CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Chủ trương-giải pháp
ĐỀ ÁN SẢN XUẤT VỤ XUÂN VÀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, GIẢI PHÁP CHÍNH SẢN XUẤT VỤ MÙA, VỤ ĐÔNG NĂM 2013

Cập nhật: 25/01/2013

    Phần I KẾT QUẢ SẢN XUẤT CÂY LÚA, CÂY MÀU NĂM 2012

I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT

1. Cây lúa

Tổng diện tích gieo cấy 2 vụ đạt 26.481 ha; năng suất đạt 130,84 tạ/ha, tăng so với năm 2011 là 0,47 tạ/ha, là năm có năng suất lúa cao nhất kể từ trước đến nay; sản lượng thóc đạt 172.791 tấn, trong đó:

Vụ xuân: Tổng diện tích gieo cấy đạt 12.883 ha (trong đó lúa lai diện tích 4.820 ha, chiếm 37,5%, lúa chất lượng 3.680 ha, chiếm 28,6%); năng suất lúa đạt 71,68 tạ/ha, giảm so với năm 2011 là 0,19 ha, sản lượng thóc đạt 92.345 tấn. Giống lúa có năng suất cao như: Nhóm lúa lai đạt 76,32 tạ/ha, lúa BC15 đạt 76,31 tạ/ha, TBR-1 đạt 74,23 tạ/ha,....(có phụ lục kèm theo).

Vụ mùa: Tổng diện tích gieo cấy đạt 13.598 ha (trong đó giống BC15 diện tích 6.137 ha, chiếm 45,1%, lúa chất lượng 3.437 ha, chiếm 25,2%), năng suất đạt 59,16 tạ/ha, tăng so với năm 2011 là 0,5 tạ/ha, sản lượng thóc đạt 80.446 tấn. Giống lúa BC 15 là giống lúa có năng suất cao nhất, đạt 62,26 tạ/ha (có phụ lục kèm theo).

Các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất như: Gieo cấy theo phương pháp sạ hàng cải tiến, gieo vãi, máy cấy; thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp; làm đất bằng máy công suất lớn;... được nhân dân tiếp thu, áp dụng nhiều mang lại hiệu quả kinh tế cao. ( Diện tích cấy lúa RVT ở vụ Mùa đạt 550 ha; diện tích lúa được gieo cấy theo phương pháp sạ hàng, gieo thẳng đạt 2.600 ha, tăng so với năm 2011 là 500 ha (trong đó vụ Xuân 2.000 ha, vụ Mùa 600 ha); diện tích lúa được thu hoạch bàng máy gặt đập liên hợp đạt 30%;...) nhờ việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất đã giảm giá thành, tăng hiệu quả sản xuất lên 45 tỷ đồng. Ngoài giá trị về kinh tế, việc thu hoạch lúa và làm đất bằng máy công suất lớn đã cải tạo độ phì nhiêu của đất "rơm, rạ trả lại ruộng", giảm thời gian thu hoạch lúa, làm đất, đảm bảo thời vụ gieo cấy nên năng suất lúa đạt cao, không bị sâu, bệnh cuối vụ gây hại.

2. Cây màu

- Diện tích cây màu xuân đạt: 1.728 ha, tăng so với năm 2011 là 185 ha.

- Diện tích cây màu hè xen đạt: 650 ha, tăng so với năm 2011 là 200 ha.

- Diện tích cây màu hè thu đạt: 631 ha, tăng so với năm 2011 là 17 ha.

- Với sản xuất vụ đông: Theo báo cáo của các xã và qua kiểm tra thực tế sản xuất diện tích gieo trồng cây vụ Đông trong toàn huyện đến thời điểm ngày 28/10 đạt 4.000 ha, chiếm 80% so với kế hoạch. Với tiến độ sản xuất vụ Đông năm 2012 của huyện nhà nếu không có ảnh hưởng của cơn bão số 8 (từ ngày 27-28/10/2012) sẽ hoàn thành kế hoạch đặt ra.

TT

Cây trồng

Kế hoạch  (ha)

Diện tích đã trồng đến ngày 28/10/2012 (ha)

Dự kiến đạt (ha)

1

Tổng

5.000

4.000

4.500

2

Ngô

500

625

625

3

Đậu tương

500

100

100

4

Bí + Dưa các loại

1.500

700

600

5

Khoai lang

800

550

550

6

Hành, tỏi

450

450

450

7

Khoai tây

300

50

450

8

Cây xuất khẩu

500

200

400

9

Cây khác

                 450

1.325

1.775

Đặc biệt một số mô hình cây vụ Đông mới có tiềm năng hiệu quả cao đã được nhiều địa phương tổ chức thực hiện như:

+ Mô hình trồng cây ngô nếp: Tổng diện tích 200 ha, gồm các xã: Mỹ Lộc, Thái Nguyên, Thái Hoà, Thái Hồng, Thụy Dũng, Thụy Bình,…

+ Mô hình trồng khoai tây Atlantic có bao tiêu sản phẩm tại các xã: Thái Sơn, Thái Hoà, Thái Thuần, Thái Hưng, Thụy Lương, Thụy Bình.

+ Mô hình trồng cây vụ đông trên chân đất mới: Thụy Quỳnh (bí đá), Thụy An (dưa hấu), Thụy Bình (súp lơ), Thụy Sơn (bí đá), Thái Sơn (bí đá).

+ Mô hình sản xuất hàng hoá tập trung theo vùng: Thụy Trình (dưa hấu, bí đá), Thái Học (súp lơ), Thái Tân (ngô giống), Thái Giang (khoai tây làm đất tối thiểu), Mỹ Lộc (ngô nếp).

Khi bão số 8 đổ bộ vào huyện nhà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ diện tích cây vụ Đông đã trồng, diện tích giống cây ưa lạnh đã gieo. Diện tích thiệt hại chủ yếu ở một số loại cây như: Ngô, Dưa + bí các loại, ớt, rau màu nhiều diện tích bị mất hoàn toàn, một số diện tích giảm năng suất từ 40-50%.

Ngay khi bão tan toàn huyện đã tập trung mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả sau bão, nhất là đối với sản xuất cây vụ Đông. Các cấp, các ngành từ tỉnh, huyện và các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo mở rộng diện tích cây vụ Đông ưa lạnh như Sa lát, khoai tây,… để bù đắp thiệt hại cây vụ Đông ưa ấm do bão số 8 gây ra. Chính sách đầu tư của tỉnh hỗ trợ kinh phí trồng cây khoai tây là 10.000.000 đ/ha; huyện đầu tư hỗ trợ thêm 5.000.000 đ/ha; thực hiện sự chỉ đạo của Thường trực Huyện uỷ, UBND huyện, Phòng Nông nghiệp &PTNT làm việc với các đơn vị thu mua sản phẩm, công ty cung ứng giống cây trồng để chủ động có đủ giống (sa lát, khoai tây, củ cải, rau màu ưa lạnh) phục vụ sản xuất theo yêu cầu của nhân dân, đặc biệt Phòng Nông nghiệp &PTNT đã kết hợp với HTXDVNN Thái Thịnh gieo bổ sung 5 kg hạt giống Sa lát để cấp cho các địa phương có nhu cầu trồng thêm. Các xã chủ động ký hợp đồng với các công ty cung ứng và bao tiêu sản phẩm (dưa chuột bò, súp lơ,…) để mở rộng diện tích cây màu vụ Đông như Thụy An, Thụy Bình, Thái Học,... Do làm tốt công tác khắc phục hậu quả sau bão nên diện tích sản xuất vụ Đông năm 2012 của huyện nhà ước đạt 4.500 ha.

3. Một số mô hình sản xuất có hiệu quả

- Mô hình cánh đồng mẫu, cấy giống lúa chất lượng RVT ở vụ Mùa, có bao tiêu sản phẩm đầu ra, với tổng diện tích là 550 ha. Gồm Thụy An 114 ha, Thái Sơn 100 ha, Thụy Dũng 30 ha, Thụy Quỳnh 30 ha, Thụy Sơn 30 ha, Thái Thành 30 ha,... Tăng hiệu quả so với cấy lúa chất lượng khác (Bắc thơm 7, HT1) là 4.200.000 đồng/ha, tăng giá trị của toàn huyện là 1,4 tỷ đồng.

- Mô hình sản xuất lúa giống cho các Công ty với tổng diện tích trên 500 ha, trong đó: Thụy Ninh 100 ha, Thụy Dũng 30 ha (giống BC15), Thái Giang 120 ha (giống BC15), Thái Thành 20 ha (giống BC15), Thái Thọ 32 ha (giống RVT 20 ha; VS1 10 ha), Thái Thịnh 35 ha (giống BC15 30 ha, Bắc thơm 5 ha), Thụy Hà 35 ha (giống BC15),... tăng hiệu quả so với cấy lúa thường (không cấy lúa giống) là 10.000.000 đồng/ha, tăng giá trị của toàn huyện là 5 tỷ đồng.

- Đề án sản xuất nông nghiệp năm 2012 của huyện được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và có tính thực tiễn cao, là chủ trương đúng: Cơ cấu giống lúa được bố trí hợp lý, vụ Xuân (lúa lai bố trí 50% diện tích cấy), vụ Mùa (giống BC 15 bố trí 50% diện tích cấy); Giống lúa chất lượng bố trí 30-35% diện tích, nhằm khai thác hết tiềm năng của giống, vừa đảm bảo có năng suất cao, tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích; đổi mới phương thức sản xuất như: Mở rộng diện tích gieo cấy theo phương thức sạ hàng, gieo thẳng; đưa máy làm đất đa năng công suất lớn; máy gặt đập liên hợp vào sản xuất thay phương thức sản xuất trước kia (làm đất bằng máy công suất nhỏ, thu hoạch lúa thủ công,…) đã giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất, đây là phương thức tiến bộ cần được mở rộng trong sản xuất.

+ Thời vụ gieo cấy hợp lý nên lúa trỗ trong khung thời vụ an toàn (vụ Xuân trỗ xung quang 10/5, vụ mùa trỗ xung quang 10/9), phát huy được tiềm năng năng suất của các giống lúa nên cả 2 vụ lúa đạt năng suất cao.

+ Các tiến bộ KHKT áp dụng trong sản xuất ngày càng nhiều, nhân dân tiếp thu thực hiện có hiệu quả như: Kỹ thuật gieo cấy bằng công cụ sạ hàng cải tiến; thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp; làm đất bằng máy công suất lớn; các giống cây trồng mới có năng suất cao và chất lượng tốt; sử dụng phân bón đa dinh dưỡng NPK; sử dụng thuốc BVTV,…các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các chủ trương, giải pháp được sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở. Chỉ đạo quyết liệt và sát với tình hình thực tiễn sản xuất, được nhân dân đồng tình tin tưởng thực hiện, cụ thể như:

+ Công tác triển khai đề án, tuyên truyền các giải pháp thực hiện, tập huấn kỹ thuật… được làm khai bài bản với nhiều hình thức như tổ chức hội nghị, thông tin trên hệ thống loa phát thanh, tuyên truyền bằng xe lưu động, triển khai bằng công văn, biên soạn quy trình kỹ thuật, phân công cán bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp trực tiếp chỉ đạo tại các xã, thị trấn. Chính vì vậy mà các chủ trương, giải pháp thực hiện, chính sách đầu tư của tỉnh, huyện, xã đã sớm đến cơ sở thôn xóm, hộ nông dân được mọi người hiểu rõ và tự tổ chức thực hiện.

+ Công tác chỉ đạo, bổ khuyết xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình sản xuất làm quyết liệt, sát đúng thực tế sản xuất, như chỉ đạo thời vụ làm đất, gieo cấy, phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc cây lúa, cây màu, đặc biệt là việc chỉ đạo tiêu úng vụ mùa, chăm sóc lúa mùa sau mưa úng, chăm sóc cây màu vụ Đông sau mưa bão,...

+ Công tác kiểm tra được thực hiện thường xuyên, liên tục thông qua các cuộc họp bổ khuyết sản xuất, phân công cán bộ chỉ đạo sản xuất ở cơ sở, đặc biệt thông qua các cuộc giao ban cụm Chủ nhiệm HTXDVNN, kiểm tra kế hoạch sản xuất cây vụ đông ở các xã,... từ đó nắm được những diễn biến thực tế sản xuất và đề ra các biện pháp bổ khuyết kịp thời vì vậy các điều kiện khó khăn trong sản xuất đã được giải quyết cơ bản.

+ Sự phối hợp nhịp nhàng của các cấp, các ngành, các đơn vị trong và ngoài huyện như: Trung tâm Khảo nghiệm, khuyến nông, khuyến ngư; Chi cục BVTV; Trạm Khuyến nông; Trạm BVTV; Xí nghiệp khai thác thuỷ lợi Thái Thụy; Hội Nông dân; Hội Phụ nữ; đoàn thanh niên; Đài phát thanh... nên các chủ trương, giải pháp kỹ thuật được tuyên truyền, thông tin kịp thời đến người dân.

+ Mối liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý và nhà doanh nghiệp) được tăng cường và mở rộng thực hiện trong lĩnh vực chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung ứng vật tư nông nghiệp, bao tiêu sản phẩm nông sản. Năm 2012 ngành Nông nghiệp &PTNT huyện đã phối hợp với các đối tác tổ chức 3 hội nghị về máy nông nghiệp, 2 hội nghị về phân bón, 2 hội về thuốc BVTV, 4 hội nghị về giống cấy trồng,... đã đưa nhiều thông tin mới đến cán bộ và nhân dân trong huyện vì vậy cán bộ, nhân dân có điều kiện lựa chọn tiến bộ mới áp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả.

- Chính sách đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp có sự đổi mới, chính sách hỗ trợ phù hợp với thực tế đã thúc đẩy sản xuất và mang lại hiệu quả thiết thực, như: Hỗ trợ thuốc trừ rầy cho mạ mùa; hỗ trợ thuốc diệt chuột; hỗ trợ giống lúa RVT trong mô hình cánh đồng mẫu; hỗ trợ giống cây vụ đông (ngô nếp, sa lát, bí đá, dưa hấu, củ cải xuất khẩu, khoai tây Atlantic,…); hỗ trợ mô hình sản xuất nông nghiệp; khen thưởng cho các xã, thôn, hộ có thành tích suất sắc trong sản xuất vụ đông; hỗ trợ kinh phí mua máy nông nghiệp; ngoài ra các xã, HTX DVNN đã bố trí kinh phí địa phương hỗ trợ đầu tư cho sản xuất…góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng lợi nhuận cho người nông dân.

2. Nguyên nhân khách quan

- Mặc dự thời tiết vụ xuân cú những diễn biến phức tạp: Đầu vụ thời tiết âm u, ẩm độ cao nhưng thời tiết cuối vụ, đặc biệt từ khi lúa bắt đầu phân hóa đũng đến khi thu hoạch thời tiết thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng phát triển nên năng suất đạt cao. Giai đoạn làm đất vụ mùa trời nắng, nhiệt độ trong ngày cao tạo điều kiện thuận lợi cho các chất hữu cơ trong đất phân giải nhanh. Giai đoạn cấy trời mát, lượng mưa rải đều, tiến độ cấy nhanh, cây lúa sau cấy không bị ngộ độc hữu cơ, phát triển tốt, lúa đẻ tập trung và có tiềm năng cho năng suất cao.

- Năm 2012 sâu bệnh phát sinh và gây hại ở mức độ thấp nên chi phí cho phòng trừ sâu bệnh ít và thấp nhất so với những năm qua.

3. Một số tồn tại, hạn chế:

a. Tồn tại, hạn chế:

- Việc bố trí cơ cấu giống lúa, thời vụ gieo cấy vụ mùa, nhất là thời vụ gieo cấy lúa mùa sớm để trồng cây vụ đông ưa ấm chưa đạt yêu cầu, chưa có diện tích lúa trỗ trước 25/8 do vậy quỹ đất để trồng cây vụ đông ưa ấm không đảm bảo kế hoạch đề ra. Một số địa phương gieo cấy muộn hơn lịch của huyện quy định, lúa chín muộn nên bị bão số 8 gây hại làm giảm năng suất.

- Việc điều hành nước, công tác khơi thông dòng chảy còn chưa hợp lý, đặc biệt là công tác tiêu úng vụ mùa.

- Một số xã chưa xây dựng được mô hình sản xuất có hiệu quả (mô hình gieo  cấy theo phương pháp sạ hàng cải tiến, thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp...).

b. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

*Nguyên nhân khách quan

- Vụ xuân năm 2012 là một trong các vụ thời tiết nghiêng rét, các tháng trong vụ sản xuất có bức xạ thấp nhất trong 10 năm trở lại đây, số giờ nắng từ tháng 2 đến tháng 6 thấp hơn TBNN 116 giờ. Thời tiết vụ mựa, từ ngày 06-08/8/2012 có đợt mưa lớn trên diện rộng, tổng lượng mưa bình quân toàn huyện đạt trên 330 mm đã làm 4.500 ha lúa và cây màu mùa bị ngập úng, nhiều diện tích cây màu hè thu không cho thu hoạch; đến ngày 06-08/9/2012 trời liên tục có mưa làm khoảng 1.500 ha lúa đang trỗ bông, phơi màu bị ảnh hưởng đến năng suất. Mặt khác do ảnh hưởng của mưa lớn vụ mùa nên một số diện tích lúa mùa bị bệnh bạc lá nặng, nhất là giống lúa Bắc thơm số 7 làm giảm năng suất lúa cuối vụ.

- Cơn bão số 8 đổ bộ vào huyện nhà đã ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất, nhất là diện tích lúa mùa cấy muộn, thu hoạch muộn; diện tích cây vụ Đông ưa ấm đã trồng,... vừa giảm năng suất, vừa ảnh hưởng đến tư tưởng của nhân dân dân trong đầu tư phát triển sản xuất.

- Nhân lực lao động phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thiếu do số lao động trẻ, khoẻ chuyển sang các ngành nghề khác (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,...) nhất là trong thời vụ sản xuất cây vụ Đông.

* Nguyên nhân chủ quan

- Một số cấp uỷ, chính quyền chưa làm tốt công tác vận động tuyên truyền, chưa tổ chức tập huấn sâu rộng đến toàn thể nhân dân để phổ biến chủ trương chính sách đầu tư của tỉnh của huyện, của xã cho phát triển sản xuất, nhiều hộ nông dân chưa biết nên chưa tích cực tham gia phát triển sản xuất, nhất là sản xuất vụ đông.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đề án sản xuất ở một số địa phương chưa sát sao, thiếu cụ thể, thường giao việc lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất cho Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.

- Một số xã, thị trấn tập trung cho công tác dồn điền đổi thửa nên chưa tập trung cao cho chỉ đạo sản xuất cây vụ đông.

- Sản xuất cây vụ hè sau lúa xuân vẫn chưa được quan tâm ngay từ đầu vụ xuân. Chủng loại giống cây vụ hè cũn đơn điệu, chủ yếu vẫn là dưa hồng, dưa lê, dưa hấu và cây đậu xanh. Công tác tập huấn tuyên truyền khuyến nông chưa đúng tầm để thay đổi nhận thức của cỏn bộ và nhân dân về sản xuất.

 

Phần II

CHỦ TRƯƠNG, GIẢI PHÁP SẢN XUẤT CÂY LÚA, CÂY MÀU NĂM 2013

I. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

1. Thuận lợi

- Thực hiện nghị quyết số 02-NQ/TU của Tỉnh ủy các cấp, các ngành, các địa phương, đó và đang tập trung xây dựng nông thôn mới, hầu hết các xó đó thực hiện xong quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết giao thụng, thủy lợi nội đồng; hoàn chỉnh công tác dồn điền, đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng tạo điều kiện thuận lợi trong việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất.

- Các khâu trong sản xuất nông nghiệp (gieo cấy, thu hoạch, làm đất…) đó và đang từng bước được cơ giới hóa góp phần giải quyết được những khó khăn về lao động, thời vụ, đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

- Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả như: Mô hình cấy giống lúa chất lượng cao; mô hình lúa giống; mô hình lúa lai ở vụ Mùa; cấy lúa bằng máy; mô hình trồng khoai tây Atlantic có bao tiêu sản phẩm đầu ra; trồng cây màu xuất khẩu,… tạo tiền đề mở rộng vào những năm tiếp theo.

- Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, hộ nông dân có nhiều kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện và xử lý các tình huống trong sản xuất đạt hiệu quả.

- Việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, cung ứng giống,phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân được thuận lợi và đáp ứng nhu cầu của sản xuất.

- Nhà nước có nhiều các chính sách đầu tư hỗ trợ cho phát triển sản xuất nông nghiệp như: Hỗ trợ máy nông nghiệp, kho lạnh bảo quản nông sản; hỗ trợ giống cây trồng; hỗ trợ thuốc diệt chuột; đặc biệt một số xã đã bố trí nguồn kinh phí của địa phương đầu tư cho phát triển sản xuất.

2. Khó khăn

- Biến đổi khí hậu toàn cầu đó gây nhiều bất lợi cho sản xuất và đời sống; thời tiết diễn biến bất thường, không tuân theo quy luật nên rất khó lường; dự báo của cơ quan khí tượng, vụ xuân 2013 sẽ mở đầu một chu kỳ Ellino mới, nền nhiệt theo xu hướng ấm hơn trung bình nhiều năm nên vụ Xuân khó có năng suất lúa cao.

- Cơn bão số 8 đã làm 4.000 ha cây màu vụ đông bị thiệt hại nặng nề, nhiều diện tích cây vụ Đông ưa ấm không cho thu hoạch, tạo tâm lý hoang mang trong nhân dân, ảnh hưởng đến việc mở rộng diện tích cây màu vụ Đông vào nhưng năm tiếp theo.

- Diễn biến của các đối tượng sâu bệnh hại khó lường, tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là bệnh lùn sọc đen, chuột, bệnh đạo ôn, sâu đục thân… có thể phát sinh thành dịch gây hại đến kết quả sản xuất.

- Công tác dồn điền đổi thửa mới thực hiện xong ở 1 số địa phương, cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất theo hướng sản xuất công nghiệp hoá làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất.

- Nhận thức của một số cán bộ, bộ phận nhân dân trong việc ứng dụng cơ giới hoá, tiến bộ mới vào sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá tập trung theo quy mô lớn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Công tác thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm còn nhiều bất cập, người sản xuất chưa chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm còn phụ thuộc nhiều vào thị trường tự do nên hiệu quả sản xuất không ổn định.

II. CHỦ TRƯƠNG

- Bố trí cơ cấu giống lúa, thời vụ gieo cấy hợp lý để có 2 vụ lúa đạt năng suất cao, hiệu quả cao.

- Mở rộng diện tích cây màu hè xen, cây vụ đông.

- Phấn đấu diện tích lúa gieo cấy theo phương thức sạ hàng cải tiến, gieo thẳng ở vụ Xuân năm 2013 đạt 4.500 ha trở lên.

- Xây dựng hệ thống hạ tầng: Dồn điền, đổi thửa; chỉnh trang đồng ruộng; giao thông thuỷ lợi nội đồng,… tạo điều kiện cho việc ứng dụng cơ giới hoá, tiến bộ mới vào sản xuất nhằm thay đổi phương thức sản xuất nhỏ lẻ hiện nay sang sản xuất tập trung có sản lượng hàng hoá lớn, tạo thị trường ổn định, sản xuất phát triển.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Chỉ đạo điều hành, thực hiện sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch, bố trí công thức luân canh hợp lý, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất để giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất.

- Tăng cường mối liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý và nhà doanh nghiệp) để giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất.

- Mở rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả và xây dựng 5-8 mô hình sản xuất lúa hàng hoá và trồng cây vụ đông trên chân đất mới.

   III. MỤC TIÊU SẢN XUẤT

  1. Đối với vụ xuân:

 - Cây lúa: Diện tích           12.900 ha.

Trong đó: Phấn đấu diện tích gieo thẳng trên 4.500 ha.

Năng suất:        71 tạ/ha trở lên.

Sản lượng đạt:  91.590 tấn trở lên.

         - Cây màu xuân: Diện tích:                  1.700 ha

                    Trong đó : + Lạc                          450 ha.

                                    + Thuốc lào                450 ha.

                                    + Cây xuất khẩu         300 ha.

                                      + Ngô                         200 ha.

      + Rau màu khác:       300 ha.

   2. Đối với vụ hè: Tổng diện tích:                        850 ha.

     Trong đó: + Dưa gang xuất khẩu, dưa các loại: 600 ha.

   + Rau, đậu các loại:                          250 ha.

     3. Đối với vụ mùa:  Diện tích           13.600 ha.

              Năng suất:            60 tạ/ha trở lên.

              Sản lượng đạt:     81.600 tấn trở lên.

             4. Đối với cây màu hè thu: Tổng diện tích:      700 ha.

    Gồm: Đậu tương hè thu:             300 ha.

   Rau màu khác:                  400 ha.

            5. Đối với vụ đông: Tổng diện tích vụ đông  phấn đấu đạt trên 5.000 ha.

            Gồm: Ngô 700 ha, Dưa + Bí các loại 800 ha, Khoai lang 800 ha, Đậu tương 500 ha Hành, tỏi 450 ha, khoai tây 450 ha, cây xuất khẩu 700 ha, cây khác 600 ha. 

IV. CÁC GIẢI PHÁP

1. Đối với vụ xuân

a. Lúa xuân

*  Cơ cấu trà lúa: Phấn đấu gieo cấy 100% giống trà xuân muộn, gồm: Lúa lai, lúa thuần và nhóm lúa thuần chất lượng cao.

* Cơ cấu giống lúa bố trí trên các chân đất: Tuỳ theo chân đất, thời vụ cấy lúa mùa, cây màu xen giữa 2 vụ lúa và cây vụ đông mà bố trí các giống cho phù hợp, cụ thể như sau:

- Nhóm lúa lai: Bố trí khoảng 40- 45% diện tích, bằng các giống như: Đ.ưu 527, CNR36, Nhị ưu 838, TX111, Nam Dương 99,... Cấy trên chân đất thịt, thịt nặng, chân đất chua mặn ven biển. Những địa phương nào, gia đình nào cấy nhiều diện tích lúa lai phải bố trí ít nhất từ 2 giống lúa lai trở lên.

- Nhóm giống lúa chất lượng: Bố trí 35% diện tích, bằng các giống RVT, Bắc Thơm số 7, T10, N 97, lúa Nhật Bản,... cấy trên chân đất vàn, vàn cao, đất tốt, cấy tập trung thành vùng lớn từ 20 - 25 ha trở lên.

- Nhóm lúa thuần: Bố trí 15- 25% diện tích, bằng các giống: TBR-1; BC15,... cấy trên chân đất vàn, vàn cao, đất tốt.

 *  Thời vụ và phương thức gieo cấy:

Căn cứ vào việc quy hoạch diện tích cây vụ đông, cây màu vụ hè năm 2013 mà bố trí thời vụ gieo cấy lúa xuân cho phù hợp để đảm bảo lúa đại trà trỗ xung quanh 10/5, được áp dụng bằng 2 phương thức gieo cấy, cụ thể như sau:

Một là: Gieo cấy theo phương thức làm mạ:

- Đối với chân đất sau lúa xuân trồng cây màu hè xen:

+ Giống: Nhóm giống ngắn ngày: RVT, Bắc thơm số 7, lúa Nhật Bản,...

+ Thời vụ: Gieo mạ non: 15-20/01/2013 (tức 04-09/12/2012 âm lịch), cấy kết thúc trước 05/02/2013.

- Đối với chân đất sau lúa xuân cấy lúa mùa cực sớm để trồng cây vụ đông ưa ấm:

+ Giống: Nhóm giống ngắn ngày: RVT, Bắc thơm số 7, T10, N97,…

+ Thời vụ: Gieo mạ non: 01-08/02/2013 (tức 21-28/12/2012 âm lịch).

- Đối với chân đất Lúa xuân - Lúa mùa - Cây vụ đông ưa lạnh hoặc để ải:

+ Giống: TBR-1, CNR36, Đ.ưu 527, TX111, Nhị ưu 838, Nam Dương 99,...

+ Phương thức gieo mạ: Gieo mạ non trên nền đất cứng.

+ Thời vụ: Đối với chân đất kìm hãm, ven biển, đất trũng (cấy bằng các giống lúa lai CNR36, Đ.ưu 527,...), gieo mạ từ 25-31/01/2013 (tức 14-20/12/2012 âm lịch).

Đối với chân đất vàn, đất tốt (cấy các giống lúa chất lượng, lúa thuần), thời vụ gieo từ: 01-08/02/2013 (tức 21-28/12/2012 âm lịch).

+ Cấy kết thúc trước ngày 25/02/2013.

Yêu cầu 100% diện tích mạ xuân phải được che phủ bằng nilon trắng để chủ động khắc phục yếu tố thời tiết.

Riêng đối với giống BC15, thời vụ gieo mạ từ 20-25/01/2013 (tức 09-14/12/2012 âm lịch)

- Mạ dự phòng: Gieo tăng 5% mạ ở trà cuối và chuẩn bị thêm một số giống lúa ngắn ngày phòng khi thời tiết bất thuận gây chết lúa, chết mạ xảy ra.

* Mật độ cấy: Tuỳ theo chân đất và giống lúa mà bố trí mật độ cấy cho thích hợp: Lúa lai: Mật độ cấy 34 - 36 khóm/m2, cấy 1-2 dảnh/khóm. Lúa thuần: Mật độ cấy 40- 42khóm/m2, cấy 3- 4 dảnh/khóm. Giống BC 15 cấy 32-34 khóm/m2, cấy 3-4 dảnh/khóm.

Hai là:  Gieo cấy bằng công cụ sạ hàng cải tiến, gieo vãi:

Khuyến cáo mở rộng diện tích gieo cấy bằng công cụ sạ hàng cải tiến, gieo vãi để giảm chi phí đầu vào, tiết kiệm nhân công khắc phục tình trạng thiếu lao động, đảm bảo thời vụ, tăng hiệu quả sản xuất. Phấn đấu diện tích gieo thẳng toàn huyện đạt trên 4.500 ha (có phân bổ diện tích kèm theo).

- Sử dụng các giống lúa chịu rét, chống đổ tốt như: Lúa lai, TBR1, RVT,.... Chọn vùng đất tưới tiêu thuận lợi, làm đất kỹ, san phẳng mặt ruộng; sử dụng phân NPK chuyên lót và chuyên thúc, bón lót sâu, thúc sớm, dùng thuốc trừ cỏ chuyên dùng cho lúa gieo thẳng, điều tiết nước hợp lý để tăng khả năng chống đổ.

- Thời vụ: Lúa lai và các giống có thời gian sinh trưởng trên 130 ngày gieo từ 12-15/02/2013; các giống còn lại gieo từ 15-20/02/2013.

- Kỹ thuật canh tác: Có quy trình riêng.

* Một số biện pháp thâm canh khác:

- Làm đất: Tiến hành cày lật đất ngay và cày ải sớm, nhất là đối với chân ruộng kìm hãm, chua mặn cần phải được cày sớm tránh để chua mặn bốc lên tầng đất canh tác. Những diện tích gieo cấy bằng công cụ sạ hàng cải tiến phải cày bừa kĩ, tạo điều kiện cho các chất hữu cơ phân hủy, tránh hiện tượng ngộ độc cho cây lúa sau gieo. Đối với các xã đang thực hiện dồn điền đổi  thửa thì  tập thể tổ chức cày lật đất tập trung, sử dụng máy làm đất công suất lớn sau đó mới giao ruộng cho các hộ nông dân.

- Phân bón: Dựng phân NPK chuyên lót và chuyên thúc bón cho toàn bộ diện tích lúa, lúa lai và lúa thuần năng suất cao bón bổ sung kali vào giai đoạn lúa đứng cái, khuyến cáo nhân dân sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, phân bón qua lá, giảm bón phân đơn. Sử dụng phân đa dinh dưỡng NPK của các công ty có uy tín như: Phân Bón Miền Nam; Lâm Thao, Văn Điển, Ninh Bỡnh,… làm tốt cụng tỏc quản lý nhà nước về phân bón. Không để các tổ chức, đơn vị cá nhân bán phân bón kém chất lượng và phân bón chưa được cơ quan chuyên môn khuyến cáo cho nông dân.

Phương pháp bón: Bón lót là chủ yếu, bón thúc sớm ngay sau khi lúa mới bén rễ hồi xanh, tuyệt đối không được bón đạm lai rai và bón quá muộn nhằm hạn chế sự phá hại của sâu, bệnh.

- Biện pháp thuỷ lợi: Xí nghiệp khai thác thuỷ lợi huyện căn cứ vào đề án sản xuất của UBND huyện để xây dựng phương án tưới tiêu phù hợp, triển khai sớm tới các địa phương. Thống nhất phương án điều hành theo hướng tích cực: lấy nước sớm, chủ động vận hành các trạm bơm và điều tiết nước hợp lý trong quá trình tổ chức sản xuất (có đề án riêng).

- Biện pháp bảo vệ thực vật: 

+ Đối với công tác diệt chuột được áp dụng bằng hai biện pháp (đánh bắt thủ công, đặt bả sinh học): Các xã phát động nhân dân đánh bắt chuột thủ công ngay sau thu hoạch lúa mùa cho đến khi đổ ải đại trà; tổ chức đặt bả trong thời gian đổ ải đại trà. Công tác diệt chuột và ốc bươu vàng phải được làm thường xuyên, liên tục để hạn chế chuột, ốc bươu vàng phát sinh thành dịch phá hoại sản xuất và ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

+ Trạm BVTV thực hiện tốt công tác điều tra dự tính, dự báo các đối tượng sâu bệnh hại trên cây trồng. Thực hiện phương châm phòng là chính, tổ chức phun trừ kịp thời, đảm bảo đúng kỹ thuật, hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, tránh hiện tượng phun thuốc tràn lan gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.

+ UBND các xã, thị trấn phải làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với đơn vị, cá nhân kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn mình quản lý.

+ Các HTXDVNN kết hợp với Công ty cổ phần bảo vệ thực vật 1 Trung ương để ký hợp đồng chuyển giao tiến bộ KHKT và cung ứng đủ thuốc, thuốc chất lượng, mở rộng điểm bán cung ứng kịp thời cho nhân dân trong thời gian phát động chiến dịch phòng trừ sâu bệnh.

b. Cây màu xuân:

Áp dụng các tiến bộ KHKT mới về giống, biện pháp thâm canh để tăng hiệu quả trong sản xuất. Tập trung vào một số cây trồng chính như: Lạc, Ngô, Thuốc lào, tập đoàn cây xuất khẩu và những cây trồng truyền thống có giá trị kinh tế cao.

- Đối với cây Lạc: Duy trì diện tích hiện có, tiếp tục mở rộng diện tích trồng Lạc xuân năm 2013. Thay dần các giống Lạc cũ của địa phương đã thoái hoá, năng suất thấp bằng các giống Lạc mới có năng suất, chất lượng cao như: L14, L18, TB 25,… Thời vụ gieo trồng từ 15/01-10/02/2013, áp dụng các biện pháp thâm canh tiên tiến như che phủ nilon để tăng năng suất, tăng hiệu quả.

- Đối với cây Ngô: Sử dụng các giống lai có năng suất cao, chất lượng tốt như: LVN10, CP333, CP-A88, Bioseed 06, NK66; các giống ngô nếp như: MX6, MX10, HN68, HN88, VN6. Thời vụ gieo trồng trong tháng 01/2013. Liên kết với một số Công giống cây trồng, một số doanh nghiệp, Viện nghiên cứu ngô để sản xuất ngô giống, ngô rau và ngô ngọt nhằm tăng hiệu quả sản xuất.

 - Đối với cây Thuốc lào: Đây là cây trồng truyền thống của huyện, là cây có giá trị kinh tế cao, nhân dân nhiều xã có kinh nghiệm và tập quán sản xuất thâm canh cần quy hoạch vùng trồng, xây dựng công thức luân canh, xen canh tốt để mở rộng diện tích.

- Đối với tập đoàn cây xuất khẩu:

+ Tập trung chỉ đạo tốt mối quan hệ tốt giữa công ty thu mua sản phẩm với các HTX DVNN nhằm tạo nên sự thống nhất trong tổ chức sản xuất để thúc đẩy sản xuất phát triển.

+ Tổ chức tốt việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung theo quy mô thôn, liên thôn thành vùng lớn.

+ Bố trí công thức luân canh cây trồng, chuyển vụ hợp lý để tăng năng xuất (Tránh hiện tượng trồng một loại cây quá nhiều vụ trên một chân đất).

Cây dưa Gang bố trí trồng chủ yếu ở vụ hai, sau chân lúa xuân, màu xuân.

Cây Dưa chuột, cây ớt bố trí trồng sớm, luân canh với lúa mùa, công thức trồng:  Dưa Chuột - Mạ mùa - lúa mùa - cây vụ đông, hoặc Ớt xuân - Lúa mùa - cây vụ đông.

c. Cây màu hè (cây màu xen): Bố trí gieo trồng trên chân đất vàn, vàn cao, chân đất màu thoát nước tốt, gồm 2 quỹ đất chính là sau chân lúa xuân và sau chân màu xuân. Diện tích trồng sau chân lúa xuân quy hoạch tập trung ở các xã: Thụy Sơn, Thụy Hưng, Thụy Phong, Thụy Dương, Thái Giang,... Diện tích trồng sau chân màu xuân, nhất là sau chân thuốc lào quy hoạch ở các xã: Thụy Trường, Thụy Tân, Thụy An, Thụy Dũng, Thụy Hà, Thụy Liên, Thái Nguyên,...(có diện tích phân bổ kèm theo).

- Giống cây trồng chủ yếu: Dưa các loại như: Dưa hấu, Dưa lê, Dưa thanh lê, Dưa gang và đậu đỗ, rau màu các loại.

- Thời vụ gieo trồng: Thời vụ đưa bầu cây con ra ruộng sản xuất chậm nhất đến ngày 30/5. Riêng đối với cây dưa nhất thiết phải làm bầu để tranh thủ thời vụ nhằm rút ngắn thời gian chiếm đất trên đồng ruộng. Rẽ lúa đặt bầu ra ruộng trước khi thu hoạch lúa xuân để tranh thủ thời vụ.

2. Đối với sản xuất vụ mùa - vụ đông  

Để đạt được kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2013 trong chỉ đạo cần quan tâm đến một số vấn đề vào thời điểm quan trọng có vai trò quyết định sau:

- Một là: Cần làm tốt công tác tuyên truyền về hiệu quả kinh tế của sản xuất vụ Đông để làm chuyển biến nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân dân ở một số địa phương, nhất là những địa phương có diện tích cây vụ đông ít.

- Hai là: Chuẩn bị các điều kiện sản xuất cho vụ Đông ngay từ vụ Xuân như: Bố trí quy hoạch vùng trồng cây vụ đông ngay ở vụ xuân để có công thức luân canh cây trồng hợp lý tạo điều kiện trồng cây vụ đông đúng thời vụ, gọn vùng, gọn thửa thuận lợi cho sản xuất.  Diện tích quy hoạch 4.000 -5.000 ha cấy lúa xuân cho thu hoạch trước 05/6 (mở rộng diện tích gieo thẳng; thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp; máy làm đất đa năng công suất lớn để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa xuân, làm đất), cấy lúa mùa kết thúc trong tháng 6 để trồng cây vụ đông ưa ấm.

- Ba là: Tổ chức làm đất ngay sau khi thu hoạch lúa xuân. UBND các xã, thị trấn, Ban quản trị các HTXDVNN trực tiếp điều hành các hộ có máy làm đất, làm tập trung theo vùng, ưu tiên cho vùng cấy lúa mùa sớm để trồng cây vụ đông ưa ấm.

- Bốn là: Đối với chân dược mạ mùa trà cực sớm, trà sớm các xã chủ động diện tích gieo mạ, phương thức gieo để đảm bảo có đủ mạ trà sớm cấy đúng thời vụ.

a. Vụ mùa: Cơ cấu giống lúa: Tập trung vào 2 giống BC15 và RVT là chính. Giống BC 15 bố trí 45-50% diện tích, giống chất lượng (RVT...) bố trí 30% diện tích, còn lại các giống khác từ 20-25% diện tích. Mở rộng diện tích lúa mùa trà cực sớm, trà sớm trỗ trước 25/8 và diện tích lúa đại trà trỗ tập trung 10/9, không bố trí lúa trỗ sau 15/9 để tránh sâu đục thân, rầy cuối vụ và tránh bệnh lùn sọc đen gây hại, cụ thể:

* Gieo cấy theo phương thức làm mạ:

- Đối với vùng đất sau thu hoạch lúa mùa để trồng cây vụ đông ưa ấm:

+ Bố trí cấy 4.000-5.000 ha (để trồng Đậu tương, Ngô, Bí đá, Dưa hấu, Dưa chuột, Khoai lang và rau màu sớm khác).

+ Giống chủ yếu: RVT, N97,...

+ Thời vụ gieo mạ: Gieo mạ ngạnh trê chân hẩu, mạ lốc trên chân màu vào 01-05/6, gieo mạ non từ 10-15/6. Cấy kết thúc trong tháng 6.

- Đối với vùng đất sau thu hoạch lúa mùa để trồng cây ưa lạnh và để ải:

+ Bố trí cấy diện tích còn lại: 8.600-9.600 ha.

+ Giống chủ yếu: BC 15, Nam Dương 99, TBR-1,...

+ Thời vụ gieo mạ: Gieo mạ ngạnh trê chân hẩu, mạ lốc trên chân màu vào 20-25/6, gieo mạ non từ 01-05/7. Cấy kết thúc trước 20/7/2013.

Riêng giống BC15 mở rộng diện tích để nâng cao năng suất vụ mùa. Gieo mạ ngạnh trê chân hẩu, mạ lốc trên chân màu vào 05-10/6, gieo mạ non từ 10-15/6, cấy kết thúc trước 05/7/2013.

* Gieo cấy theo phương thức sạ hàng, gieo thẳng: Tùy theo điều kiện cụ thể ở các địa phương mà bố trí diện tích gieo sạ hàng, gieo thẳng cho phù hợp, với phương châm mở rộng diện tích gieo sạ hàng, gieo thẳng nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.

  b. Cây màu hè thu

- Đối với cây đậu tương: Diện tích sản xuất từ 300 ha, bố trí trên quỹ đất chuyên màu, thành phần cơ giới nhẹ, đất cát, cát pha, ở các xã: Thái Hoà, Thái Thượng, Thái Tân, Thái Xuyên, Mỹ Lộc, Thái Thịnh, Thái Học, Thái Nguyên, Thái Hưng,... Công thức luân canh: Lạc Xuân - Đậu tương hè thu - Ngô đông hoặc Màu xuân - Đậu tương hè thu - Lạc thu đông. Sử dụng các giống dài ngày, cho năng suất cao như: DT 84; VX 93,...

- Rau màu khác: Tập trung mở rộng diện tích đậu xanh, đậu đen, rau màu các loại để đảm bảo mục tiêu kế hoạch đề ra.

c. Đối với vụ đông

- Tạo điều kiện cho nông dân có quỹ đất sản xuất vụ đông: Khi thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp các xã, thị trấn cần xem xét nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân để ưu tiên cho các hộ có điều kiện sản xuất nhận ruồng phù hợp (hộ có lao động, có nhu cầu sản xuất vụ đông thì bố trí giao ruộng trên diện tích sản xuất vụ đông. Hộ không có nhu cầu sản xuất vụ đông thì giao ruộng trên diện tích sản xuất 2 lúa,…).

- Căn cứ vào thực trạng, điều kiện sản xuất vụ đông ở các xã trong huyện, phân thành 3 nhóm chính để tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất cụ thể sau:

+ Nhóm 1: Gồm các xã có diện tích vụ đông lớn, chiếm tỷ lệ 40% diện tích đất canh tác trở lên, ngoài việc tiếp tục mở rộng diện tích, cần tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng loại bỏ, thay thế cây trồng có hiệu quả thấp bằng các cây có giá trị cao và đầu tư thâm canh để tăng hiệu quả sản xuất: Gồm các xã: Thụy Sơn, Thụy Phúc, Thụy Hưng, Thụy Dương, Thụy Văn, Thụy Bình, Thụy Liên, Thụy Hà, Thụy Lương, Thụy Trình, Thụy Tân, Thụy Dũng, Thụy An, Thụy Trường, Thụy Xuân, Thái Giang, Thái Hà, Thái Thịnh, Thái Học, Thái Hưng, Thái Tân, Thái Xuyên, Thái Đô, Thái Hoà, Thái Thượng, Thái Nguyên, Thái An, Mỹ Lộc

+ Nhóm 2: Gồm các xã có điều kiện sản xuất vụ đông (nhất là quỹ đất) nhưng diện tích vụ đông còn ít: Thụy Ninh, Thụy Phong, Thụy Việt, Thụy Dân, Thụy Hồng, Thụy Quỳnh, Hồng Quỳnh, Thái Sơn, Thái Thọ, Thái Thành, Thái Phúc, Thái Dương,  cần tập trung chỉ đạo mở rộng diện tích sản xuất với tốc độ tăng trưởng cao, đảm bảo mỗi xã có từ 30-35% diện tích đất canh tác được làm vụ đông.

+ Nhóm 3: Gồm các xã có diện tích vụ đông quá thấp mà điều kiện sản xuất vụ đông khó khăn như: Thụy Thanh, Thụy Chính, Thụy Duyên, Thái Hồng, Thái Thuần tận dụng tối đa quỹ đất để mở rộng thêm diện tích, đồng thời tổ chức xây dựng mô hình cây đậu tương, cây bí đá để tổng kết rút kinh nghiệm và triển khai, nhân rộng vào các năm tiếp theo.

- Chỉ đạo sản xuất theo vùng, theo cụm xã, từng cánh đồng, từng thôn hoặc liên thôn với từng loại cây trồng cụ thể để tạo thị trường và nâng cao hiệu quả sản xuất như:

+ Cụm xã trồng bí đá, dưa các loại: Thụy Bình, Thụy Sơn, Thụy Hưng, Thụy Văn, Thụy Liên, Thụy Trình, Thụy An, Thụy Quỳnh,…

+ Cụm xã trồng khoai tây: Thái Giang, Thái Hà, Thái Thịnh, Thái Thọ, Thụy Dương.

+ Cụm xã trồng hành, tỏi: Thụy Trường, Thụy Tân, Thụy An, Thái Nguyên, Thái Đô,…

+ Cụm xã trồng ngô, đậu tương: Thái Thượng, Thái Hoà, Thái Nguyên, Thái An, Mỹ Lộc, Thái Xuyên, Thái Học, Thái Tân,…

- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp năm 2013 (trồng vụ đông trên chân đất mới).

- Các xã, thị trấn: Căn cứ kế hoạch diện tích sản xuất vụ đông huyện giao và kết quả thực tế để tổ chức hội nghị, hội thảo xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất vụ đông của địa phương với phương châm: Đảm bảo tốc độ tăng trưởng về diện tích và phát triển ổn định. Trước tiên tổ chức rà soát, đánh giá hiệu quả các cây vụ đông đã trồng ở địa phương; tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển vụ đông năm 2013 có tính khả thi cao.

d. Công tác tập huấn

Ngành nông nghiệp cùng với các tổ chức đoàn thể, các trung tâm học tập cộng đồng, các địa phương, các HTXDVNN, đội ngũ khuyến nông viên cơ sở triển khai chủ trương, giải pháp sản xuất, tập huấn kỹ thuật tới tận cơ sở thôn, xóm, chi hội đến toàn bộ hội viên và nhân dân, phấn đấu tất cả các thôn đều được triển khai tập huấn. Thời gian tập huấn được chia làm 3 đợt:

+ Đợt 1: Từ cuối tháng 11 đến hết tháng 12/2012. Tập huấn triển khai chủ trương, giải pháp, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất vụ xuân năm 2013.

+ Đợt 2: Từ đầu tháng 5 đến 15/6/2013. Tập huấn bố trí thời vụ, kỹ thuật sản xuất vụ mùa để có đủ quỹ đất trồng cây vụ đông ưa ấm.

+ Đợt 3: Trước khi gieo trồng vụ đông (thời gian từ đầu tháng 8/2013 đến 25/9/2013). Tập huấn kỹ thuật sản xuất cây vụ đông.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Đề nghị Ban thường vụ Huyện uỷ thành lập Ban chỉ đạo sản xuất gồm các đồng chí trong Ban thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Ban thường vụ và Trưởng, Phó các phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện, do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban.

- UBND huyện thành lập tổ tư vấn chỉ đạo sản xuất do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách nông nghiệp làm Tổ trưởng; đồng chí Trưởng phòng Nông nghiệp &PTNT làm Tổ phó; các thành viên gồm lãnh đạo và một số chuyên viên phòng Nông nghiệp &PTNT, phòng Tài chính-KH, trạm Khuyến nông, trạm BVTV, Xí nghiệp khai thác thuỷ lợi huyện,... Tổ tư vấn có trách nhiệm nắm bắt kịp thời diễn biến của thời tiết và tiến độ sản xuất để tham mưu cho Ban chỉ đạo sản xuất huyện các biện pháp bổ khuyết chỉ đạo kịp thời, có hiệu quả.

- Các xã, thị trấn căn cứ vào chủ trương, giải pháp sản xuất chung của huyện; đề án xây dựng nông thôn mới và thực tế sản xuất của địa phương để xây dựng đề án sản xuất cho phù hợp và có tính khả thi, đồng thời thành lập Ban chỉ đạo sản xuất, tổ tư vấn chỉ đạo sản xuất, xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để chủ động trong điều hành chỉ đạo sản xuất. Tổ chức xây dựng các mô hình sản xuất (gieo thẳng lúa; cấy lúa bằng máy; thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp; mô hình cây vụ đông trên chân đất mới,…) làm tiền đề nhân rộng ra các năm tiếp theo. Đăng ký xây dựng mô hình sản xuất ở địa phương với huyện qua Phòng Nông nghiệp &PTNT kết hợp chỉ đạo.

- Các đơn vị dịch vụ:

+ Xí nghiệp khai thác thuỷ lợi huyện căn cứ vào chủ trương, giải pháp sản xuất của huyện để xây dựng đề án tưới, tiêu cho lúa, màu, cây vụ đông, đặc biệt là biện pháp tiêu úng cho cây vụ đông.

 + Trạm BVTV, trạm Khuyến nông, các đơn vị dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình xây dựng kế hoạch cụ thể, chuẩn bị các điều kiện để phục vụ tốt cho sản xuất, đặc biệt là các giải pháp để phòng trừ bệnh lùn sọc đen, kỹ thuật gieo cấy theo phương pháp sạ hàng cải tiến,...

- Các tổ chức đoàn thể: Hội Nông dân, hội Phụ nữ kết hợp với phòng Nông nghiệp & PTNT cùng UBND các xã, thị trấn, tuyên truyền, tập huấn cho nông dân, hội viên biết, hiểu rõ chủ trương, biện pháp đã xây dựng để tự tổ chức thực hiện. 

- Phòng Nông nghiệp & PTNT phối hợp với các ngành, UBND các xã, thị trấn, Ban quản trị HTXDVNN xây dựng mô hình và tập huấn kỹ thuật thâm canh cây trồng cho các hộ sản xuất nông nghiệp trong huyện.

- Các cơ quan truyền thông: Đài phát thanh huyện, xã, thị trấn bố trí thời lượng đưa tin bài tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, biện pháp kỹ thuật, kịp thời nêu gương điển hình để động viên, khuyến khích các mô hình sản xuất tốt.

* Cơ chế chính sách

- Hỗ trợ thuốc trừ cỏ cho diện tích lúa sạ hàng, gieo thẳng.

- Hỗ trợ một phần kinh phí thuốc diệt chuột.

- Hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình nông nghiệp năm 2013.

- Hỗ trợ kinh phí mua giống một số cây trồng vụ Đông.

Căn cứ chủ trương và thực tiễn sản xuất, UBND huyện sẽ ban hành cơ chế, chính sách cụ thể sau.

VI. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI

- UBND huyện triển khai chủ trương, giải pháp sản xuất năm 2013 tới cán bộ chủ chốt các xã, các phòng, ban ngành, đoàn thể của huyện trước ngày 25/11/2012, tổ chức triển khai tập huấn đề án sản xuất đến cán bộ cơ sở (trưởng, phó các tổ chức đoàn thể ở xã, bí thư, trưởng thôn) trước ngày 5/12/2012.

- Các địa phương căn cứ vào chủ trương, giải pháp sản xuất và kế hoạch giao diện tích cây màu hè, cây vụ đông của huyện để xây dựng đề án sản xuất của địa phương mình và gửi về Phòng Nông nghiệp &PTNT huyện thẩm định, trình UBND huyện phê duyệt trước khi triển khai đến Đảng bộ, Chi bộ, thôn; các đoàn thể và các hộ nông dân./.

 

Nơi nhận:

- TT Huyện ủy, HĐND, UBND huyện (BC);

- Ban Thường vụ HU (BC);

- Các đơn vị liên quan (Thực hiện);

- Các xã, thị trấn (Thực hiện);

- Lưu VT, NN./.

 

T/M. UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

 

 

Trần Xuân Nhuệ

Tác giả : Thái Thụy, ngày 10 tháng 11 năm 2012
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: