1.
Giống và thời vụ gieo trồng
-
Sử dụng các giống dưa lê siêu ngọt F1: Ngân
Huy, Trang Nông, dưa Thanh Lê (Viện Cây lương thực và cây thực phẩm), NS-333,
Hồng Ngọc…
- Dưa lê có yêu cầu về nhiệt độ 17 – 330C,
do đó có thể gieo trồng ở hầu hết các tháng trong năm từ tháng 2 đến tháng 9
dương lịch, tập trung vào 3 vụ chính: Vụ xuân hè gieo tháng 3,4; vụ hè gieo
tháng 5 – 6 và vụ thu đông gieo tháng 8, 9.
2.
Chuẩn bị cây con
Lượng
giống cho 1 sào: 5-10 gam
Nên
làm bầu gieo hạt để tiết kiệm hạt giống, công chăm sóc giai đoạn đầu, tăng độ
đồng đều của cây.
Đất
gieo hạt dưa cần chọn loại đất tốt, phơi ải, trộn đều với phân chuồng hoai mục
theo tỷ lệ 3:1 rồi đưa vào khay bầu. Vỏ bầu
có thể bằng lá chuối, khay xốp, khay nhựa hoặc bầu túi nilon chuyên dụng hay có
thể làm bầu bánh chưng, hoặc làm giống bầu ngô còn được gọi là mạ dưa.
Ngâm hạt trong nước sạch khoảng 3 - 5 giờ, sau
đó vớt ra ủ vào vải ẩm, khi hạt nứt nanh nhú mầm thì đem gieo 1hạt/bầu. Đặt hạt xong, dùng một lớp
giá thể mỏng rải lên mặt khay bầu và tưới đủ ẩm ngay.
- Chăm sóc sau gieo: Thường xuyên giữ ẩm cho cây con
nhanh mọc, khi dưa đã mọc, phun thuốc phòng chống bệnh lở cổ rễ chết thắt cây
con bằng validacin hoặc daconli. Cây được 1-2 lá thật (6
– 8 ngày sau gieo) thì đưa ra ruộng trồng. Lưu ý, cần chuẩn bị vòm nilon trắng
nếu có mưa phải che mưa để hạn chế mưa
làm chết cây con.
3.
Làm đất, trồng cây
Đất
trồng dưa lê yêu cầu có tầng canh tác dày, tốt nhất là đất thịt nhẹ và cát pha
và chủ động tưới tiêu. Đất phải được cày bừa kỹ, tơi xốp, sạch cỏ dại, bón
30 – 40 kg vôi bột/sào trước khi lên luống 10 - 15 ngày,
Lên
luống cao 25 - 30cm, rộng 1,2 – 1,5m, rãnh
30cm. Mật độ trồng: cây cách cây 40 - 45cm,
trồng 1 hàng ở giữa luống đảm bảo mật độ từ 500 – 600 cây/sào. Lưu ý khi trồng
cần nhẹ nhàng tránh làm vỡ bầu đứt rễ cây.
Nên
sử dụng màng phủ nilon để che bề mặt luống dưa nhằm giảm bốc thoát nước, hạn
chế cỏ dại và sâu bệnh, tăng hiệu quả sử dụng phân bón đồng thời bảo vệ quả.
4.
Bón phân
+
Lượng phân 1 sào: Phân chuồng hoai mục 500 - 700 kg + 7 - 8 kg ure + 20 - 25 kg supe
lân + 10 - 12 kg kali (hoặc 20-25 kg phân NPK loại 13:13:13 TE, 16:16:8 + 4 - 5 kg Kali)
+
Bón lót: Toàn bộ phân lân và phân chuồng hoai + 2kg Đạm ure + 2kg Kali (hoặc
bón 1/3 lượng phân NPK)
+
Bón thúc chia làm 3 lần:
Lần 1: Sau trồng khoảng 15
ngày: Bón 2-3 kg đạm ure + 2-3 kg kali
hoặc 6-8 kg NPK loại 16:16:8; 13:13:13
TE. Kết hợp nhặt sạch cỏ dại quanh gốc.
Lần 2: Sau trồng 25-30 ngày,
khi có hoa cái nở, bón 2-3 kg đạm ure + 2-3 kg kali (hoặc 5-6kg NPK +2-3kg
Kali)
Lần 3: Sau trồng 40-45 ngày,
khi đậu quả đạt 80% bón 1-2 kg đạm ure + 3-4 kg kali (hoặc 2-3 kg NPK+ 2-3kg
Kali)
Lưu ý: Trong quá trình chăm sóc
nếu thấy cây sinh trưởng phát triển kém có thể hòa loãng đạm + kali hoặc NPK để
tưới gốc cho cây.
5. Điều tiết nước
Thường
xuyên giữ đủ ẩm cho dưa mới đạt hiệu quả. Có thể tưới rãnh để nước ngấm lên
luống cho dưa, không nên té lên thân lá dưa nhất là khi chiều tối.
6.
Tỉa nhánh, bấm ngọn
Khi
thân chính được 5 lá thì tiến hành bấm ngọn để kích phát triển nhánh, khi cây
ra nhánh giữ lại 2 nhánh cấp 1 phát triển, nhánh cấp 1 được 5 - 6 lá thì bấm
ngọn để cho 5 nhánh cấp 2 phát triển, khi nhánh thứ 2 được 5 – 6 lá thì bấm ngọn
để 5 nhánh cấp 3 phát triển. Để tránh bị gió lật dây nên dùng gim tre để cố
định dây dưa hoặc đất phủ lên vị trí đốt dây dưa cách khoảng 50 – 60 cm.
Ngoài ra, cần tỉa lá già, lá bệnh không còn khả năng quang hợp, lá
bị che khuất….
7.
Phòng trừ sâu bệnh
Dưa
lê thường bị một số loại bệnh gây hại: bệnh lở cổ rễ, thối thân, phấn trắng….
bệnh bị rất sớm ngay từ giai đoạn cây con. Để hạn chế tác hại của bệnh, lưu ý
thực hiện tốt các khâu phòng bệnh như: vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại và
tàn dư cây bệnh, bón vôi bột đầy đủ; không trồng dầy, tỉa lá già và lá bị bệnh,
làm giàn hoặc kê lót quả, cố định cây tạo độ thông thoáng cho đồng ruộng. Bệnh
phát sinh gây hại nặng có thể sử dụng một số loại thuốc để phòng trừ như:
Ridomil gold, Score, Daconil,…
Tác giả : Ths. Quách Thị Phương