CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Các tin tức khác
THÁI BÌNH, KHÓ KHĂN NGHỀ MUỐI TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

Cập nhật: 07/07/2015

    Xã Thụy Hải huyện Thái Thụy là địa phương duy nhất của Thái Bình hiện còn duy trì nghề làm muối truyền thống theo phương pháp phơi cát. Thụy Hải có hai thôn, thôn Quang Lang trước đây chủ yếu làm nghề muối và khai thác hải sản, đến nay bỏ nghề làm muối chỉ còn khai thác và nuôi trồng hải sản. Thôn Tam đồng trước kia có 306 hộ làm muối hiện nay chỉ còn 200 hộ. Lao động sản xuất muối ở đây chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em từ 11 - 16 tuổi, sản xuất muối cực nhọc, vất vả, nhưng thu nhập thấp và không ổn định. Hầu hết các công đoạn làm muối duy trì theo phương pháp thủ công, truyền thống; cơ sở hạ tầng xuống cấp, đồng muối không được tu sửa, nên sản lượng và năng suất thấp. Chất lượng không đảm bảo, muối có nhiều tạp chất, hàm lượng Natri clorua không đạt tiêu chuẩn dùng trong công nghiệp.

       Trước những thách thức từ các hiệp định thương mại tự do, nếu như không có sự thay đổi, rất có thể nghề sản xuất muối trong nước nói chung và nghề muối Thái Bình nói riêng có nguy cơ sẽ  bị xóa sổ  trong một vài năm nữa...

        Xã Thụy Hải huyện Thái Thụy là địa phương duy nhất của Thái Bình hiện còn duy trì nghề làm muối truyền thống theo phương pháp phơi cát. Thụy Hải có hai thôn, thôn Quang Lang trước đây chủ yếu làm nghề muối và khai thác hải sản, đến nay bỏ nghề làm muối chỉ còn khai thác và nuôi trồng hải sản. Thôn Tam đồng trước kia có  306 hộ làm muối hiện nay chỉ còn 200 hộ. Lao động sản xuất muối ở đây chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em từ 11 - 16 tuổi, sản xuất muối cực nhọc, vất vả, nhưng thu nhập thấp và không ổn định. Hầu hết các công đoạn làm muối duy trì theo phương pháp thủ công, truyền thống; cơ sở hạ tầng xuống cấp, đồng muối không được tu sửa, nên sản lượng và năng suất thấp. Chất lượng không đảm bảo, muối có nhiều tạp chất, hàm lượng Natri clorua không đạt tiêu chuẩn dùng trong công nghiệp.

     Từ năm 2011- 2013 xã Thụy Hải đã tiếp thu  Dự án “Xây dựng mô hình Tổ hợp tác và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất muối sạch” tại HTX Đại Đồng do Trung tâm Khuyến nông Thái Bình triển khai và đạt kết quả tốt. Dự án đã xây dựng được Tổ Hợp tác để hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời áp dụng công nghệ thay đổi vị trí chạt lọc truyền thống từ sát ô kết tinh ra giữa ruộng phơi cát để giảm nhẹ sức lao động. Phơi nước chạt đã cô đặc trên nền bạt HĐPE, đã cải thiện chất lượng sản phẩm vì muối phơi trên nền bạt HĐPE sẽ trắng và ít tạp chất hơn.

      Mô hình muối sạch thực hiện từ năm 2011 đến năm 2013 đã mở rộng được quy mô hơn 2,5 ha đồng muối với 125 hộ tham gia. Nâng cấp được một số cơ sở hạ tầng đồng muối như tu sửa và làm mới được các ô kết tinh, nhăng đựng nước và Thùng lắng lọc, chạt lọc... Đồng thời dự án hỗ trợ và diêm dân đầu tư 2500 m2 bạt HDPE trải trên nền ô nề kết tinh để phơi muối; tập huấn kỹ thuật cho các hộ  trong mô hình và ngoài mô hình tiếp thu kiến thức sản xuất muối sạch. Do vậy năng suất và chất lượng muối đã được nâng lên đáng kể, đời sống Diêm dân đã được cải thiện... Song Diêm dân hiện đang phải đối mặt với tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết không theo quy luật mùa, thời gian mưa và lượng mưa tăng cao so với các năm trước đây.

     Ông Vũ Đức Tuấn chủ nhiệm HTX muối Đại Đồng cho biết các năm trước đây năng suất muối bình quân đạt 70 - 100 tấn/ha/năm, năng suất lao động 50 - 100 kg/ngày. Mỗi hộ được giao 1.000 - 1.500m2 đồng muối thu được 7 - 10 tấn muối/năm.  Những năm gần đây không đạt được như thế như năm 2014 các tháng 4,5,6,7,8 là mùa sản xuất muối chính, song chỉ có từ 02 đến 08 ngày sản xuất được muối trong một tháng. Bên cạnh đó mưa làm độ mặn giảm, nên năng suất muối đã giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, diêm dân phải tu sửa thường xuyên các công trình của nghề muối, h àng năm số tiền tu sửa cho ô nề bể chạt, sân phơi chiếm đến 40% giá bán muối. Diêm dân thường không có tiền để tu sửa ruộng muối và phải bán muối non cho thương lái. Do giá muối quá rẻ, không bù đắp được chi phí sản xuất. Mặt khác sản phẩm làm ra khó tiêu thụ do muối từ nơi khác chuyển về với giá cả cạnh tranh nên thu nhập ngày công của xã viên lại càng thấp. Hơn nữa nghề sản xuất muối đòi hỏi lực lượng lao động khỏe mạnh và phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt nên trong năm vừa qua nguồn nhân lực của HTX hết sức khó khăn, lực lượng lao động trẻ khỏe đều đi học và đi làm xa tại các khu công nghiệp và thành phố có thu nhập cao. Nhân lực còn lại phần lớn là người già và trẻ nhỏ. Do vậy nhiều hộ diêm dân đã bỏ hoang đồng muối. Tính đến thời điểm này thôn Tam Đồng sử dụng 39,7 ha sân cát sản xuất muối và 7,7 ha thiết bị và ô phơi muối tổng diện tích sử dụng 47,4 ha (chưa tính diện tích giao thông, thuỷ lợi)... Qua thống kê từ năm 2014 đến nay đã có khoảng  6,5 ha  không sản xuất để cỏ mọc gây lãng phí quỹ đất và dự báo những năm sau sản lượng muối sẽ giảm đi so với những năm trước, và diện tích bỏ hoang sẽ tăng hơn trước.

      Như vậy trước thềm hội nhập, nghề muối đứng trước khó khăn thách thức về biến đổi khí hậu, thị trường và công nghệ... Nếu như không có sự thay đổi lớn về nhiều mặt và sự đầu tư đồng bộ thì nghề muối sẽ mai một và mất hẳn trong một sớm một chiều./

Tác giả : KS. Trần Văn Trung - TT KNKNKN
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: