CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Các tin tức khác
Bản Tin Số 2 Năm 2016

Cập nhật: 22/03/2016

    TÁI CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THỜI CƠ, THÁCH THỨC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

TÁI CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

THỜI CƠ, THÁCH THỨC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

ThS. Nguyễn Như Liên – Giám đốc TTKN

 

          Trong giai đoạn 2010 - 2015 sản xuất nông nghiệp tỉnh nhà đã đạt được kết quả khả quan. Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản tăng bình quân 3,9%/năm, là một trong những tỉnh dẫn đầu mức tăng trưởng ngành nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng. Cơ cấu cây trồng từng bước chuyển đổi theo hướng tiếp cận với thị trường, sản xuất tập trung gắn với thu mua chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Chăn nuôi phát triển mạnh theo hướng giảm hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, gia trại, tăng theo hình thức trang trại, qui mô lớn.

          Bên cạnh những thắng lợi đã đạt được, sản xuất nông nghiệp cả nước nói chung, tỉnh ta nói riêng vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn. Thời tiết diễn biến phức tạp theo chiều hướng cực đoan (nắng nóng gay gắt, hạn hán cục bộ, rét đậm, rét hại kỷ lục, mưa lớn trái mùa, bão đến sớm và kết thúc muộn) tác động trực tiếp đến các đối tượng cây trồng, con vật nuôi, thủy hải sản; Đầu ra cho sản phẩm còn nhiều khó khăn; Liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm còn lỏng lẻo; Tốc độ chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa qui mô lớn còn chậm, việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa qui mô lớn, chuyên canh có hiệu quả cao chưa nhiều. Những khó khăn đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm phát huy tối đa những tiềm năng về điều kiện tự nhiên, con người, thích nghi hơn với những biến động bên ngoài hướng tới phát triển bền vững và hiệu quả. Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với tích tụ đất đai và giải quyết lao động nông thôn đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã được thông qua, thể hiện quyết tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Có thể nói đây là thời cơ cho ngành Nông nghiệp Thái Bình phát triển sang giai đoạn mới. Tuy nhiên để thực hiện được đề án cũng nhiều gian nan. Khó khăn về ruộng đất manh mún, khó khăn về tiêu thụ sản phẩm trong bối cảnh sự cạnh tranh đã trở nên quyết liệt khi chúng ta tham gia các Hiệp định thương mại quốc tế. Trong tổ chức sản xuất liên kết giữa các khâu, các công đoạn còn rời rạc; Chất lượng sản phẩm chưa được người sản xuất quan tâm đúng mức, mẫu mà bao bì còn đơn giản, tùy tiện càng khó thuyết phục người mua khi nông sản ngoại nhập tràn vào. Nếu không có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, sự chỉ đạo quyết liệt và hưởng ứng của bà con nông dân thì mục tiêu tái cơ cấu khó có thể đạt được. Đơn cử như việc mở rộng diện tích khoai tây lên 6.000 ha vào năm 2020, cần có lộ trình giải quyết vấn đề giống cho sản xuất thế nào để đảm bảo có đủ giống tốt cho sản xuất (7- 8 nghìn tấn giống), bố trí cơ cấu ra sao để vừa có giống cho ăn tươi, lại vừa có sản phẩm cho chế biến. Trong khi hiện nay khâu giống chúng ta hoàn toàn bị động, phải nhập giống tốt từ nước ngoài, công suất bảo quản giống của các kho lạnh trong tỉnh cũng còn hạn chế. Đó là khó khăn về đầu vào chưa kể khó khăn về đầu ra khi sản lượng tăng lên gấp đôi so với hiện tại.

Một số giải pháp góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Để thực hiện mục tiêu Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả kinh té cao và bền vững, xin đề xuất một số giải pháp sau đây:

          Thứ nhât: Cần có qui hoạch tổng thể cho một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu (phạm vi toàn tỉnh) để trên cơ sở đó xác định vùng sản xuất hàng hóa trọng điểm, gắn với lợi thế so sánh của từng địa phương, nhằm bố trí sản xuất, kêu gọi đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp.

          Thứ hai: Tuyển chọn đánh giá những sản phẩm chủ lực có lợi thế so sánh trong tững ngành hàng, trước mắt tập trung vào ngành hàng lúa gạo, xác định được trong bộ giống lúa hiện nay của địa phương, giống nào ngon nhất, có tiềm năng mở rộng thị trường tiêu thụ nhất và sản xuất ở đâu sẽ có lợi thế nhất? Để xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tiến tới xây dựng thương hiệu gạo Thái Bình.

          Thứ ba: Khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, tiêu thụ nông sản, nhất là các sản phẩm chủ lực, xúc tiến xây dựng thương hiệu, nhằm gia tăng giá trị hàng hóa, ổn định đầu ra, kích thich sản xuất. Từng bước thực hiện liên kết sản xuất một số mặt hàng nông sản theo chuỗi, có cơ chế phân chia lợi nhuận hài hòa giữa các khâu trong quá trình sản xuất- chế biến - lưu thông phân phối.

          Thứ tư: Khuyến khích và mở rộng việc áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ chuyển Gen, các giải pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến (như việc áp dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào kết hợp với khí canh để Sx củ giống khoai tây sạch bênh thay thế nhập khẩu mà Trung tâm Khuyến nông đã làm) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Từng bước hình thành các khu công nghệ cao nhằm đi tắt đón đầu, tạo nên các đột phá trong nông nghiệp.

          Thứ năm: Hoàn thiện thể chế khuyến khích người có ruộng nhưng không có khả năng phát triển sản xuất, sang nhượng, hợp tác với người có vốn, có khả năng mở rộng sản xuất để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, an toàn thực phẩm. Có cơ chế chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ theo hướng hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Đó là một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp mà đề án đã đề ra.

Để góp phần vào thực hiện thắng lợi đề sản tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh nhà, Trung tâm Khuyến nông với chức năng nhiệm vụ của mình, đang tập trung vào một số hoạt động chủ yếu sau:

Tăng cường công tác thông tin khuyến nông, bao gồm các kênh thông tin qua truyền thanh, truyền hình (chương trình nhịp cầu nhà nông), xuất bản Bản tin khuyến nông, xây dựng trang Website khuyến nông nhằm tuyền truyền, vận động bà con nông dân thực hiện chủ trương tái cơ cấu và các chính sách của của Đảng và Nhà nước, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND về phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng NTM. Phổ biến các TBKT mới, các gương sản xuất giỏi, các qui trình công nghệ tiến tiến trong SX nông nghiệp để người dân áp dụng và làm theo. Tập trung khảo nghiệm tuyển chọn những giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với điều kiện thời tiết và khí hậu để bổ sung cho các công thức luân canh, các mô hình chuyển đổi có hiệu quả. Phối hợp với các đơn vi có liên quan, các địa phương cơ sở chọn lọc đề xuất giống có ưu thế nổi trội cho từng vùng sinh thái khác nhau làm căn cứ xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với xây dựng thương hiệu. Phối hợp tổ chức xây dựng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với các doanh nghiệp thu mua tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Tiếp thu, ứng dụng các công nghệ mới, các phương thức sản xuất mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, khắc phục việc nhập khẩu từ nước ngoài. ứng dụng công nghệ chuyển gen trong việc khảo nghiệm chọn lọc các giống Ngô, giống lúa được chuyển gen kháng sâu bệnh nhằm tăng năng suất, hạn chế sâu bệnh, giảm ô nhiễm môi trường. Đội ngũ cán bộ khuyến nông từ Tỉnh đến huyện và cơ sở còn phổi hợp với các Phòng NN & PTNT các huyện Thành phố, các tổ chức đoàn thể, tổ chức hàng trăm lớp tập huấn kỹ thuật về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, góp phần thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất nông nghiệp của các huyện, thành phố.

Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với tích tụ đất đai và giải quyết lao động nông thôn đã được UBND tỉnh phê duyệt, thể hiện chiến lược phát triển ngành nông nghiệp trong giai đoạn trước mắt và tương lai. Để các mục tiêu đó trở thành hiện thực cần có lộ trình hết sức cụ thể đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan ban ngành, chính quyền, đoàn thể các cấp sự vào cuộc của các doanh nghiệp và sự hưởng ứng tích cực của bà con nông dân.

 

 

TPP - Cơ hội, thách thức và giải pháp của ngành nông nghiệp khi gia nhập TPP

          Gần đây trên các phương tiện truyền thông nói nhiều đến cụm từ TPP. Vậy TPP là gì? Cơ hội, thách thức và giải pháp của ngành nông nghiệp khi gia nhập TPP thế nào? Ban biên tập Bản tin xin giới thiệu khái quát về TPP và những chuẩn bị của ngành nông nghiệp Việt Nam khi chính thức TPP được ký kết.

TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu á - Thái Bình Dương. 12 thành viên của TPP bao gồm: Australia, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Việt Nam, Mỹ và Nhật Bản.

          Các quốc gia thành viên hiện tại của TPP chiếm 40% GDP của cả thế giới và 25% lượng giao dịch hàng hóa toàn cầu.

Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên.

Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động…

Trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng khẳng định: Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một hiệp định có chất lượng cao, nhiều nội dung cao hơn cam kết WTO và khi ký kết được hiệp định này sẽ tạo động lực to lớn cho xuất khẩu cũng như việc thu hút đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, lĩnh vực bị tổn thương nhất chính là nông nghiệp, bởi chúng ta là 1 nước cơ bản vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, nhiều sản phẩm hàng hóa nông nghiệp do quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, năng suất lao động còn thấp và áp dụng tiến bộ KHKT còn hạn chế cho nên giá thành sản xuất còn cao, vì vậy việc mở cửa thị trường và nhập khẩu sẽ ít nhiều tác động đến sản phẩm hàng hóa này.

Cơ hội, thách thức và giải pháp của ngành nông nghiệp

Ngay sau khi Hội nghị ISG 2015 - Việt Nam tham gia Hiệp định TPP, triển vọng và giải pháp cho ngành nông nghiệp được tổ chức tại Hà Nội, ngày 7-11, Bộ NN&PTNT đã công bố nội dung TPP đối với ngành nông nghiệp Việt Nam - cơ hội, thách thức và giải pháp.

Tám cơ hội của ngành nông nghiệp là:

1. Mở rộng thị trường xuất khẩu, tiếp cận với các thị trường lớn nhất trên thế giới với ưu thế đáng kể.

2. Tham gia vào những chuỗi cung ứng toàn cầu.

3. Tạo động lực và sức ép cho doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất theo hướng giảm thuế xuất khẩu nguyên liệu và sơ chế, đầu tư phát triển trên chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng, tăng sản phẩm chế biến có giá trị cao.

4. Tăng cường cơ hội tiếp cận vốn và khoa học công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI.

5. Tăng cơ hội việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động.

6. Nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.

7. Tạo động lực phát triển ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội.

8. Tạo động lực đẩy nhanh quá trình hoàn thiện thể chế, môi trường chính sách, thúc đẩy tính minh bạch của môi trường chính sách.

Ngoài tám cơ hội, Bộ NN&PTNT cũng xác định có bảy thách thức cho ngành nông nghiệp Việt Nam là:

1. Hạn chế về năng lực cạnh tranh.

2. Khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ do sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

3. Thiếu thông tin nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường thế giới, thị trường nhập khẩu và thị trường trong nước.

4. Thiếu vốn và công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ kỹ thuật thông minh nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và kiểm soát dịch bệnh.

5. Hạn chế trình độ lao động và nguồn lực.

6. Hạn chế việc vận dụng công cụ hữu ích trong thương mại quốc tế nhằm tái lập công bằng thương mại và giải quyết tranh chấp.

7. Môi trường chính sách sách chưa hoàn thiện, đầy đủ, chưa được thực hiện đồng bộ hóa và thiếu biện pháp chế tài, tồn tại hạn chế trong thực thi quy định.

Với những cơ hội, thách thức, theo Bộ NN&PTNT cũng đã đề ra bảy giải pháp của ngành nông nghiệp trước những thách thức đang phải đối mặt buộc phải thay đổi, gồm:

1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa nông lâm thủy sản Việt Nam.

2. Tăng cường nhân lực, nâng cao năng xuất lao động, phát triển lực lượng lao động tiên tiến phục vụ cho ngành.

3. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

4. Khẩn trương hoàn thiện môi trường chính sách, nâng cao năng lực thực thi pháp luật.

5. Nâng cao năng lực phân tích dự báo thị trường.

6. Nâng cao khả năng vận dụng cam kết và các biện pháp áp dụng trong các FTAs.

7. Tăng cường năng lực cho hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế.

Phòng Thông tin

 

 

 

KẾT QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2015

KS. Đoàn Thị Kim Tứ – PGĐ TTKN

 

Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức 38 lớp dạy nghề nông nghiệp cho 1.330 lao động nông thôn, trong đó có 25 lớp trồng cây lương thực thực phẩm, 11 lớp chăn nuôi gia súc gia cầm, 2 lớp khuyến ngư tại 13 xã của các huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải, Đông Hưng và Thành Phố.

Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự vào cuộc tạo điều kiện của Đảng, chính quyền địa phương cơ sở; tinh thần ham học hỏi, tích tích cực tiếp thu và áp dụng TBKT vào sản xuất, nhất là sản xuất hàng hóa gắn với thị trường và xây dựng NTM của nông dân Thái Bình… năm 2015 chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đã đạt được kết quả tốt.

- Đã tuyển sinh đủ 1.330 học viên cho 38 lớp, trong đó: Số học viên nam 324 người (chiếm 24,4%) và số học viên nữ 1006 người (chiếm 75,6%); Học viên tham gia học tập rất nhiệt tình, thảo luận sôi nổi, cởi mở chân tình với giảng viên nên lớp học đạt chất lượng cao; Nhiều học viên vốn đã thành thạo, năng động trong thao tác nghề nông, nay khá nhanh nhạy tiếp thu những kỹ năng thực hành mới, đồng thời tích cực uốn nắn thao tác cho các học viên khác trong tổ, nhóm.

- Đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng, nhiệt tình, có nhiều kinh nghiệm trong công tác và giảng dạy; Giảng viên đã linh hoạt vận dụng các TBKT vào thực tế sản xuất của địa phương làm sinh động hơn bài giảng; Giáo án, giáo trình giảng dạy đã được thống nhất trong toàn tỉnh. Phương pháp tập huấn: Giảng viên áp dụng nhiều phương pháp tập huấn: Tập huấn tại hiện trường, tập huấn có sự tham gia, trình diễn thực hành, quan sát thực tế, thuyết trình kết hợp máy chiếu... đã khai thác được ý kiến xây dựng cúa các học viên, vừa cuốn hút được học viên, vừa làm tăng không khí sôi nổi trong lớp học.

- Quá trình tổ chức Trung tâm đã hỗ trợ văn phòng phẩm (giáo trình, bút, vở...); vật tư phân bón, chế  phẩm vi sinh, con giống gà, ngan, vịt, dụng cụ, vật rẻ tiền mau hỏng,  thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi,... để xây dựng mô hình mẫu làm điểm thực hành cho học viên. Từ mô hình mẫu học viên vừa được quan sát vừa được trực tiếp làm, do đó nâng cao hiệu quả đào tạo và ứng dụng vào thực tế sản xuất của gia đình.

- Kết quả học tập: 100% số học viên đủ tiêu chuẩn cấp chứng chỉ đào tạo nghề, trong 1.330 học viên có: 156 học viên đạt loại giỏi (chiếm 11,7%), 860 học viên đạt loại khá (chiếm 64,7%) và 314 học viên xếp loại trung bình (chiếm 23,6%).

Sau khóa đào tạo, 100% học viên đã ứng dụng vào thực tế của gia đình, địa phương, mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập góp phần thực  hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động, xây dựng nông thôn mới. Thông qua khóa đào tạo học viên đã nâng cao nhận thức, tiếp thu TBKT về giống, thời vụ, thức ăn, phân bón, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi... làm tăng năng suất, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, học viên được hướng dẫn một số tiến bộ mới: phương thức gieo cấy ứng dụng hiệu ứng hàng biên; Xử lý rơm rạ, chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm vi sinh... làm tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

Ngoài việc làm tăng năng suất, hiệu quả và chất lượng sản phẩm nông sản còn làm giảm ô nhiễm môi trường thông qua các hoạt động: Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu theo đúng nguyên tắc kỹ thuật, điều tiết nước hợp lý và xử lý rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh... làm giảm phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Sử dụng thuốc thú y, hóa chất tiêu độc khử trùng trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi theo đúng quy trình thực hành chăn nuôi tốt, xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm vi sinh... làm giảm ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn cũng còn một số hạn chế: Công tác tuyển sinh, tổ chức lớp học còn gặp nhiều khó khăn nhất là việc tuyển chọn học viên và bố trí lịch học phù hợp với từng nhóm học viên. Tỷ lệ chuyên cần của học viên đôi khi còn chưa cao hoặc học viên thường xin nghỉ đầu giờ, xin về sớm do công việc gia đình.

Để nâng cao hiệu quả của công tác dạy nghề cho lao động nông thôn cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Việc tuyển sinh cần phối hợp với các tổ chức đoàn thể như Hội nông dân, Hội phụ nữ,... để nắm bắt nhu cầu đào tạo, quản lý học viên gắn với phát động các phong trào thi đua trong Hội.

- Để lớp học có thể diễn ra sớm hơn, gắn với điều kiện sản xuất thực tế của địa phương, Trung tâm đề nghị cấp trên tạo điều kiện cấp phép sớm.

- Căn cứ nhu cầu thực tế của địa phương và định hướng chỉ đạo của ngành cho phép các lớp linh hoạt lịch học và nội dung bài giảng vừa phù hợp nguyện vọng của học viên, phù hợp điều kiện địa phương vừa đạt hiệu quả thiết thực.

-  Nên có cơ chế động viên trực tiếp cho học viên, đặc biệt những học viên tích cực trong học tập.

- Đề nghị các cấp, các ngành quan tâm, đầu tư, hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy cho các đơn vị tham gia dạy nghề để nâng cao chất lượng đào tạo.

- Học viên là các đối tượng chính sách nhất là hộ nghèo, thu nhập thấp Nhà nước cần có chính sách, chế độ hỗ trợ vốn để các hộ đầu tư mở rộng sản xuất nhằm tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo.

 

 

 

KẾT QUẢ NHÂN CÂY KHOAI TÂY BẰNG PHƯƠNG PHÁP                                      NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO

 

Sau 3 năm (2013-2015) thử nghiệm "sản xuất giống khoai tây sạch bệnh" tại Thái Bình  bước đầu đã thành công và cho kết quả khá khả quan. Năm 2013 - 2015 sản xuất củ giống siêu nguyên chủng trên dàn khí canh với diện tích 800m2 cho năng suất 35-40 củ/cây. Năm 2013; 2014 sản xuất củ giống nguyên chủng với diện tích 5ha tại xã Trọng Quan  -  Đông Hưng, xã Vân Trường - Tiền Hải, năng suất đạt 12 - 13 tấn/ha và sản xuất 18 ha củ giống xác nhận tại các xã Thụy Phúc - Thái Thụy, Vũ Phúc - Thành Phố; Nguyên Xá - Vũ Thư, Quỳnh Xá - Quỳnh Phụ năng suất đạt 15 - 16 tấn/ha, được các chủ nhiệm hợp tác xã đánh giá rất cao về chất lượng củ giống: khoai tây sinh trưởng phát triển tốt, sức chống chịu bệnh cao, đặc biệt ít bị héo xanh, cho năng suất cao. Theo tính toán sơ bộ giá thành 1 kg củ giống nguyên chủng có giá 16.500đồng/1 kg và giá củ giống xác nhận 5.600 đồng/1 kg. Như vậy sản xuất củ giống nguyên chủng của Trung tâm thấp hơn so với giá khoai tây giống nhập nội 5000-6000đồng/1kg, đặc biệt chủ động thời vụ. Không dừng lại ở đó mà nét mới năm 2015 là sản xuất củ giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng bằng phương pháp nuôi cấy mô kết hợp khí canh đóng bầu, đây là phương pháp mới sản xuất theo hướng công nghiệp, nhằm mở rộng diện tích, người dân có thể tự sản xuất được củ giống nhằm hạ giá thành, chủ động thời vụ. Năm 2015 Trung tâm đã thử nghiệm sản xuất 2 ha, tại các xã Thái Giang – Thái Thụy, Vũ An – Kiến Xương, Nguyên Xá – Đông Hưng, Bắc Sơn - Hưng Hà và vườn công nghệ Trung tâm... được đánh giá rất cao, cây sinh trưởng tốt, độ đồng đều cao, khả năng chống chịu bệnh hại tốt, đặc biệt bệnh héo xanh ít, trung bình đạt 8-10 củ/ khóm, người dân dễ ứng dụng quy trình sản xuất. Trong những năm tiếp theo Trung tâm tiếp tục xây dựng mô hình sản xuất giống khoai tây sạch bệnh từ cây con nuôi cấy mô tế bào kết hợp phương pháp khí canh đóng bầu tại các địa phương nhằm tăng hệ số nhân, giảm giá thành củ giống, mở rộng diện tích trồng khoai tây của tỉnh nhà.

KS. Phạm Thị Phương -

ThS. Phan Thị Hương - TTKN

 

Kết quả mô hình ngô chuyển gen

          Hiện nay đối với sản xuất ngô của Thái Bình tình trạng sâu đục thân và cỏ dại đang là hai tác nhân chính gây ảnh hưởng đến năng suất, tăng chi phí công lao động, giảm hiệu quả kinh tế. Vì vậy, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đang rất cần thiết, trong đó việc ứng dụng các giống ngô chuyển gen vào sản xuất nhằm giảm chi phí đầu tư, bằng cách chuyển gen kháng sâu đục thân, thuốc trừ cỏ vào giống ngô đang được trồng phổ biến hiện nay. Đây là một bước đột phá mới về giống.

Vụ Đông 2015, được sự đồng ý của Sở Nông nghiệp & PTNT Thái Bình, Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với Công ty TNHH Syngenta Việt Nam, Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang xây dựng mô hình trình diễn giống ngô chuyển gen NK 4300 Bt/GT với quy mô 1 ha (NK 4300 Bt/GT là 0,75ha, diện tích NK 4300 đối chứng là 0,25 ha) tại xã Việt Thuận - Vũ Thư. Mục đích của mô hình là đánh giá khả năng sinh trưởng, khả năng chống chịu thuốc cỏ, chống chịu sâu đục thân, năng suất và hiệu quả của giống NK4300 Bt/GT so với giống sản xuất tại địa phương.

Giống NK 4300 Bt/GT do Công ty TNHH Syngenta cung cấp. Đây là giống có chứa hai sự kiện biến đổi gen là Bt11 kháng sâu đục thân và sự kiện GA21 chống chịu thuốc trừ cỏ gốc glyphosate. Hai sự kiện này được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học và Bộ Nông nghiệp & PTNT cấp giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. Giống NK 4300 Bt/GT đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT cấp phép cho khảo nghiệm diện rộng trước khi đưa ra sản xuất đại trà.

Kết quả theo dõi, đánh giá kết luận mô hình đạt kết quả tốt.

Tác dụng quản lý cỏ dại: Việc phòng trừ cỏ dại đối với diện tích mô hình đối chứng trồng giống ngô NK 4300 thường được nông dân làm cỏ theo tập quán địa phương (làm cỏ bằng tay 2 lần, kết hợp với bón phân, vun xới), diện tích mô hình trồng ngô NK 4300 Bt/GT được trừ cỏ bằng thuốc trừ cỏ glyphosate 480SL liều lượng 3 lít/ha, phun trùm lên cả cỏ và ngô 1 lần giai đoạn 4 - 5 lá thật. Kết quả theo dõi cho thấy: Giống chuyển gen NK 4300 Bt/GT chống chịu tốt với thuốc trừ cỏ gốc glyphosate do vậy khi ruộng xuất hiện cỏ dại với độ che phủ 60 - 70% sử dụng thuốc trừ cỏ phun trùm lên cả cây ngô sau 7 ngày cỏ chết 100%. Cây ngô sinh trưởng phát triển bình thường, không có hiện tượng bất thường gì xảy ra. Khả năng duy trì công tác quản lý cỏ dại đến tận khi thu hoạch (cỏ tái sinh sau 60 ngày gieo khoảng 4 - 7% diện tích). Giống NK 4300 thường làm cỏ bằng tay vừa tốn công, hiệu quả không cao và cỏ dễ phát sinh trở lại. Do vậy phải làm cỏ lần 2 khi cây ngô được 60 ngày cỏ phát triển trở lại 50 - 60%.

Tác dụng của quản lý sâu đục thân: Ngay từ giai đoạn cây con khi cây được 3 - 4 lá đã có sâu đục thân xuất hiện. Tuy nhiên sâu không gây hại giống ngô chuyển gen mà chỉ gây hại bên ngô thường là 10,5% sau đó mức độ bị hại của giống ngô thường liên tục tăng lên đến 30,7% giai đoạn vào sữa. Bên cạnh đó thì giống ngô chuyển gen NK 4300Bt/GT hầu như không bị sâu đục thân, đục bắp gây hại. Như vậy giống NK 4300 Bt/GT do có gen Bt11 đã giúp cây ngô không bị sâu đục thân gây hại trong suốt toàn bộ quá trình sinh trưởng phát triển từ khi gieo đến khi thu hoạch. Từ kết quả này giúp cho ruộng ngô chuyển gen cây sinh trưởng phát triển tốt, độ đồng đều cao, đảm bảo được mật độ và không bị thiệt hại về năng suất do sâu đục thân, đục bắp gây ra. Ngoài ra do không phải phun thuốc trừ sâu đục thân, đục bắp đã góp phần giảm chi phí đầu tư và giảm tình trạng sử dụng thuốc BVTV gây ô nhiễm môi trường, tăng chất lượng nông sản.

Đánh giá về năng suất và hiệu quả kinh tế: So với giống ngô NK 4300 thường, giống ngô NK 4300 Bt/Gt không bị cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng nên bắp to hơn, số hàng/bắp, số hạt/hàng nhiều hơn. Đồng thời cây không bị nhiễm sâu đục thân, đục bắp nên tỷ lệ bắp loại 1 cao và số hạt/bắp nhiều. Năng suất đạt 77,8 tạ/ha cao hơn giống ngô thường NK 4300 là 27,3%. Tuy trồng ngô NK 4300 Bt/Gt đầu tư về giống, thuốc trừ cỏ cao hơn giống ngô thường nhưng đổi lại không phải làm cỏ, phun thuốc đục thân, đục bắp và cuối vụ năng suất cao hơn. Từ đó hiệu quả kinh tế vượt giống ngô thường xung quanh 621.500 đồng/sào tương đương với  17.264.400 đồng/ha.

Để đưa giống ngô chuyển gen NK 4300 Bt/GT vào sản xuất cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp lãnh đạo và các công ty giống cây trồng, nhằm tuyên truyền chuyển giao TBKT mới vào sản xuất, đồng thời mở rộng các mô hình để người dân tham quan học tập. Đối với người dân khi trồng giống ngô biến đổi gen phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật.

 

Phòng Thông tin - TTKN

 

Vai trò của phân bón Văn Điển trong việc giảm thiểu tác hại

của sâu bệnh đối với cây trồng

          Với trên 20 nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu với cây trồng, mỗi chất có vai trò tác động riêng như: chất Đạm (N) giúp cây trồng lớn nhanh, xanh tốt, song nếu hàm lượng đạm trong cây cao sẽ làm giảm chất lượng và sức đề kháng của cây trồng...; chất kaly (K), ngoài chức năng sinh lý trong hoạt động quang hợp và vận chuyển các dòng nhựa trong cây, K còn điều tiết, cân đối các chất dinh dưỡng giúp cây trồng khỏe hơn; chất lân (P) cấu tạo phân tử cao năng ATP rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào, hình thành rễ, phân hóa mầm hoa… đặc biệt giúp cây trồng chống chịu sâu bệnh và ngoại cảnh bất thuận tốt hơn; chất vôi (Ca) đóng vai trò kích thích rễ cây phát triển, giúp hình thành các hợp chất tạo nên màng tế bào, làm cho cây trở nên cứng cáp hơn; chất magiê (Mg) tham gia vào quá trình quang hợp và hô hấp của cây, là chất hoạt hóa của nhiều enzym rất quan trọng đối với mọi hoạt động sống của cây; chất silic (Si) sau khi được hấp thụ vào cây sẽ tập trung ở các mô biểu bì như là một lớp silicon-màng tế bào, liên kết với pectin và các ion canxi tạo lớp biểu bì kép silica – cutic bảo vệ và tăng cường cấu trúc cây trồng giúp cứng thân, dày lá, hạn chế sự xâm nhiễm và gây hại của nhiều đối tượng sâu bệnh. Theo tài liệu tại “Hội nghị Silic trong Nông nghiệp lần thứ 2”  do Tiểu ban nghiên cứu silic trong nông nghiệp và hội Khoa học đất và dinh dưỡng cây trồng Nhật Bản tổ chức ngày 22-26 tháng 8 năm 2002 tại Tsuruoka, Yamagata, Nhật Bản thì Si không chỉ giúp cây trồng chịu khô hạn và chịu mặn rất tốt, Si còn giảm thiểu tác hại của nhiều đối tượng sâu bệnh hại, nhất là bệnh đạo ôn, đốm nâu, sâu đục thân lúa... Được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng trên, cây trồng sẽ khỏe mạnh, chống chịu tốt với ngoại cảnh bất thuận, đặc biệt ngăn chặn sự xâm nhiễm và giảm thiểu tác hại của nhiều đối tượng sâu bệnh hại.

Trong các loại phân bón, phân bón hữu cơ tuy hàm lượng các dinh dưỡng thấp, song có đầy đủ cả các loại đa, trung, vi lượng cho cây trồng. Phân nung chảy Văn Điển, với 3 loại quặng: Apatít, Secpentyl, sa thạch và công nghệ nung chảy đã cho ra sản phẩm phân bón đa dinh dưỡng, trong đó P2O5 15-19%, MgO 15-18%, SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và nhiều chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo... Sản phẩm này không tan trong nước nên không bị thất thoát do rửa trôi, bay hơi hay bị chất khác giữ bám; chỉ tan trong môi trường acid yếu do rễ cây tiết ra, được cây ăn từ từ trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển. Cùng với chất đạm, chất kaly, công ty sản xuất trên 60 loại sản phẩm NPK thích ứng cho từng loại cây trồng, trên từng chân đất,thích hợp từng giai đoạn sinh trưởng. Loại chuyên bón lót cho lúa vùng ĐBSH là NPK (6:11:2); loại chuyên thúc NPK(16:5:17); loại NPK 5:10:3 dạng viên chuyên bón lót cho nhều loại cây, loại NPK 12:5:10 chuyên bón thúc cho nhiều loại cây...

Sản phẩm NPK Văn Điển đã gắn bó trên 20 năm với nông dân Thái Bình; ở đâu nông dân cũng khẳng định: bón NPK văn Điển giúp cây trồng ít sâu bệnh, giữ bộ lá tươi bền đến cuối vụ, năng suất cao và chất lượng nông sản tốt. Thực tế, những năm thời tiết thuận hòa, không có dịch bệnh thì phân bón nào cũng có hiệu quả; song những năm thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt khi dịch bệnh sảy ra thì phân bón NPK văn Điển thể hiện rất rõ hiệu quả trên đồng ruộng.

KS. Nguyễn Tiến Chinh

 

 

CHĂM SÓC LÚA XUÂN 2016

          Tục ngữ có câu “công cấy là công bỏ, chăm sóc làm cỏ là công ăn” ý nói việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh có ý nghĩa quyết định tới sự sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng.

Do ảnh hưởng của đợt rét đậm rét hại kéo dài từ 22/1-29/1 nhiệt độ xuống thấp nhất trong lịch sử 6-80C, sau đó là những ngày nắng ấm trước và sau Tết nguyên đán, nhiệt độ tăng mạnh vào ban ngày song lại hạ thấp vào ban đêm làm cây trồng STPT bất lợi, đúng vào thời điểm bà con nông dân gieo mạ giống lúa ngắn ngày, mạ dược khum sau tiết đại hàn, mạ nền cứng xung quanh lập xuân. Các biện pháp chăm sóc được khuyến cáo kịp thời mạ không bị chết nhưng phát triển chậm về chiều cao và tốc độ ra lá, bộ rễ bị tổn thương. Sau đó Miền Bắc lại chịu ảnh hưởng của đợt không khí lạnh tăng cường từ ngày 15/2, có nhiều ngày rét đậm đúng vào lúc cấy và gieo thẳng lúa xuân.

Để tạo điều kiện cho lúa xuân sinh trưởng phát triển thuận lợi, hạn chế sâu bệnh bà con nên lưu ý một số biện pháp chăm sóc như sau:

1. Nước tưới: cây lúa lấy nước làm áo điều hòa sinh trưởng nhất là sau cấy gặp thời tiết rét, nhiệt độ thấp bà con cần lưu ý:

- Đối với lúa cấy: cần duy trì mực nước nông 3-5cm từ sau cấy đến đẻ nhánh để lúa nhanh bén rễ hồi xanh, tận dụng ánh sáng chiếu vào gốc cây lúa đẻ nhánh sớm gặp rét đậm không bị chết, đồng thời nâng cao hiệu quả phân bón.

- Đối với lúa gieo thẳng: sau gieo đến 1 lá thật cần giữ ẩm mặt ruộng bằng cách luôn giữ nước ở rãnh để mặt ruộng luôn đủ ấm để lúa gieo thẳng mọc nhanh nhất là khi gặp thời tiết hanh khô, nâng cao hiệu quả của thuốc trừ cỏ. Tuyệt đối không để ngập nước, hoặc khô nẻ nhất là khi nhệt độ xuống thấp. Khi lúa được 2-2,5 lá đưa nước láng chân duy trì đến khi kết thúc đẻ nhánh.

2. Cỏ dại, ốc bươu vàng:

- Cần kiểm tra mật độ ốc bươu vàng trên ruộng, tiến hành bắt thủ công hoặc dùng thuốc hóa học phun hoặc rắc, khi dùng thuốc cần giữ mực nước nông đều trên ruộng.

- Đối với cỏ dại: Với lúa cấy cần sử dụng các loại thuốc hậu nảy mầm sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, cần giữ nước nông trên ruộng sau khi sử dụng thuốc 3-5 ngày. (Lưu ý tránh sử dụng thuốc khi trời rét đậm).

3. Bón phân: với phương châm tăng lượng phân bón, sử dụng phân tổng hợp NPK chuyên dùng, bón thúc 2 lần, nặng đầu, nhẹ cuối (chú ý bổ sung phân bón cuối vụ linh hoạt đề phòng lúa đói ăn cuối vụ do thời tiết ấm và khô hạn).

- Với lúa cấy: thực hiện bón lót sâu, thúc sớm, sử dụng NPK chuyên dùng cho cây lúa (NPK Lâm Thao, Văn Điển, Ninh Bình, Việt Nhật, Đầu trâu…).

+ Bón thúc lần 1 khi cây lúa bén rễ hồi xanh, ra lá mới, trời ấm, nhiệt độ trên 16oC, bón 2/3 lượng phân bón thúc.

+ Bón thúc lần 2 sau khi bón thúc lần 1 từ 10-12 ngày, bón hết lượng phân thúc còn lại.

Thời điểm kết thúc bón phân vào 20-25/3/2016.

- Đối với lúa gieo thẳng: Sau khi lúa có 2-2,5 lá thật, đưa nước láng chân rồi bón nhử từ 2-3 kg ure/sào. Ruộng gieo thẳng sinh trưởng kém, lá còi cọc màu vàng có thể tiến hành phun KH, siêu lân trước khi bón nhử.

Khi lúa gieo thẳng đạt 4-5 lá bón thúc 13-15 kg NPK chuyên thúc kết hợp tỉa dặm để đảm bảo mật độ 100-120 dảnh/m2, giữ nước láng mặt ruộng cho lúa đẻ thuận lợi, nâng cao hiệu quả bón phân.

Lưu ý: Về cuối vụ cần theo dõi sát tình hình thời tiết và tốc độ sinh trưởng phát triển của lúa: Nếu trời không mưa, lá lúa vàng biểu hiện đói ăn cần linh hoạt bổ sung 3-5 kg NPK chuyên thúc khi lúa làm đòng.

4. Phòng trừ sâu bệnh:

Cần chủ động kiểm tra phát hiện sâu bệnh và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn.

 

KS. Phạm Công Khanh - TTKN

 

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CHO LÚA XUÂN 2016

          Do ảnh hưởng của thời tiết liên tục có mưa lớn mùa đông 2015 mất ải nên lượng tàn dư trên đồng ruộng rất lớn (cỏ dại, éo lúa) - đây là nơi trú ngụ của các đối tượng sâu bệnh hại chuyển tiếp sang vụ lúa xuân. Mặc dù cuối mùa Đông có đợt rét đậm rét hại song vụ lúa xuân 2016 vẫn tiềm ẩn nguy cơ sâu bệnh rất cao (bệnh đạo ôn, rầy nâu...). Vì vậy cần chủ động phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh sau:

1. Bệnh đạo ôn:  Phát sinh gây hại diện hẹp trên các trà lúa ở giai đoạn đẻ rộ - trỗ bông từ giữa đến cuối tháng 3 và lây lan gây hại mạnh trong tháng 4 đến đầu tháng 5. Bệnh hại nặng trên giống nhiễm (Nếp, BC15, Q5,...), ruộng lúa xanh tốt, bón thừa đạm.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Tiến hành tỉa dặm sớm, không để mạ thừa trên ruộng.

+ Bón phân cân đối NPK, không nên bón muộn. Khi cây lúa bị bệnh, tuyệt đối không bón đạm, không phun phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng.

+ Điều tiết nước hợp lý tùy từng giai đoạn của cây lúa, tránh để ruộng khô hạn khi có bệnh xảy ra.

+ Thăm đồng thường xuyên, phát hiện và phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc đặc trị bệnh đạo ôn: Beam 75 WP, Taiyou 20SC, Fuji-one 40ND... phun theo hướng dẫn trên bao bì.

2. Rầy các loại: Rầy xám phát triển và gây hại mạnh giai đoạn lúa đứng cái - làm đòng; rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại mạnh giai đoạn lúa trỗ - chắc xanh, cục bộ hại nặng có thể gây cháy ổ. Có 3 lứa rầy gây hại trong vụ:

- Lứa 1: Rầy cám ra rộ từ đầu đến giữa tháng 3 gây hại giai đoạn đẻ nhánh. Lứa này mật độ thấp, không gây hại lớn chỉ tích luỹ mật độ cho lứa sau.

- Lứa 2: Rầy cám ra rộ từ giữa đến cuối tháng 4, gây hại trên giai đoạn làm đòng - trỗ bông, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng gây cháy ổ nhỏ vào cuối tháng 4, đầu tháng 5.

- Lứa 3: Rầy cám ra rộ từ giữa đến cuối tháng 5, gây hại giai đoạn đoạn trỗ - chắc xanh, chắc xanh - đỏ đuôi. Đây là lứa rầy chính trong vụ có khả năng gây hại nặng, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng có thể gây cháy trên các giống nhiễm vào cuối tháng 5, đầu tháng 6.

- Biện pháp phòng trừ rầy:

+ Vệ sinh đồng ruộng

+ Bón phân cân đối NPK.

+ Nếu số lượng rầy nâu ít, gây hại không đáng kể thì chỉ cần chăm sóc cây lúa bình thường và tiếp tục điều tra theo dõi.

+ Nếu mật độ rầy nâu 60con/m2 cần tiến hành phun bằng các thuốc đặc hiệu  như: Penalty gold 50EC, Chess 50 WG, Actara 25 WG, Applaud 10WP, Bassa... Nếu mật độ cao trên 1 vạn con/m2 cần phun 2 lần, lần 2 cách lần 1 từ 5-7 ngày. Nhất thiết phải rẽ lúa thành các băng rộng từ 0,8-1m giai đoạn từ chắc xanh đến đỏ đuôi trước khi phun thuốc. Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát và ruộng phải có nước (2-3cm). Lúa đang trỗ bông, chỉ phun thuốc vào chiều mát để không ảnh hưởng đến phơi màu của lúa.

3. Sâu đục thân 2 chấm: Vụ xuân có 2 lứa gây hại chính:

- Lứa 1: Bướm lứa 1 ra rộ khoảng từ giữa đến cuối tháng 3, sâu non gây dảnh héo rải rác trên lúa giai đoạn đẻ nhánh. Giai đoạn này cây lúa có khả năng tự đền bù sự gây hại do sâu đục thân gây ra, cần tập trung chăm sóc, không phun thuốc hoá học để bảo vệ thiên địch đầu vụ.

- Lứa 2: Bướm ra rộ từ đầu đến giữa tháng 5, sâu non gây bông bạc chủ yếu trên trà xuân muộn trỗ trùng thời kỳ bướm rộ, mức độ hại từ nhẹ - trung bình, cục bộ ổ nặng. Đây là lứa gây hại chính trong vụ.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ.

+ Bón phân cân đối tránh thừa đạm

+ Thường xuyên theo dõi mật độ sâu trên đồng ruộng. Chỉ phun thuốc khi đến quá ngưỡng phòng trừ:  giai đoạn đẻ nhánh: 0,5 ổ trứng/m2; đòng già -  bắt đầu trỗ: 0,3 - 0,5 ổ trứng/m2.

+ Phun thuốc nên tiến hành khi lúa trỗ 3 - 5% hoặc phun lần 2 vào lúc lúa hé đòng và sau đó 5 ngày cho hiệu quả cao nhất. Các loại thuốc sử dụng để phòng trừ sâu đục thân hiện nay: Prevathon 5SC, Wavotox 600EC, Virtako 40WG, Vitashield Gold 600EC...

4. Sâu cuốn lá nhỏ: Có 3 lứa trong vụ:

- Lứa 1: Bướm ra rộ cuối tháng 2 đến giữa tháng 3, sâu non gây hại rải rác trên lúa xuân giai đoạn đẻ nhánh. Mức độ hại nhẹ, lứa này không cần phòng trừ, hạn chế phun thuốc đầu vụ để bảo vệ thiên địch.

- Lứa 2: Bướm ra rộ từ đầu đến giữa tháng 4, sâu non gây hại trên lúa xuân sớm giai đoạn làm đòng, xuân muộn giai đoạn đẻ nhánh rộ, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Lứa này chỉ phòng trừ trên những diện tích có mật độ sâu từ 20 con/m2 trở lên (đối với trà xuân sớm), 50 con/m2 trở lên (đối với trà xuân muộn).

- Lứa 3: Bướm ra rộ từ đầu đến giữa tháng 5, sâu non gây hại trên xuân muộn giai đoạn làm đòng - trỗ, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng. Cần theo dõi chặt chẽ vì mật độ sâu lứa này thường phát triển cao và gây hại nặng.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Vệ sinh cỏ dại quanh bờ

+ Bón phân cân đối tránh thừa đạm

+ Giai đoạn đẻ nhánh chỉ nên phun thuốc khi mật độ sâu xuất hiện khoảng 20 con/m2

+ Trong giai đoạn đòng - trỗ mật độ khoảng 6-9 con/ m2 phải tiến hành phun thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ. Quan sát đồng ruộng khi thấy bướm rộ nhiều tiến hành phun thuốc sau đó khoảng 5-7 ngày để diệt sâu mới nở sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Ưu tiên sử dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học như Silsau super 4EC, Tasieu 5WG, Abamectin, Ebamectin… hoặc dùng các thuốc hóa học khi cần thiết như Tango 800WG, Regent 800WG, Ammate 150 SC, Virtako 40WG, Chief 520 WP ...

5. Bệnh khô vằn: Phát sinh và gây hại mạnh trên các trà lúa ở giai đoạn đứng cái, làm đòng - chắc xanh từ cuối tháng 3 đến cuối vụ. Bệnh hại nặng trên ruộng cấy dày, bón nhiều đạm, bón không cân đối.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Vệ sinh cỏ dại quanh bờ

+ Bón phân cân đối tránh thừa đạm, tháo cạn nước phơi ruộng vài ngày xong mới tháo nước vào.

+ Phun thuốc kịp thời khi bệnh mới xuất hiện từ 1 - 2 lần (cách nhau 5 - 7 ngày) bằng các loại thuốc đặc hiệu như: anvil 5-10EC, Validacin 3.SL, Tilt Super 300ND, Cabendazim 50WP... phun vào giai đoạn trước trỗ 10 - 15 ngày.

6. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Bệnh phát sinh và gây hại vào cuối vụ xuân khi lúa ở giai đoạn làm đòng - trỗ chín, phát triển mạnh sau những trận mưa dông, ruộng bón nhiều đạm, bón đạm muộn và bón không cân đối.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Bón phân cân đối tránh thừa đạm, không bón quá muộn

+ Ruộng đã bị bệnh không được bón thêm bất cứ loại phân nào kể cả phân bón lá hoặc chất kích thích sinh trưởng.

+ Sử dụng một số loại thuốc: Physan 20WP; Xanthomix 20WP, Staner 20WP... Những ruộng bị nặng phải phun kép 2 lần cách nhau 7 ngày.

 

KS. Nguyễn Thị Thương Huyền - TTKN

 

 

CHĂM SÓC CÂY MÀU XUÂN

 

          Theo đề án sản xuất vụ xuân 2016, Thái Bình phấn đấu gieo trồng trên 14.200 ha cây màu gồm: ngô, lạc, đậu tương, khoai tây, khoai lang, rau đậu các loại... trong đó có 3.000 ha ngô, 1.800 ha lạc và các cây trồng khác. Để các cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc như sau:

          1. Đối với cây ngô:

- Tỉa dặm: Khi cây có 1-2 lá thật thấy có hiện tượng mất khoảng cần làm ngay bằng cây trong bầu hoặc đánh bầu to, tránh đứt rễ mầm.

- Phân bón và cách bón phân:

Muốn cho ngô đạt năng suất cao phải bón đủ lượng phân bón. Lượng phân bón cho một sào: Phân chuồng: 3-5 tạ (nếu có); Đạm Ure: 12 -15 kg; Supe lân: 20 - 25 kg; Kali: 8 - 10 kg. Hoặc sử dụng các loại phân khác như DAP, NPK chuyên dùng có hàm lượng tương đương.

Cách bón:

+ Bón lót: bón toàn bộ phân chuồng, phân vi sinh + toàn bộ lân + 1/3 đạm + 1/3 kali (bón vào rãnh hoặc vào hốc lấp 1 lớp đất mỏng rồi mới gieo hạt), nếu chưa bón lót thì dùng lượng phân đó tưới ngay khi cây lên được 2-3 lá.

+ Bón thúc: bón làm 3 đợt:

Đợt 1: khi ngô 3-4 lá bón 1/3 đạm kết hợp làm cỏ vun gốc lần 1.

Đợt 2: khi ngô 7-9 lá bón 1/3 đạm + 1/3 kali kết hợp làm cỏ vun gốc lần 2.

Đợt 3: bón trước trổ cờ: 1/3 kaly.

- Tưới nước: tùy theo điều kiện thời tiết, đặc điểm giống để có chế độ tưới hợp lý song có 3 lần tưới quan trọng:

+ Lần 1: khi cây 7-9 lá tưới ngập 1/3 luống sau khi bón thúc.

+ Lần 2: trước trổ cờ 10-15 ngày tưới ngập 2/3 luống thấm đều rồi rút cạn.

+ Lần 3: sau thụ tinh xong tưới ngập 1/3 luống rồi rút cạn.

- Sau khi cây trổ cờ phun râu có thể tiến hành rút bỏ 10-15% cờ trên cây xấu, hoặc bẻ cờ sau khi thụ phấn xong để tập trung dinh dưỡng về bắp.

- Phòng trừ sâu bệnh: áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sâu bệnh và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật:

+ Thu hoạch: Tùy vào giống ngô và nhu cầu sử dụng để chọn thời điểm thu hoạch hợp lý. Nếu ngô làm thức ăn chăn nuôi, thu hoạch tốt nhất khi ruộng ngô đã có 80 - 85% số bắp có lá bi khô. Thu hoạch về bóc bỏ lá bi và phơi ngay nếu trời mưa thì treo ở nơi thoáng tránh để mốc hạt ảnh hưởng đến chất lượng hạt.

          2. Đối với cây lạc

- Tỉa dặm: Cần tiến hành sớm khi cây có 1-2 lá thật để không bị chột cây.

- Phân bón và cách bón phân:

Lượng phân bón cho 1 sào: 3-5 tạ phân chuồng hoai mục (hoặc các loại phân hữu cơ, phân vi sinh); 20-30 kg vôi bột; 20 - 25 kg lân supe; 2 - 3 kg đạm urê; 3 - 4 kg kaly.

+ Đối với lạc che phủ nilon: bón lót toàn bộ lượng phân chuồng, phân lân và phân kali trước khi trồng không phải bón thúc, không vun nhưng chú ý vét, làm sạch cỏ dại ở rãnh và rắc toàn bộ số vôi còn lại lên trên thân lá khi lạc ra hoa rộ.

+ Đối với lạc không che phủ nilon:

Bón lót: toàn bộ phân chuồng, phân lân và 1/2 lượng vôi.

Bón thúc: cần bón phân thúc sớm, kịp thời kết hợp vun xới để cây sinh trưởng tốt, tăng tỷ lệ đậu hoa, đậu quả.

Khi lạc 2-3 lá thật: bón 1/2 đạm + 1/2 kali, kết hợp xới nông phá váng khắp mặt luống, không vun để tạo độ thoáng dưới gốc, thúc đẩy cành cấp 1 phát triển.

Khi lạc có 6-7 lá thật: bón hết lượng phân còn lại xới sâu 5-6 cm quanh gốc, giúp đất tơi xốp, thoáng khí. Chú ý chỉ nhặt cỏ không vun gốc.

Sau khi lạc ra hoa rộ 7-10 ngày (khi loạt hoa đầu tàn): bón 1/2 lượng vôi, Đồng thời vun cao gốc lạc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đâm tia, tạo quả và hạt.

- Nước tưới: Tùy theo điều kiện thời tiết để có thể tướ nước cho phù hợp. Đảm bảo độ ẩm đất 65-70 % từ khi gieo đến ra hoa, 70-80% từ khi ra hoa rộ đến chắc hạt, nếu thời tiết khô hạn cần tưới tưới ngập 2/3 rãnh, khi nước ngấm đều thì tháo kiệt.

Chú ý giai đoạn cây con nếu gặp mưa ẩm nhiều dễ bị bệnh lở cổ rễ cần xới phá váng và phun phòng bằng thuốc Validacin hoặc Anvin; giai đoạn cuối nếu gặp mưa lớn cần thoát nước cho lạc kịp thời để tránh gây mọc mầm, thối quả làm giảm năng suất, chất lượng.

- Phòng trừ sâu bệnh: áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phòng trừ kịp thời theo khuyến cáo của ngành bảo vệ thực vật:

+ Thu hoạch: Khi tầng lá gốc vàng rụng, tầng lá giữa chuyển vàng dần, nhổ thăm thấy trên 80% quả già (quả đã có gân điển hình của giống, mặt trong vỏ chuyển màu đen, nhẵn, vỏ lụa có màu đặc trưng) thu hoạch lạc cho năng suất, chất lượng lạc cao nhất.

3. Cây dưa chuột bao tử

-  Thời vụ: Vụ xuân hè: gieo hạt vào bầu từ 10-20/02, thu hoạch kết thúc vào giữa tháng 5.

- Trồng cây

+ Đất trồng dưa chuột nên chọn khu vực đất cao, dễ thoát nước nhưng chủ động nguồn nước tưới, có tầng canh tác dày 20-30cm. Đất thịt nhẹ hoặc cát pha có độ pH từ 6- 6,5. Nếu pH thấp hơn thì dùng vôi bột để tăng pH.

+ Do bộ rễ dưa chuột yếu nên đất trồng cần được cày bừa kỹ, làm nhỏ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại.

+ Sau khi làm đất tiến hành lên luống:  Luống dưa rộng 1,2-1,5 m, cao 25-30 cm. Rãnh nên để rộng từ 30-35 cm để tiện chăm sóc và thu hái.

+ Sau khi lên luống, rạch 1 hàng nhỏ ở giữa luống và tiến hành bót lót sau đó phủ một lớp đất mỏng lên mặt luống.

- Cách trồng:

+ Khoảng cách trồng: Cây cách cây: 40-50 cm; hàng cách hàng 30-35 cm.

- Chăm sóc

+ Lượng phân bón cho 1 sào: phân chuồng hoai mục 300-500 kg; 20-25 kg Lân Supe; 10-12 Kg Ure; 6-8 Kg Kaly. Hoặc sử dụng NPK chuyên dùng 16:16:8 có hàm lượng tương đương.

+ Cách bón:

Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân.

Bón thúc nên chia làm 3 lần bón:

Lần 1: Sau khi cây bén rễ hồi xanh.

Lần 2. Khi cây bắt đầu ra hoa cái

Lần 3: Sau khi thu quả đợt đầu cứ 5-7 ngày hòa phân tưới thúc 1 lần.

- Tưới nước: Dưa chuột bao tử cho năng suất cao, quả nhiều nước do vậy cần giữ đủ độ ẩm đất tốt nhất từ khi cây ra hoa trở đi cần có láng nước trên rãnh.

- Cắm giàn:

Khi cây bắt đầu ra tua cuốn, cần cắm giàn cho dưa chuột, nên cắm hình chữ A. Cắm cọc cách mỗi gốc cây khoảng 5-6 cm, cao 2.2- 2.5m.

Sau khi cắm dàn cần tiến hành buộc ngọn dưa để tránh dây dưa bị dập gãy. Công việc này làm thường xuyên cho đến khi cây ngừng sinh trưởng đảm bảo năng suất và chất lượng quả dưa…

Thường xuyên nhặt sạch cỏ ở gốc cây, cắt bỏ những lá già ở phía dưới để tạo sự thông thoáng cho ruộng dưa.

- Phòng trừ sâu bệnh:

+ áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM để phòng trừ dịch bệnh như: luân canh cây trồng hợp lý, sử  dụng giống tốt, sạch bệnh, thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, sử dụng nhân lực bắt giết sâu.

+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.

- Thu hoạch:

+ Vụ xuân sau gieo khoảng 40-45 ngày là bắt đầu thu hoạch. Khi quả đạt tiêu chuẩn khoảng 4-5 ngày tuổi là có thể thu hoạch. Nếu để quá già sẽ ảnh hưởng tới chất lượng quả, sự ra hoa và đậu quả của các lứa sau. Thu hái nhẹ nhàng để tránh đứt dây.

+ Dưa chuột có thể thu liên tục hàng ngày, thường xuyên quan sát để chọn lựa quả dưa đạt tiêu chuẩn, đảm bảo năng suất và chất lượng quả.

ThS. Nguyễn Đức Chí - TTKN

 

 

 

KỸ THUẬT TRỒNG DƯA  LÊ VỤ HÈ

1. Thời vụ

Thông thường trồng từ 20/5 - 5/6. Tuy nhiên để có dưa bán sớm giá đầu vụ cao nên trồng càng sớm càng tốt. Để đảm bảo thời vụ và ổn định được mật độ sau trồng cần làm bầu cho dưa.

2. Giống

Nên lựa chọn các giống dưa ngắn ngày, năng suất và chất lượng cao như: dưa Thanh Lê (Viện CLT&CTP), giống Ngân Huy 233, Trang nông 032 (Công ty Thành Nông), Hoàng Hà…

3. Kỹ thuật làm cây con

a. Đất làm bầu: Đất làm bầu cần tơi xốp, không chua. Không được lấy đất trên ruộng trồng cây dưa, bầu, bí. Tốt nhất nên lấy đất ải từ vụ đông đập nhỏ rồi trộn với phân chuồng mục theo tỷ lệ 1:1 ủ trước để hạn chế nấm bệnh cho dưa.

b. Ngâm ủ

- Lượng hạt giống: 10gam/sào để bảo đảm 600 - 700 bầu/sào

- Ngâm giống: Hạt giống được ngâm trong nước sạch, ấm từ 6 - 8 giờ để hút no nước, sau đó rửa cho sạch rớt, để ráo rồi gói vào mảnh vải mềm, ẩm. Chú ý hạt dưa nảy mầm không đều, nếu để mầm dài dễ bị gẫy. Tốt nhất ủ khoảng 20 - 24 giờ kiểm tra, nếu hạt nhú mầm cần vào bầu luôn, hạt nảy mầm đến đâu vào bầu ngay đến đó.

c. Làm bầu

Tùy thuộc thời gian cây con ở trong bầu mà có thể làm kích cỡ bầu khác nhau từ 5 - 7cm. Vỏ bầu có thể bằng lá chuối, túi nilon có chọc thủng góc; Hoặc bà con có thể làm bầu cắt khoanh như bầu ngô, kích thước bầu cũng khoảng 5 - 7cm.

d. Kỹ thuật gieo hạt và chăm sóc cây con

Hạt giống sau khi nhú mầm cần vào bầu luôn. Tra hạt xong phủ kín hạt 1 lớp đất mỏng và đặt bầu nơi dại nắng, không có lá cây rụng. Nên đặt bầu thưa thoáng giúp cây con mọc không bị vống, lá không bị đan cài vào nhau.

Thường xuyên tưới ẩm. Tùy thuộc thời gian cây con trong bầu mà có thể bổ sung dinh dưỡng, (chủ yếu dùng lân ngâm trước với nước giải một vài ngày sau đó pha loãng tưới cho cây). Cứ 4 - 5 ngày thì nên tưới 1 lần bằng thuốc Valydacin để hạn chế nấm bệnh. Khi cây có 1 - 2 lá thật đem trồng là tốt nhất. Nếu cây con 3 - 4 lá mà chưa đem ra ruộng trồng cần tưới bổ sung bằng NPK. Lưu ý: trước khi đem trồng 1 - 2 ngày nên phun thuốc sâu kết hợp với thuốc Valydacin để hạn chế bệnh lở cổ rễ và sâu hại cây con sau trồng.

4. Kỹ thuật trồng cây ra ruộng

a. Làm đất

Yêu cầu đất thịt nhẹ, pha cát, đất thâm canh, có khả năng tưới tiêu thuận lợi.

Tiến hành cày bừa, nhặt sạch cỏ dại và gốc rạ. Sau đó làm luống rộng 1,2 - 1,3m, cao 25cm, rãnh rộng khoảng 30cm. Chiều luống lên song song với hướng gió và theo hướng dốc của ruộng.

b. Bón phân lót

Bón phân cho dưa rất quan trọng. Vì thời gian sinh trưởng của cây dưa ngắn, năng suất trung bình có thể đạt 5 - 6 tạ/sào nên cần bón đầy đủ dinh dưỡng và các loại phân dễ tiêu để dưa hấp thu được ngay. Để dưa ra rễ sớm, quả đều, không “mẹ, con” và sai quả đặc biệt phải đầy đủ phân lân. Mỗi sào nên bón lót 25 kg NPK Lâm Thao (5:10:3) hoặc nếu bón phân đơn thì cần: 20 - 25 kg lân + 1 - 2 kg đạm trộn với phân chuồng hoặc 10 - 12 kg phân vi sinh Azotobacterin.

c. Kỹ thuật trồng

Nên trồng 1 hàng giữa luống, cây cách cây: 35 - 40cm. Yêu cầu trồng nổi so với ruộng và mặt luống. Cần thao tác nhẹ nhàng, không làm vỡ bầu, đứt rễ cây. Không đặt bầu trực tiếp lên phân. Có thể đặt bầu rồi bỏ phân mục xung quanh hoặc rạch hàng bỏ phân phủ lớp đất dầy rồi đặt bầu. Sau trồng cần tưới ẩm ngay để giữ cây. Nếu bị ngập nước phải nhanh chóng tháo rút nước ngay vì rễ dưa rất yếu.

5. Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh

- Sau khi cây bén rễ cần tưới nhử. Hòa 2 - 3 kg đạm với nước lân (đã ngâm nước giải) pha loãng tưới từ 2 - 3 lần. Tưới xa gốc, không để nước phân rớt lên lá kết hợp xới xáo nhẹ thoáng gốc, dặm tỉa các cây bệnh, cây yếu.

- Khi cây có 4 - 5 lá thật (sau trồng khoảng 15 ngày) tiến hành bấm ngọn để tạo 2 nhánh chính. Sau đó hòa 2 - 3kg đạm tưới xa gốc. Chú ý phòng trừ sâu xanh, rầy, rệp hại chồi và lá non bằng các loại thuốc đặc hiệu như Tasodant 600EC, Ammate 150 SC...

- Khi các nhánh có 5 - 6 lá lại bấm ngọn để sau này mỗi nhánh cho 5 - 6 cành chánh. Tưới thúc lần cuối bằng 1 - 2kg đạm, 4 - 5 kg Kali

- Khi cây bắt đầu ra quả cần liên tục bấm ngọn, cành chánh chỉ để 1 - 2 lá nuôi quả nhằm tập trung dinh dưỡng vào quả

- Để tăng thêm lứa quả thu hoạch, khi thu quả lứa đầu tiên nên bổ sung phân bón cho cây bằng cách hòa phân NPK để tưới kết hợp phun một số phân bón qua lá để dưỡng cây.

Lưu ý thường xuyên tưới ẩm không được để ruộng quá khô hạn khi gặp mưa to hay bị nứt quả

 

 

KS. Quách Thị Phương - TTKN

 

 

 

CÔNG TY CP PHÂN LÂN NINH BÌNH: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHỜ SÁNG KIẾN KHOA HỌC

          Công ty CP Phân lân Ninh Bình mỗi năm có trên 30 ý tưởng và hàng chục sáng kiến tiết kiệm được triển khai vào sản xuất, làm lợi hàng tỷ đồng cho doanh nghiệp. Có thành quả này là nhờ công ty rất chú trọng phát động phong trào thi đua, đẩy mạnh sáng kiến khoa học, ứng dụng vào hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Ông Phạm Mạnh Ninh - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty CP Phân lân Ninh Bình - cho biết, công ty luôn xác định thi đua là một trong những nội dung trọng tâm. Vì thế, với tiêu chí “nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, thực hiện triệt để tiết kiệm chi phí trong sản xuất”, công ty liên tục phát động phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Trong đó, ưu tiên quan trọng là từng bước hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, tập trung vào các đề tài cải tiến thiết bị, giảm tiêu hao vật tư năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường như: cải tạo thiết bị lò cao sản xuất phân lân nung chảy, đưa năng suất lò cao từ  12 tấn/giờ lên 14 tấn/giờ; cải tạo máy sấy lân đưa công suất từ 25 tấn/giờ lên 35 tấn/giờ; cải tạo hệ thống xử lý môi trường (khí thải, nước thải, bụi).

Ngoài ra, công ty còn tập trung vào nghiên cứu sản xuất các sản phẩm lân chất lượng cao xuất khẩu, đa dạng hóa các chủng loại NPK cho các loại đất, các loại cây, các thời kỳ sinh trưởng của cây trồng; đầu tư cơ giới hóa khâu chế biến, vận chuyển quặng vụn; tự động hóa một số công đoạn trong sản xuất NPK.

Cùng với hoạt động nghiên cứu, đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ, công ty luôn quan tâm, phát động và khuyến khích cán bộ, công nhân hưởng ứng phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí. Ông Phạm Mạnh Ninh chia sẻ, giai đoạn 2006 - 2014, công ty đã có 204 sáng kiến, làm lợi trên 14 tỷ đồng, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; tăng chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện, môi trường làm việc cho người lao động. Một số sáng kiến điển hình là: Chống kết khối NPK bằng cách bọc bột secpentin lớp vỏ ngoài NPK tạo hạt bóng, đẹp, giảm kết khối NPK, giảm nhân lực trong công đoạn làm mềm bao đã làm lợi cho công ty trên 1 tỷ đồng; thay đổi phương thức cấp than sản xuất tại lò cao giảm than cục bị vỡ, giảm chi phí; lắp đặt cho lò cao số 1, 2, 3 thêm lò đốt triệt để khí CO, tận dụng tối đa nhiệt sấy gió vào lò, giảm than, giảm ô nhiễm môi trường, kéo dài thời gian chạy lò; thiết kế lắp đặt chùm 4 hệ xử lý khí sấy NPK vê viên; thay tháp rửa bụi ventury hệ thống sấy nghiền, đóng bao lân bằng hệ lọc túi khô...

Với việc từng bước đầu tư, đẩy mạnh hoạt động sáng kiến, ứng dụng khoa học công nghệ, đến nay, năng lực sản xuất của công ty lên đến 300.000 tấn phân lân nung chảy và 150.000 tấn NPK/năm, chất lượng sản phẩm ngày càng cao, được khách hàng trong nước và nước ngoài tin dùng. Với những kết quả đã đạt được, Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã vinh dự nhận nhiều giải thưởng lớn như: “Thương hiệu mạnh Việt Nam lần thứ XI”, “Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2015”, “Giải vàng Chất lượng quốc gia năm 2014”. Đặc biệt, công ty tự hào là một trong 19 doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ tặng Giải vàng chất lượng quốc gia năm 2014. Giám đốc Phạm Mạnh Ninh vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì; Tập đoàn Công nghiệp hóa chất Việt Nam trao tặng danh hiệu “Nhà quản lý xuất sắc”.

 

Nguồn: Báo Công thương

 

 

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO TÁI ĐÀN VẬT NUÔI

 

          Hiện nay ở các tỉnh miền Bắc nước ta chuẩn bị bước vào vụ sản xuất đông xuân, thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, rét đậm kéo dài, xen kẽ những ngày nhiệt độ ban ngày tăng cao nhưng ban đêm xuống thấp, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, làm tăng nguy cơ mắc và bùng phát dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm.

Mặt khác vào thời điểm trước, trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm gia tăng và rất khó kiểm soát. Bên cạnh đó, tâm lý người chăn nuôi thường chủ quan, ít quan tâm đến công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Từ thực trạng trên, với tốc độ tái đàn tăng cao, để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm người chăn nuôi cần làm tốt công tác chuẩn bị, vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại để tái đàn như sau:

1. Chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị trước khi nhập con giống

- Khu vực chăn nuôi phải tách riêng biệt với khu nhà ở, kho thức ăn, kho đựng dụng cụ, vật tư chăn nuôi. Phải có hàng rào hoặc tường bao ngăn cách xung quanh khu vực chăn nuôi. Trước cổng trại, trước mỗi dãy chuồng, trước cửa chuồng nuôi phải có hố khử trùng chứa dung dịch chất sát trùng hoặc vôi bột.

- Kiểm tra, tu sửa lại chuồng nuôi: Chuồng nuôi đảm bảo cao ráo, dễ thoát nước, nền chuồng không tù đọng chất thải vật nuôi. Gia cố lại mái chuồng và hệ thống rèm che đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, mái không bị dột nát, tránh nắng nóng, không bị mưa tạt, gió lùa.

- Tu sửa lại hệ thống điện sáng, hệ thống chụp sưởi, hệ thống cấp nước, hệ thống máng ăn, máng uống...

2. Công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi

- Trước khi nhập giống về nuôi phải quét dọn, cọ rửa, vệ sinh sạch sẽ sau đó phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi và khu vực xung quanh, khơi thông cống rãnh và rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi.

- Các trang thiết bị chăn nuôi được vệ sinh sạch sẽ, dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống, xô chậu… phải được cọ rửa sạch, phun thuốc sát trùng hoặc phơi nắng.

- Phải có thời gian trống chuồng trước khi nhập đàn vật nuôi mới, thời gian trống chuồng ít nhất là 2 tuần (đối với nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt), 4 tuần (đối với chăn nuôi sinh sản).

3. Lựa chọn, nhập mua con giống đảm bảo an toàn dịch bệnh

- Vật nuôi tái đàn phải rõ nguồn gốc xuất xứ, có giấy chứng nhận KDĐV, con giống phải khỏe mạnh, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Không mua giống ở vùng có dịch, vùng không an toàn dịch bệnh.

- Con giống nhập về phải nuôi cách ly(nuôi tân đáo), theo dõi ít nhất 2 tuần và thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định thú y.

4. Chuẩn bị thức ăn, nước uống, vật tư, thuốc thú y

- Chuẩn bị đầy đủ thức ăn, nước uống đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng theo đúng chủng loại, phù hợp từng lứa tuổi, đối tượng vật nuôi.

- Bổ sung thuốc trợ sức, trợ lực (MultiVit, Bcomplex, điện giải, ADE...) để tăng cường sức đề kháng cho đàn vật nuôi khi mới mua về.

- Phải dự phòng vật tư, thuốc thú y để sử dụng cho đàn gia súc, gia cầm khi cần thiết.

Lưu ý: Trong quá trình thực hiện công việc, người chăn nuôi phải thực hành đúng quy trình vệ sinh thú y: mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, đi ủng, đeo kính bảo hộ, đội mũ, đi găng tay, sau khi thực hiện công việc xong phải tắm rửa và sát trùng tay, chân, quần áo và các vật dụng có liên quan.

 

KS. Trần Văn Trung - TTKN

 

NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH BẢO VỆ ĐÀN GIA SÚC      GIA CẦMVỤ XUÂN – HÈ NĂM 2016

 

          Vào thời điểm giao mùa cuối xuân đầu hè, nhiệt độ ấm dần lên, tuy nhiên biên độ thay đổi thất thường, độ ẩm không khí cao đã tạo điều kiện  thuận lợi cho các dịch bệnh lây lan như: Dịch tả, tai xanh, PTH, THT, LMLM đối với trâu, bò; H5N1, H5N6... trên đàn gia cầm. Hơn nữa, vụ xuân năm 2016 được dự báo là vụ xuân ấm nên tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đang có diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh thành dịch.

Trước thực trạng trên, để chủ động phòng chống dịch bệnh bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, các địa phương và người chăn nuôi cần tập trung thực hiện tốt một số biện pháp sau:

1. Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị triển khai sản xuất nông nghiệp về diễn biến và tác hại của dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm gây thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng để người dân chủ động phòng chống.

2. Tăng cường kiểm dịch gia súc, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật lưu thông trên địa bàn nhất là trước và sau tết nguyên đán; định hướng người tiêu dùng sử dụng thực phẩm có nguồn gốc động vật đã qua kiểm dịch, sản phẩm động vật an toàn vệ sinh thực phẩm.

3. Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh xảy ra trên đàn vật nuôi ngay từ cơ sở chăn nuôi, từng thôn, xóm.

4. Đối với các cơ sở chăn nuôi cần thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt:

* Chuồng trại:

- Chuồng nuôi tách biệt nhà ở và nguồn nước sinh hoạt, có hàng rào hoặc tường bao ngăn cách, có cổng ra vào khu vực chăn nuôi, phải có hố khử trùng chứa hóa chất hoặc vôi bột trước cổng ra vào mỗi dãy chuồng và trước cửa mỗi chuồng nuôi.

- Cần sửa chữa mái, hệ thống rèm, che chắn chuồng trại để ngăn mưa, tránh gió lùa, đảm bảo nền chuồng luôn khô ráo.

- Những ngày nhiệt độ tăng cao bất thường cần dãn đàn để đảm bảo mật độ nuôi cho phù hợp.

- Trước khi nuôi đàn mới phải vệ sinh tiêu độc khử trùng và để trống chuồng ít nhất 15 - 20 ngày.

* Con giống:

- Phải đảm bảo chỉ nhập giống rõ nguồn gốc, xuất xứ, có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y.

- Giống mới nhập về cần nuôi cách ly vào khu riêng biệt, theo dõi 2-3 tuần, đảm bảo giống khỏe mạnh mới cho nhập đàn, hoặc áp dụng nguyên tắc “cùng vào, cùng ra”.

- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo qui định của thú y.

* Thức ăn, nước uống và chăm sóc, nuôi dưỡng

- Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, không ẩm mốc, không quá hạn sử sụng.

- Không được dùng chất cấm phối trộn vào thức ăn.

- Cung cấp đầy đủ thức ăn nước uống cho vật nuôi.

- Bổ sung thuốc phòng bệnh, thuốc tăng sức đề kháng cho gia súc gia cầm trong những ngày thời tiết thay đổi thất thường, khi xuất nhập, chuyển đàn.

- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống cho đàn gia súc gia cầm.

* Vệ sinh thú y:

- Thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi; phun thuốc sát trùng mỗi tuần 1-2 lần bằng hoá chất Chloramin B hoặc Iodine; dùng vôi bột rắc xung quanh khu vực chuồng trại.

- Xử lý chất thải bằng các biện pháp như bể Biogas, thu gom phân rác để ủ phân theo phương pháp nhiệt sinh học, xử lý chất thải bằng đệm lót sinh học để tiêu diệt mầm bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cho đàn vật nuôi theo đúng qui định của thú y: đàn lợn (vắc xin dịch tả, tai xanh, tụ huyết trùng, phó thương hàn, lở mồm long móng...); đàn trâu bò (vắc xin lở mồm long móng, tụ huyết trùng trâu bò...); đàn gia cầm tiêm phòng (vắc xin cúm gia cầm, Niucatxơn, dich tả vịt, tụ huyết trùng...); đàn chó tiêm vắc xin dại... để  phòng chống và hạn chế dịch bệnh xảy ra.

 

BSTY: Nguyễn Thị Dịu - TTKN

 

BỆNH THƯỜNG GẶP ĐỐI VỚI LỢN NÁI SAU SINH

VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

 

          Để nâng cao năng suất sinh sản lợn nái, đem lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi, xin giới thiệu cách nhận biết, biện pháp phòng và chữa một số bệnh thường gặp đối với lợn nái sau khi sinh như sau:

1. Bệnh sót nhau:

- Trong quá trình sinh đẻ, bình thường lợn mẹ sau khi đẻ xong khoảng 10-60 phút thì nhau thai sẽ ra ngoài. Nếu quá thời gian trung bình kể trên mà nhau thai không được đẩy hết ra ngoài thì nái mẹ mắc bệnh sót nhau.

- Theo kinh nghiệm khi trải phần nhau thai đã ra ngoài quan sát thấy được những chỗ màng thai bị đứt suy ra phần màng thai còn lại nằm trong tử cung. Thông thường hay đếm cuống nhau thai tương ứng với số lợn con sinh ra, nếu không tương xứng thì lợn mẹ chưa thải hết nhau.

*Nguyên nhân gây bệnh:

- Có thể lợn mẹ bị viêm niêm mạc tử cung nên sau khi đẻ, nhau thai không ra hết, hoặc trong quá trình đỡ đẻ do can thiệp vội vàng, không đúng kỹ thuật nên nhau thai bị đứt và sót lại.

- Có thể do tử cung co bóp kém không đẩy nhau thai ra được. Nguyên nhân làm cho tử cung co bóp kém có thể là:

+ Lợn nái quá già, đẻ nhiều đuối sức.

+ Trong thời gian có thai lợn mẹ ít vận động, nhất là giai đoạn cuối thai kỳ.

+ Khẩu phần ăn thiếu khoáng nhất là Canxi.

+ Lợn mẹ quá gầy hoặc quá béo.

+ Quá nhiều bào thai, bào thai quá to, dịch thai quá nhiều dẫn đến cơ tử cung mở quá độ, giảm tính đàn hồi và sự co bóp.

* Biểu hiện của bệnh:

Lợn mẹ không yên tĩnh, hơi đau đớn, thỉnh thoảng rặn, thân nhiệt hơi tăng, lợn thích uống nước (nhờ vào kinh nghiệm chăm sóc cũng như theo dõi trong quá trình chăm sóc thực tế mà ta biết được lượng nước lợn uống có nhiều hơn bình thường hay không). Cơ quan sinh dục của lợn mẹ luôn thải ra dịch màu nâu.

* Biện pháp xử lý:

- Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái đúng quy trình kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu chuồng trại, vận động, thức ăn và dinh dưỡng.

- Loại thải nái quá già, yếu.

- Khi phát hiện lợn mẹ có những dấu hiệu bệnh, phải can thiệp kịp thời, không để quá muộn và can thiệp đúng kỹ thuật (khi xử lý không nên quá mạnh tay để tránh những tổn thương không cần thiết dẫn đến sót nhau).

- Tiêm thuốc Oxytoxin dưới da (liều dùng theo nhà sản xuất) để kích thích co bóp tử cung đẩy nhau ra hết.

Sau khi nhau ra, dùng thuốc tím nồng độ 0,1% hoặc nước muối 0,9% để thụt rửa tử cung trong ba ngày liên tục.

2. Bệnh viêm tử cung

Bệnh thường xảy ra sau khi nái sinh từ 1-5 ngày.

* Nguyên nhân gây bệnh:

- Lợn nái bị nhiễm trùng khi phối giống: Có thể do dụng cụ thụ tinh, tinh nhiễm khuẩn, thao tác thụ tinh không đúng kỹ thuật, không vệ sinh vùng âm hộ của lợn nái khi phối, lợn đực bị viêm niệu quản (khi phối trực tiếp).

- Lợn nái bị nhiễm trùng sau khi sinh: Có thể do chuồng trại thiếu vệ sinh, dụng cụ, tay không sát trùng, đỡ đẻ không đúng kỹ thuật, lợn con quá lớn khi đẻ gây xây xát hoặc do kế phát của bệnh sót nhau.

* Biểu hiện của bệnh:

Lợn mẹ sốt cao 40-41oC, kém ăn hoặc bỏ ăn, chất nhầy và mủ chảy ra ở âm hộ màu trắng đục mùi hôi thối.

* Biện pháp xử lý:

- Có thể dùng một trong những loại kháng sinh sau: Ampicillin: 2g/ngày; Penicillin: 3-4triệu UI/chia 2 lần/ngày; Tylan: 7-8 mg/kg trọng lượng/ngày; Septotrim 24%: 1 ml/15 kg trọng lượng/ngày. Để tăng sức đề kháng và mau lành bệnh dùng thêm: Anagin: 2 ống (loại 5 ml); Vitamin C: 2 gam/ngày; Dexamethasol: 5-10 mg/ngày.

- Hoặc thụt rửa tử cung bằng thuốc tím 0,1% ngày 1 lần từ 2-4 lít, sau khi thụt rửa 30 phút dùng Penicillin 2-3 triệu UI bơm vào tử cung.

3. Bệnh viêm vú.

* Nguyên nhân gây bệnh:

- Có thể do chuồng trại thiếu vệ sinh, hoặc vú lợn mẹ bị xây xát do răng lợn con cắt không sát trong quá trình thúc vú làm bầu vú sây sát dẫn đến nhiễm trùng.

- Hoặc do lợn bị viêm âm đạo, tử cung, sót nhau dẫn đến viêm vú, sữa mẹ quá nhiều, lợn con bú không hết dẫn đến viêm vú.

* Biểu hiện của bệnh:

Lợn mẹ sốt cao 40-41oC, bỏ ăn; phân táo; vú sưng, nóng, đỏ, đau; vú viêm không cho sữa hoặc vắt sữa xem thấy lợn cợn màu trắng xanh vàng. Lợn con bú sữa viêm sẽ bị tiêu chảy.

* Biện pháp xử lý:

- Nếu lợn bị bệnh viêm âm đạo tử cung, sót nhau ta có thể dùng thuốc kháng sinh và tăng sức đề kháng tương tự viêm tử cung hoặc chườm lạnh vú viêm để giảm hiện tượng viêm đồng thời vắt bỏ sữa bị viêm.

- Khi đã phục hồi để tăng khả năng lợn mẹ cho sữa: Có thể chườm nóng bầu vú; tiêm Oxitocin 10UI/ngày, dùng liên tục từ 3 đến 4 ngày; dùng chế phẩm có chứa Thyroxine, khoáng vitamin bổ sung cho lợn nái ăn.

(Chú ý: Nên tiêm kháng sinh vào quanh gốc vú hoặc tĩnh mạch để bệnh mau lành).

4. Bệnh sốt sữa, mất sữa

Bệnh thường xảy ra từ 1-3 ngày sau khi sinh.

* Nguyên nhân gây bệnh :

Có thể kế phát từ bệnh viêm vú; bệnh viêm tử cung; sót nhau; suy dinh dưỡng lúc mang thai, đặc biệt thiếu canxi, năng lượng, Vitamin C; suy nhược một số cơ quan nội tiết.

* Biểu hiện của bệnh:

Lợn mẹ vú căng nhưng không có sữa, sau đó teo dần, không sốt hoặc sốt cao (kế phát bệnh viêm vú, viêm tử cung, sót nhau), dịch nhầy chảy ra ở âm hộ, đi đứng loạng choạng, có khi bị bại liệt, lượng sữa giảm dần rồi mất hẳn.

* Biện pháp xử lý:

Nếu là kế phát bệnh viêm vú, viêm tử cung, sót nhau thì ta phải điều trị các bệnh này. Ngoài ra ta còn sử dụng: Thyroxine: 2 mg/ngày tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 4-5 ngày (hoặc dùng các chế phẩm kích thích tiết sữa: Lactoxil, Thyroxine… cho nái ăn); tiêm Oxitoxine: 10 UI/lần/ngày dùng 4-5 ngày; Glucoza 5%: 250 ml/ngày 3-4 ngày tiêm tĩnh mạch, phúc mạc hay dưới da; Gluconatcanxi 10%: 10 ml/ngày tiêm tĩnh mạch 3-4 ngày (nếu nái bị bại liệt ta dùng Gluconatcanxi: 50 ml/ngày 3-4 ngày) đồng thời ta dùng thêm Vitamin C, Vitamin B12, Bcomlex… và khoáng chất.

(Chú ý: Khi dùng Thyroxin đòi hỏi thân nhiệt phải bình thường: 38 -390C.)

 

KS. Trần Văn Trung  - TTKN

KỸ THUẬT CẢI TẠO AO , ĐẦM NUÔI

Trong nuôi trồng thủy sản khâu cải tạo ao, đầm rất quan trọng và được đặt lên hàng đầu. Sau một vụ nuôi do quá trình chăm sóc lượng thức ăn dư thừa, chất thải và mầm bệnh lắng đọng tích tụ dưới đáy và bờ ao sẽ gây ô nhiễm môi trường ao nuôi gây bệnh cho đàn cá, tôm dẫn đến thiệt hại lớn cho người nuôi trồng thủy sản. Vì vậy để vụ nuôi 2016 đạt kết quả cao, cần lưu ý kỹ thuật cải tạo ao đầm như sau.

1. Chọn ao, đầm nuôi

- Ao, đầm nuôi có diện tích từ 500m2 trở lên, tốt nhất từ 1000-5000 m2.

- Ao, đầm nuôi gần nguồn nước ra vào, ao nuôi đảm bảo giữ được mực nước từ 1,2-1,5m.

- Ao, đầm nuôi cần thiết kế các cống cấp và thoát nước đặt so le, để duy trì mực nước và xử lý môi trường nuôi thuận lợi.

- Đối với đầm nuôi bắt buộc phải có ao lắng để sử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi.

- Bờ ao chắc chắn, không rò rỉ, thoáng đãng không cớm rợp và đặc biệt xa khu công nghiệp, khu dân cư.

2. Cải tạo ao, đầm nuôi

* Đối với đầm nước lợ: Có hai hình thức cải tạo: Cải tạo khô và cải tạo ướt.

- Cải tạo khô: Đối với đầm nuôi tôm: tháo cạn nước phơi khô (nứt chân chim) sau đó dùng xe ủi về góc đầm và chuyển sang ao sử lý chất thải.

- Cải tạo ướt

+ Đối với những ao không tháo được cạn nước xử lý diệt các loại địch hại như cua ốc, côn trùng, cá tạp bằng cách dùng máy cào, máy bơm đẩy bùn thải ở đáy về góc ao rồi hút sang ao chứa bùn thải.

+ Nếu đầm nuôi đã có bệnh từ vụ nuôi trước thì phải phơi đầm từ 1-2 tháng để tiêu diệt mầm bệnh rồi mới tiến hành nuôi.

+ Kiểm tra tu sửa lại cống cấp và thoát nước, đầm nén bờ ao đảm bảo không bị rò rỉ nước.

+ Sau khi dọn hết chất thải cần cho nước vào đầm thau rửa, hòa tan phèn, để qua đêm, sau đó kiểm tra pH đạt yêu cầu rồi mới tiến hành bơm đi.

+ Bón vôi: dùng vôi bột (CaO) rải khắp đáy và bờ đầm: đáy từ 7-10kg/100m2, tùy vào pH từng đầm nuôi mà tăng hoặc giảm lượng vôi bón. Sau đó tiến hành phơi nắng tiếp 3-5 ngày. Vôi có tác dụng diệt địch hại như côn trùng, cá giữ, ốc, rêu xanh... cải thiện môi trường ao nuôi, tiêu diệt và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, vi rút gây bệnh trong ao, làm tơi xốp đáy, thông thoáng khí thúc đẩy quá trình phân giải chất hữu cơ trong ao.

+ Rào lưới xung quanh đầm nuôi tránh các loại giáp xác, côn trùng truyền bệnh xâm nhập vào đầm nuôi.

+ Lấy nước vào đầm nuôi phải qua túi lọc tránh giáp xác, cá giữ. Nước phải được lấy từ ao lắng đã qua xử lý Clorin diệt tạp và diệt khuẩn.

* Đối với ao nuôi cá truyền thống:

- Tát cạn ao diệt hết cá tạp, vệ sinh xung quanh ao, tu sửa bờ ao đảm bảo chắc chắn.

- Vét lớp bùn thối dưới đáy ao chỉ để lại lượng bùn 15-20 cm.

- Dùng vôi bột lượng 7-10 kg/100m2 rắc đều đáy và xung quanh bờ ao, ao lâu năm cần tăng lượng vôi 10-15kg/100m2.

- Ao có bùn đen, thối cần tăng lượng vôi 20kg/100m2 sau đó dùng cào hoặc trang đảo bùn. Nếu có điều kiện thì phơi đáy ao 2-3 ngày.

- Đối với ao mới đào cần phải thau chua 1-2 lần rồi bón vôi, phơi khô, khi lấy nước vào cần kiểm tra pH 6,5 - 7,5 là đạt yêu cầu.

- Bón lót 30-50 kg phân chuồng/100m2 (lưu ý: phân chuồng đã được ủ kỹ với vôi bột 2-5%). Phân xanh 30-50kg/100m2.

- Lọc nước vào ao qua lưới potylen mắt dầy, mức nước đạt 1-1,5m, sau 3-5 ngày nước ao có màu xanh lá chuối non hoặc vỏ đỗ thì tiến hành thả giống.

- Trước khi thả giống cần kiểm tra các yếu tố môi trường đảm bảo tiêu chuẩn pH>7, Nhiệt độ > 200C.

 

KS.  Nguyễn Hồng Minh – TTKN

 

MỘT SỐ LƯU Ý VỀ KỸ THUẬT CHỌN VÀ THẢ CÁ GIỐNG

          Trong nuôi trồng thủy sản lựa chọn con giống tốt là khâu hết sức quan trọng, quyết định đến tốc độ tăng trưởng, trọng lượng cá thương phẩm, từ đó quyết định đến thời vụ thu hoạch sớm hay muộn. Nếu cá giống tốt, thì thời vụ thu hoạch sớm làm giảm chi phí thức ăn, phòng chống dịch bệnh, tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi thủy sản. Để có được con giống tốt, người nuôi cá cần lưu ý một số vấn đề sau:

Nguồn gốc và tiêu chuẩn con giống khi thả nuôi:

- Lựa chọn các cơ sở cung ứng con giống thủy sản có uy tín, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc con giống; không mua cá giống của các cơ sở không rõ ràng, các đối tượng bán rong nhỏ lẻ.

- Khi chọn giống, quan sát cá giống phải đồng đều, không dị tật, không bị xây sát; Hoạt động nhanh nhẹn, bơi theo đàn, phản ứng nhanh với tiếng động, ánh sáng, màu sắc sáng đẹp; không có các dấu hiệu khác về màu sắc, nghi có mầm bệnh.

- Cỡ cá giống thả có vai trò rất quan trọng, giống càng lớn thì càng đảm bảo tỷ lệ nuôi sống cao, rút ngắn được chu kỳ nuôi; Kích cỡ giống thả tối thiểu theo quy định như: Trắm, Chép, Mè, Trôi, Rô phi, Vược: kích cỡ chiều dài từ 6cm – 12cm.

2. Thời điểm thả và cách thả cá giống:

- Thời điểm thả cá giống tốt nhất vào buổi sáng hoặc chiều mát. Tránh thả cá vào lúc trời đang mưa to hay nắng gắt có thể làm cá bị sốc nhiệt, yếu dẫn đến cá chết.

- Cách thả giống:

+ Trước khi thả cá nên tắm cho cá bằng nước muối 2% (20 gam muối + 1 lít nước) trong thời gian 5-10 phút để loại trừ ký sinh trùng và chống nhiễm trùng các vết xây xát.

+ Đối với cá giống được đóng trong túi nilon thì trước khi thả nên ngâm túi đựng cá vào trong nước ao khoảng 10 -15 phút, để nhiệt độ trong túi nilon cân bằng với nhiệt độ môi trường nước ao nuôi, tạo điều kiện cho cá làm quen với môi trường sống mới. Khi thả một tay mở miệng túi cho nước chảy từ từ vào để cá bơi tự nhiên ra, đồng thời tay còn lại vỗ trên mặt nước tạo oxy cho cá, khi cá ra khỏi túi 1/2 - 2/3 số con mới dốc túi cho cá ra hết. Nếu có điều kiện, có thể quây lưới mắt nhỏ tại góc ao, sau đó thả cá giống vào đó và lắp máy bơm tạo dòng chảy nhẹ để tăng oxy cho cá. Đợi khi cá ổn định mới tiến hành thả cá ra ao, thì tỷ lệ sống sẽ cao hơn.

+ Đối với cá giống được vận chuyển hở bằng ô tô quây bạt, trước khi thả giống cần cân bằng môi trường giữa nước ao với môi trường nước trên xe bằng cách vừa xả bớt nước trên thùng ra, đồng thời cấp thêm nước ở ao nuôi vào để cá không bị sốc môi trường, sau đó mới tiến hành thả cá từ từ.

+ Mật độ thả: Mật độ nuôi phụ thuộc vào cỡ cá dự kiến thu hoạch, khả năng đầu tư và điều kiện ao nuôi. Thường thả cá truyền thống với mật độ 2-3 con/m2 cỡ giống 5-8 cm, hình thức nuôi có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép.

 

 

ThS. Lê Thị Hà - TTKN

 

 

BIỆN PHÁP TỔNG HỢP PHÒNG  BỆNH CHO CÁ VỤ XUÂN HÈ

          Vụ xuân hè là thời điểm các loại nấm ký sinh trùng phát triển mạnh. Trong chăn nuôi thủy sản đây là thời vụ xuống giống của một số loài cá vì vậy trong giai đoạn này cá rất hay mắc một số bệnh thông thường như virus mùa xuân họ cá chép, xuất huyết ở cá trắm... dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt gây thiệt hại nặng nề. Để phòng tránh bệnh cho cá người nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật sau:

1. Chuẩn bị ao

Trước mỗi chu kỳ ương nuôi phải tiến hành cải tạo ao với mục đích:

- Diệt địch hại, sinh vật là ký chủ trung gian, sinh vật cạnh tranh thức ăn của cá như: cá dữ, cá tạp, giáp xác, côn trùng, nồng nọc, ấu trùng...

- Diệt sinh vật gây bệnh như: virus, vi khuẩn, nấm, tảo đơn bào, các loài ký sinh trùng... Cải tạo chất đáy: tăng các muối dinh dưỡng, giảm chất độc tích tụ dưới đáy ao qua mỗi vụ nuôi. Kiểm tra bờ cống lấy nước ra, vào. Đắp lại lỗ rò rỉ, tránh thất thoát nước, xóa bỏ nơi ẩn nấp của sinh vật hại.Khi lấy nước phải đảm bảo nguồn nước có chất lượng tốt.

Duy trì mức nước trong ao 1,5 - 2m để giữ nhiệt độ nước ổn định.

2. Vệ sinh môi trường trong quá trình nuôi

- Vệ sinh môi trường nuôi bằng cơ học:

Trong quá trình ương nuôi thức ăn thừa và phân của cá  gây ô nhiễm môi trường, tạo ra nhiều khí độc như: H2S, NH3. Vì vậy với những ao nuôi thâm canh nên dùng hệ thống sục khí để tăng cường hàm lượng oxy hoà tan trong ao, đặc biệt là tầng đáy, tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí phát triển sẽ làm giảm thiểu lượng khí độc trong ao. Thay nước cũng là biện pháp đưa các chất thải và khí độc thoát ra khỏi ao.

- Vệ sinh môi trường bằng hoá dược:

+ Vệ sinh môi trường nước nuôi cá định kỳ bằng vôi bột (vôi nung để tả) tuỳ theo pH của nước ao. Có thể dùng 1-2 kg vôi/100m3, định kỳ bón 2 lần/tháng.

+ Đối với ao nuôi thâm canh có thể dùng vôi đen (Dolomite) bón từ 2 - 4lần/tháng với liều lượng 3 – 5 kg/100m3 nước.

3. Tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh cho cá

-  Tiến hành kiểm dịch cá

Cần chọn được con giống có chất lượng tốt. Trước khi vận chuyển cá phải kiểm dịch, khi phát hiện bệnh phải sử dụng các biện pháp xử lý nghiêm túc, tránh để lây lan bệnh từ vùng này sang vùng khác.

- Sát trùng cơ thể cá

Vật nuôi có thể mang mầm bệnh (tác nhân gây bệnh) vào ao nuôi. Vì vậy nguồn vật nuôi trước khi thả vào ao cần phải khử trùng. Tắm cho cá bằng một trong các loại thuốc sau:

+ Cá nước ngọt: cỡ cá hương trở lên, dùng: NaCl nồng độ 2 - 3% (20 - 30 gam/1 lít nước), thời gian 5 - 15 phút. Thuốc tím, nồng độ 10 - 20g/m3, thời gian 30 - 60 phút.

+ Cá nước lợ mặn: Formaline 200 - 300g/m3, thời gian tắm 30 - 60 phút; dung dịch Oxy già nồng độ 50 - 100g/m3, thời gian tắm 30 - 60 phút.

+ Phun trực tiếp xuống ao nuôi bằng một trong các loại thuốc sau: Dùng CuSO4 (phèn xanh) liều lượng 0,2 - 0,5g/m3; BKC nồng độ 0,1 - 0,5g/m3.

- Sát trùng thức ăn và nơi cho cá ăn

+ Đối với thức ăn: là thực vật rửa sạch, thức ăn là động vật nên rửa sạch và dùng thức ăn còn tươi, tốt nhất nấu chín.

+ Đối với phân bón: phân hữu cơ cần ủ kỹ với 1% vôi bột kết hợp với Ca(OCl)2 với lượng 20 - 24 gam/100 kg phân.

- Dùng thuốc phòng ngừa trước mùa phát triển bệnh

+ Dùng thuốc phòng ngừa bệnh ngoại ký sinh cho cá. Trước mùa phát sinh bệnh ta có thể phun trực tiếp thuốc xuống ao. Có thể treo túi thuốc xung quanh nơi cho cá ăn hình thành một vùng khử trùng các sinh vật gây bệnh.

+ Dùng thuốc phòng bệnh nội ký sinh cho cá: Bằng cách trộn một số kháng sinh, Tiên đắc, Vitamin, cây thuốc nam… với thức ăn cho cá ăn.

- Tiêu diệt ký chủ cuối cùng ở trên cạn: một số trùng bệnh ký sinh có ký chủ trung gian là động vật không xương sống thuỷ sinh và cá, ký chủ cuối cùng là động vật trên cạn như chim và động vật có vú khác.

+ Dọn sạch cỏ rác, san lấp các hang hốc quanh ao không còn nơi ẩn nấp và đẻ trứng của trùng bệnh.

+ Xử lý phân hữu cơ theo đúng kỹ thuật trước khi bón xuống ao ương nuôi.

4. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cá

- Cải tiến phương pháp quản lý, nuôi dưỡng cá

- Cho cá  ăn theo phương pháp "4 định”:

1. Định chất lượng thức ăn.

2. Định số lượng thức ăn.

3. Định vị trí cho ăn.

4. Định thời gian cho ăn (căn cứ vào giai đoạn phát triển của cá mà định số lần cho ăn trong ngày một cách hợp lý).

- Thường xuyên chăm sóc quản lý:

Cần quan sát biến đổi màu nước, bổ sung nguồn nước mới đảm bảo đầy đủ oxy và hạn chế các chất độc. Dọn sạch cỏ rác, ngăn chặn và tiêu diệt địch hại, vật chủ trung gian, vớt bỏ xác chết, các thức ăn thừa, khử trùng tiêu độc nơi cho cá ăn.

 

KS. Bùi văn Trụ - TTKN

 

 

 

 

NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA PHÂN BÓN LÂM THAO

          Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao là cơ sở sản xuất phân bón chứa lân lớn nhất cả nước, với khối lượng sản xuất trên 1,8 triệu tấn/năm. Với vị trí thuận lợi, gần với hệ thống giao thông của quốc gia như tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, Quốc lộ 32C  nên rất thuận tiện cho việc cung cấp quặng apatit từ Lào Cai và các nguyên liệu đầu vào khác cũng như vận chuyển phân phối sản phẩm đi các tỉnh trong cả nước hoặc xuất khẩu ra nước ngoài. Đây là một trong các yếu tố giúp công ty hạ giá thành sản phẩm và chiếm ưu thế trên thị trường.

Phân bón Lâm Thao bao gồm: Supe lân, Lân nung chảy, NPK-S Lâm Thao. Các loại phân bón này đều có những ưu điểm nổi bật, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cây trồng.

Phân Supe lân

Đối với phân bón Supe lân Lâm Thao được sản xuất từ quặng apatit loại I phối trộn với axit sunfuric được sản xuất từ lưu huỳnh nên axit không bị lẫn tạp chất có chứa độc tố. Vì vậy, sản phẩm Supe lân Lâm Thao là sản phẩm sạch, khi bón không gây ngộ độc cho cây, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Thành phần P205 hữu hiệu của sản phẩm dễ tan trong nước. Ngoài ra, trong thành phần Supe lân của công ty còn có một số nguyên tố trung, vi lượng khác như Ca, Mg, lưu huỳnh… giúp cho cây trồng dễ dàng hút và lấy dinh dưỡng để nuôi cây, tăng cường chịu hạn, chịu rét, kích thích sự ra hoa, kết trái, chắc củ, sáng hạt. Trong khi đó, một số cơ sở sản xuất Supe Phốt phát lấy axit từ loại axit thu hồi có chứa nhiều độc tố, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người sử dụng.

Phân lân nung chảy

Ngoài chất dinh dưỡng chính là lân (P205), phân lân nung chảy Lâm Thao còn được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác như: CaO, MgO… và các chất vi lượng Cu, Zn, Fe, Mo,… Phân lân nung chảy không tan trong nước mà tan từ từ trong môi trường đất và dịch rễ cây tiết ra nên hạn chế rửa trôi. Phân lân nung chảy có tác dụng khử chua, tăng độ phì của đất, kích thích sự phát triển của rễ cây, tăng sức chống chịu sâu bệnh cho cây trồng, nâng cao chất lượng nông sản. Loại phân này đặc biệt phù hợp với các vùng đất chua phèn, chiêm trũng.

Phân NPK-S

Sản phẩm NPK-S Lâm Thao được sản xuất trên nền của cả phân nguyên liệu Supe lân và phân lân nung chảy.  Đây chính là đặc điểm ưu việt nhất của sản phẩm NPK-S và chỉ  Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao mới sản xuất được. Đây cũng là cơ sở duy nhất trong cả nước đồng thời sản xuất được cả hai loại sản phẩm Supe lân và lân nung chảy. Phân NPK-S Lâm Thao, ngoài thành phần đạm, lân, kali còn có thêm các nguyên tố trung, vi lượng rất cần thiết cho cây trồng như canxi, magiê, lưu huỳnh, kẽm… Với những đặc tính ưu việt đó, sản phẩm NPK-S Lâm Thao phù hợp với nhiều loại cây trồng và chất đất khác nhau, đặc biệt đối với những vùng đất chua, chiêm trũng, đất phèn khi được phối trộn với một phần lân nung chảy. Đây là đề tài mới được áp dụng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ưu điểm của phân NPK-S Lâm Thao

Do các loại phân đơn khi bón tan nhanh trong nước trong điều kiện thời tiết khí hậu nước ta nắng lắm, mưa nhiều nên làm thất thoát dinh dưỡng lớn. Để hạn chế những nhược điểm của bón phân đơn, Công nty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã phối hợp với các cơ quan nghiên cứu về đất, phân bón và cây trồng như Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam để sản xuất các loại phân bón NPK-S phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Trong thành phần của phân bón NPK-S Lâm Thao ngoài đạm, lân, kali còn bổ sung đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng như canxi, ma giê, lưu huỳnh, kẽm, đồng, sắt, molipđen, bo... đặc biệt là dinh dưỡng trung lượng lưu huỳnh.

Riêng thành phần dinh dưỡng lân trong NPK-S Lâm Thao gồm hai loại dinh dưỡng là lân tan được trong nước và lân không tan trong nước với tỷ lệ thích hợp. Thành phần lân tan được trong nước giúp cho cây trồng sớm nảy mầm, phát triển bộ rễ nhanh kể cả khi cây còn non và trong điều kiện thời tiết bất thuận như rét kéo dài cây cũng hút được lân, hạn chế được bệnh nghẹt rễ lúa, bệnh chân chì huyết dụ đối với cây ngô. Thành phần lân không tan trong nước cung cấp lân cho cây ở giai đoạn sau, hạn chế rửa trôi phân bón và bổ sung thêm các nguyên tố dinh dưỡng trung lượng như magiê, silic giúp cứng cây và chống đổ tốt hơn.

Đặc biệt, phân bón NPK-S Lâm Thao mới M1 không những phù hợp với các vùng đất trung tính mà còn phù hợp và cải tạo các vùng đất chua, đất phèn, đất chiêm trũng tại các tỉnh như: Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Phòng, Thanh Hoá và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Để đáp ứng đầy đủ, cân đối nhu cầu dinh dưỡng của các loại cây trồng ở từng thời kỳ sinh trưởng trên từng vùng đất khác nhau, công ty đã sản xuất  các chủng loại NPK-S, như: Nhóm NPK bón lót, nhóm NPK bón thúc, nhóm NPK-S chuyên dùng cho cây họ đậu; cây lâm nghiệp, cây dâu tằm, cây cỏ làm thức ăn cho gia súc; cây lấy củ.

Phân bón NPK-S Lâm Thao được sản xuất qua công nghệ vê viên tạo hạt nên có thể áp dụng bón bằng cơ giới trong những năm tới.

baocongthuong.com.vn

 

 KẾT QUẢ MÔ HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN VĂN ĐIỂN TẠI TIỀN HẢI

          Trong những năm qua phân bón Văn Điển đã đưa vào sử dụng tại Thái Bình. Qua một thời gian đã phát huy tốt và được nhiều nông dân tin dùng. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn, thêm một khẳng định chắc chắn cho nông dân Tiền Hải và tỉnh Thái Bình, vụ mùa 2015, tại xã Tây Tiến huyện Tiền Hải, Trạm Khuyến nông đã xây dựng mô hình sử dụng phân bón Văn Điển chuyên dùng cho lúa (NPK 6:11:2 và 16:5:17) trên giống lúa Thiên ưu 8 với quy mô 2 ha, đối chứng là sử dụng phân bón đơn.

Vụ  mùa 2015, thời tiết diễn biến rất phức tạp, gây nhiều bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây lúa, điều này cũng đã ảnh hưởng đến mô hình. Hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây đều gặp điều kiện thời tiết bất thuận. Nhưng mô hình vẫn đạt được kết quả khá, bộ lá đẹp, năng suất đảm bảo và cao hơn công thức đối chứng bón phân đơn.

Kết quả theo dõi trên mô hình cho thấy khi bón NPK Văn Điển cây lúa sinh trưởng phát triển tốt đồng đều, cây khỏe, cứng cây, dày lá, thời gian sinh trưởng ngắn hơn (2 ngày) so với công thức bón phân đơn. Và chiều cao cây thấp hơn (khoảng 1-2 cm) so với công thức đối chứng bón phân đơn. Chính vì lẽ đó mà khả năng chống chịu sâu bệnh của cây rất tốt, các chỉ tiêu sâu bệnh đều nhẹ hơn so với bón phân đơn và bộ lá “vàng lá gừng” tới cuối vụ. Tỷ lệ bông hữu hiệu khi bón phân Văn Điển cao hơn và năng suất đạt 65,0 tạ/ha vượt hơn so với công thức bón phân đơn 4 tạ/ha (tương đương 7,7%). Điều này có được là do ở phân NPK Văn Điển, ngoài việc cung cấp cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng như N, P, K còn bổ sung thêm các chất dinh dưỡng trung và vi lượng khác mà ở phân bón đơn không có, giúp cho cây lúa sinh trưởng phát triển cân đối và chống chịu sâu bệnh hại tốt hơn so với công thức bón phân đơn.

Hạch toán hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón Văn Điển tăng thu nhập so với đối chứng là 139.000 đồng/sào (tương đương 3.861.111 đồng/ha.

Đối với đồng đất Thái Bình, đặc biệt đối với hai huyện ven biển, phân bón còn có tác dụng cải tạo đất, khử chua, hóa phèn; bổ sung dinh dưỡng trung và vi lượng cho đất mà ít bị rửa trôi. Do vậy thời gian tới cần tăng cường xây dựng các mô hình trên các vùng sinh thái khác nhau với các giống cây trồng khác nhau, từ đó mở các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về cách sử dụng hợp lý phân bón của Công ty giúp cho người nông dân hiểu và sử dụng phân bón hiệu quả hơn, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cải thiện đời sống.

 

KS. Lại Văn Chuyên - TTKN

 

 

CHỦ TỊCH HỘI LÀM VƯỜN XÃ LÀM KINH TẾ GIỎI

          Trong những năm gần đây việc phát triển kinh tế hộ gia đình theo mô hình trang trại tổng hợp đã và đang mang lại hiệu quả cao. Nhiều hộ gia đình đã thoát khỏi cái nghèo, nâng cao mức sống, mức thu nhập trên chính mảnh đất quê hương bằng việc áp dụng mô hình này trong thực tiễn. Trong số những hộ gia đình ấy có lẽ không thể không nhắc tới gia đình anh Nguyễn Đình Long thôn Trung Hậu 1, xã Bạch Đằng, huyện Đông Hưng - Chủ tịch Hội Làm vườn xã, hội viên tiêu biểu trong phong trào thi đua sản xuất VAC giỏi, phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình trang trại tổng hợp.

Xuất phát điểm từ kinh tế nông nghiệp, nguồn chi, nguồn thu, nguồn cung ứng cho đời sống gia đình phụ thuộc vào nông nghiệp, vậy làm giàu từ nông nghiệp bằng cách nào khi quỹ đất, quỹ vốn không có trong tay. Khi đang trăn trở tìm hướng đi cho mình, thì năm 2011 Bạch Đằng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ 34, theo nguyện vọng của nhân dân, Đảng ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện cho các gia đình thầu diện tích đất để phát triển kinh tế, gia đình anh đã đăng ký thầu 14.400m2 đất bãi 5%. Đất đã có, nhưng thiếu vốn đầu tư anh quyết định vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, mượn thêm của bạn bè, người thân cộng với số tiền tiết kiệm của gia đình, gia đình anh có tổng số vốn ban đầu là 520 triệu đồng, có vốn anh mạnh dạn đầu tư 170 triệu đồng vào việc cải tạo 1.5 mẫu ao để nuôi cá trắm cỏ và các loại cá truyền thống khác, 100m2 chuồng trại và một phần được sử dụng xây nhà tạm để trông coi. Bên cạnh đó, để tận dụng diện tích đất nhàn rỗi như bờ ao hay phần đất cũ gia đình anh trồng quất cảnh, hòe ghép cao sản xen kẽ với đinh lăng, còn lại số diện tích đất trống khác gia đình anh tận dụng để trồng cây hoa màu như: Dưa lê, đỗ lạc và chuối tây. Kết hợp trồng cây, nuôi cá, gia đình anh đầu tư nuôi lợn nái ba máu, 500 con vịt siêu trứng, 600 con gà ri lai/lứa, 2 con bò sinh sản, tận dụng mặt nước nuôi 1,5 vạn con ếch Thái Lan.

Trong quá trình canh tác và phát triển sản xuất bản thân anh tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tham gia các buổi thăm quan mô hình phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh do huyện Hội tổ chức hàng năm nhằm trao đổi và học hỏi kinh nghiệm cho bản thân. Chính vì thế các biện pháp khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm tích lũy từ thực tiễn được gia đình anh áp dụng thuần thục và mang lại hiệu quả kinh tế cao làm tăng nguồn thu nhập hàng năm cho gia đình từ 140 triệu đồng năm 2012, đến năm 2014 gia đình anh thu 160 triệu đồng, năm 2015 dự kiến thu 200 triệu đồng. Không chỉ cải thiện mức sống cho gia đình mà bằng việc phát triển sản xuất theo mô hình trang trại tổng hợp này gia đình anh còn tạo công ăn việc làm ổn định cho 5 lao động và làm việc theo mùa vụ cho 15 lao động, với mức thu nhập từ 2,8 - 3 triệu đồng/tháng, cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn, vệ sinh.

Bên cạnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo mô hình VAC, với vai trò là Chủ tịch Hội Làm vườn xã, bản thân anh Long còn tư vấn và điều trị cho đàn gia súc, gia cầm của địa phương, đồng thời thường xuyên gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm giúp đỡ các gia đình còn thiếu kinh nghiệm trong sản xuất chăn nuôi, tuyên truyền về các phòng bệnh, sử dụng kháng sinh liều lượng, chăn nuôi đảm bảo giữ vệ sinh môi trường, động viên các gia đình điều kiện kinh tế khó khăn tích cực lao động sản xuất, bên cạnh đó anh còn hướng dẫn cho hội viên và nhân dân trong xã kỹ thuật ghép hòe cao sản tại vườn của gia đình.

Để đạt được những thành quả trên trước hết là do sự phấn đấu quyết tâm vươn làm giàu của bản thân anh và gia đình, sự nhạy bén trong việc tiếp cận thị trường để điều chỉnh sản xuất xác định rõ loại hình, quy mô phù hợp với điều kiện của gia đình từ đó tìm ra cách làm ăn mới. Đồng thời phải nắm chắc cơ chế, chính sách của chính quyền, địa phương, tranh thủ sự quan tâm, tạo điều kiện của Hội cấp trên trong việc vay vốn, các cơ hội được tiếp thu khoa học kỹ thuật, giới thiệu đầu vào, đầu ra cho sản phẩm...

Việc áp dụng mô hình trang trại tổng hợp trong phát triển kinh tế hộ gia đình đã giúp gia đình anh Nguyễn Đình Long cải thiện được mức sống với nguồn thu nhập ổn định và tương đối cao. Không những thế với mô hình này của gia đình anh trở thành một minh chứng tiêu biểu trong việc “Làm giàu không khó” đối với những ai có quyết tâm muốn vươn lên từ chính mảnh đất quê hương mình.

 

 

KS. Nguyễn Hữu Trường - HLV tỉnh

Tác giả : Trung Tâm Khuyến Nông Thái Bình
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: