụ xuân hè vào tháng 1-3 (âm lịch) tùy thuộc vào từng thời điểm và độ mặn và vụ
thu đông vào tháng 9-12 (âm lịch). Mở cống lấy nước vào đầm, ấu trùng rươi sẽ
theo nước và chui xuống lớp bùn trong đầm. Sau khi thủy triều rút khoảng 4-6
giờ thì tháo nước ra (luôn giữ lại mực nước trong đầm từ 30-40cm); việc lấy
giống có thể diễn ra nhiều ngày vào kỳ nước cường.
5.2.Thả giống nhân
tạo
- Lựa chọn cơ sở
cung cấp giống uy tín, có chỉ số môi trường tương đồng với môi trường đầm (ruộng)nuôi,
rươi giống đang ở giai đoạn trôi nổi (Metachophora), thả giống vào cống cấp nước
khi thủy triều lên, hoặc có thể cho vào chậu hoặc thùng xốp, cho thêm nước rồi
té đều mặt đầm (ruộng). Tùy vào lượng giống lấy được ở tự nhiên mà ta bổ sung
thêm nhiều hay ít, mật độ đảm bảo 100-150 con/m2.
- Mùa vụ thả giống:
Thả giống nhân tạo tốt nhất vào vụ xuân hè từ tháng 12 đến tháng 4 (ÂL ) sau
khi thu giống tự nhiên.
- Thả giống vào
sáng sớm hoặc chiều tối, lúc trời mát. Mực nước thả giống từ 30-40cm, giữ nước
trong đầm (ruộng) sau khi thả từ 4-7 ngày để ấu trùng rươi phân tán và chui xuống
lớp bùn đáy. Trước khi thả, ngâm túi ni lông vào môi trường nước 5-10 phút để
cân bằng nhiệt độ rồi mở túi ra từ từ cho rươi bơi ra ngoài hoặc cho giống ra
thau thả đều các điểm cho rươi phân tán đều trong ruộng, bãi.
6. Chăm sóc và quản lý Rươi
- Định kỳ 2 lần/tháng
vào kỳ con nước, mở cống cho nước ra vào tự nhiên (duy trì mực nước trong đầm từ
20-40cm) để tăng nguồn thức ăn cho rươi (phù sa và tảo có trong nước). Khi lấy
nước nên dùng lưới (cỡ mắt lưới 1-2mm) để ngăn địch hại vào đầm, trước khi lấy
nước cần kiểm tra độ mặn (đảm bảo ≤ 5o/oo).
- Kiểm tra hàng
ngày đối với các chỉ tiêu môi trường, duy trì pH 6,5 - 7,5, oxy hòa tan
> 5 mg/lít , buổi tối bắt các loại cua, còng, cáy là địch hại của rươi.
- Hạn chế lấy nước
vào thời điểm nước sông ô nhiễm, thời kỳ phun thuốc trừ sâu nhiều ở cánh đồng
lúa xung quanh.
- Vào những ngày nắng
nóng nên chủ động giữ mức nước trong ruộng nuôi từ 30-40cm hoặc tháo kiệt nước
trong đầm nuôi.
-
Bổ sung thức
ăn:
+ Sau
khi thu và thả giống đến thời điểm tháng
3- 4(ÂL) kiểm tra Rươi đã to chui xuống sâu, tùy vào mật độ rươi ta tiến hành bổ
sung nguồn thức ăn cho hợp lý.
Thức
ăn hữu cơ gồm phân gà, bò trộn với trấu, vi sinh ủ mục, thức ăn tinh bột như
cám ngô, cám gạo,bột đậu tương, cám gà con rắc đều trên mặt đầm sau đó cày lật
để phơi 5-7 ngày mới tiến hành làm phẳng mặt đầm(ruộng), lưu ý:(phân gà sử dụng
đánh đống ủ 5- 6 tháng để loại bỏ tồn dư kháng sinh)
+ Đến tháng 7-8(ÂL) sau khi bổ sung thức ăn tiến
hành làm phẳng mặt đầm(ruộng) nuôi đến khi thu hoạch.
+ Tùy
vào mật độ rươi trong đầm để bổ sung lượng thức ăn, số lần cho ăn cho hợp lý.
- Định kỳ lấy nước 2 lần / tháng theo lịch thủy triều để nước ra
vào tự do.
7.
Thu hoạch
-
Thu hoạch rươi: Trước thời điểm xác định thu hoạch (trong 3 ngày triều cường) thì phơi bãi từ 5-7 ngày để rươi có điều kiện thành thục. Trong quá trình phơi bãi có thể bắt cá và
các địch hại khác ăn thịt hoặc gây hại cho rươi,
dọn dẹp bờ ao để địch hại
không có chỗ lẩn trốn.
- Phương
pháp thu hoạch: Vào kỳ nước cường, lấy nước vào đầm (ruộng) ở mức cao nhất có thể, lúc này, rươi thành thục sẽ
bị kích thích đứt đoạn và nổi lên trên mặt nước rồi bơi ra hướng cống thu hoạch để di cư sinh sản. Tại đây, rươi
sẽ được thu vào túi lưới (mắt lưới từ
1-2 mm).
- Quá trình
thu rươi cần thao tác nhẹ nhàng, nhấc túi đáy
đổ rươi ra chậu xuất bán hoặc chuyển vào khay xốp giữ lạnh bảo quản rươi
sống từ 5- 7 ngày để vận chuyển đi xa.
Tác giả : KS. Nguyễn Hồng Minh