Bổ khuyết chăm sóc cây lúa, cây rau màu vụ Xuân khi gặp thời tiết rét đậm, rét hại
1. Đối với cây lúa
Trong những ngày vừa qua,
thời tiết liên tục có rét đậm kéo dài, nhiệt độ từ 11 – 160C kèm
theo mưa phùn, trời lạnh làm cho cây lúa sinh trưởng chậm, chững cây. Đặc biệt,
trà cấy lúa đại trà vừa gieo cấy xong gặp rét ngay, cây lúa phục hồi chậm và yếu.
- Đầu
tiên phải đảm bảo giữ mực nước nông thường xuyên trên mặt ruộng
từ 3-5 cm trong giai đoạn này, giúp cây lúa nhanh bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh
sớm và đặc biệt là giữ ấm cho cây lúa. Với các địa phương
có chân đất dễ bị nhiễm chua mặn, cần luôn duy trì đủ nước, không để ruộng bị
khô hạn gây bốc chua mặn lên tầng đất mặt, đặc biệt khi thời tiết có nắng hanh
trở lại.
- Trong những
ngày rét đậm, rét hại không bón thúc ngay làm cho cây lúa bị sốc. Chờ thời tiết ấm lên, cây ổn định lại mới tiến hành
bón thúc. Trên các diện tích bị nghẹt rễ sinh lý do giá rét hoặc sinh trưởng
kém, có thể sử dụng một số chế phẩm kích thích ra rễ để phun hỗ trợ cho
cây sinh trưởng như KH, PenacP, Siêu lân,....
- Sau khi bón thúc tranh
thủ dặm tỉa trên các diện tích mất khoảng lớn để đảm bảo mật độ và tăng hiệu lực
của phân bón.
- Chú ý bắt ốc vàng, nên chăng lưới mắt nhỏ ở các đầu kênh dẫn nước
vào ruộng để thu bắt ốc, nên bắt ốc
vào sáng sớm hoặc chiều tối.
- Lưu ý bà con nên bảo vệ
mạ dự phòng và chuẩn bị các loại giống ngắn ngày để phòng điều kiện không thuận
lợi ảnh hưởng đến sinh trưởng của lúa.
2. Đối với cây màu Xuân
Có một số
diện tích đã chuẩn bị ruộng và cây con đến tuổi đưa ra ruộng, tuy nhiên, nếu trồng
trong điều kiện nhiệt độ dưới 15 độ C, trời giá rét, cây con sẽ bị chột và khó
bảo vệ, vì vậy khuyến cáo bà con:
Giai đoạn
này tiếp tục dùng linon che chắn, bảo vệ cây con;
Dùng Lân
Supe ngâm, hòa thật loãng để tưới; Rắc phủ ấm gốc bằng tro bếp mục, xỉ than, đất
bột,…
Phun hỗ
trợ bằng các chế phẩm để kích thích ra rễ như: KH, PennacP, Siêu lân;
Khi trời
ấm lên mới đưa ra ruộng trồng.
Tác giả : Ths. Phạm Thị Hiên