1.
Các tác dụng của lá Hẹ
Nổi bật trong dinh dưỡng của lá Hẹ
là hàm lượng cao vitamin A. Chỉ cần tiêu thụ khoảng 1/4 chén lá Hẹ tươi là bạn
đã bổ sung cho cơ thể khoảng 17% đến 22% lượng vitamin cần thiết hàng ngày. Bên cạnh đó, lá Hẹ còn là nguồn bổ
sung vitamin K dồi dào. Đây là loại vitamin tham gia vào quá trình hỗ trợ
enzyme thúc đẩy phát triển tế bào, ngăn chặn lão hóa xương. Trong lá Hẹ tươi chứa một lượng lớn
Quercetin, Flavonoid, Caroten, Zeaxanthin, Lutein,... những hợp chất tham gia
tích cực vào hoạt động ngăn chặn sự sản sinh và lan rộng của tế bào gây ung thư.
Do đó, lá Hẹ có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người, cụ thể:
1.1. Tăng cường khả năng tư duy
Bên cạnh vitamin A, vitamin K,
lá Hẹ cung cấp cho cơ thể cả Vitamin nhóm B, chẳng hạn như vitamin B9. Loại
vitamin này cần thiết cho hoạt động phát triển trí não, kích thích khả năng tư
duy ở trẻ.
Trẻ đang trong thời kỳ phát triển
mạnh về trí não cần bổ sung thêm vitamin B từ những loại thực phẩm có lợi như
lá Hẹ. Đây là biện pháp đơn giản giúp tăng cường khả năng tư duy cho trẻ.
1.2. Giúp mắt sáng hơn
Lá Hẹ là loại rau gia vị giúp bổ
sung vitamin A cần thiết cho cơ thể. Cùng với đó làm lượng cao lutein,
zeaxanthin, thuộc nhóm chất chống oxy hóa mạnh. Chúng hỗ trợ hoạt động thị lực,
tăng cường khả năng điều tiết tầm nhìn.
Ngoài ra, hợp chất chống oxy hóa
trong lá Hẹ còn tham gia hiệu quả vào quá trình ngăn chặn lão hóa, phòng chống
đục thủy tinh thể.
1.3. Hỗ trợ xương
khớp phát triển
Như vừa phân tích trong phần đầu,
thành phần vitamin K trong lá Hẹ tương đối dồi dào. Đây là nguồn dưỡng chất
quan trọng cho quá trình phát triển và hoạt động của hệ xương khớp. Cụ thể,
vitamin K là thành phần hỗ trợ hoạt động tổng hợp osteocalcin, duy trì mật độ
xương ở mức ổn định.
Mặt khác, lá Hẹ chứa nhiều chất
chống viêm, chúng giúp giảm chứng viêm khớp. Từ đó, đảm bảo khung xương luôn
chắc khỏe, hệ thống các khớp hoạt động trơn tru.
1.4. Giải độc gan
Vitamin A và
vitamin C trong lá Hẹ giữ vai trò như 2 chất đối kháng lại hoạt động của gốc tự
do, tăng cường khả năng đề kháng, kích thích hoạt động của gan. Hai loại
vitamin này hỗ trợ đắc lực quá trình giải độc gan, hạn chế tình trạng cơ thể
tích lũy độc tố.
\
1.5. Phòng ung thư
Lá Hẹ vốn chứa hàm lượng lớn Flavonoid, thuộc nhóm chất chống oxy
hóa. Trong đó, lutein cùng Zeaxanthin có khả năng kìm hãm, ngăn chặn yếu tố gây
ung thư.
Ngoài ra, lá Hẹ còn cung cấp cho cơ
thể một lượng chất xơ lành tính. Chúng sẽ tham gia vào hoạt động ngăn ngừa sự
phát triển của tế bào gây ung thư ruột kết.
Một lượng nhỏ Allicin trong loại rau
gia vị này được chứng minh là có khả năng phòng chống hiệu quả ung thư vú.
1.6. Kích thích tiêu hóa
Nếu đang gặp vấn đề về đường tiêu
hóa, bạn hãy bổ sung thêm lá Hẹ vào khẩu phần ăn uống hàng ngày. Bởi thành phần
dưỡng chất trong loại rau gia vị này sẽ giúp kìm hãm và loại bỏ phần nào yếu tố
gây hại cho đường ruột như vi khuẩn, nấm men.
Chất xơ lành tính tìm thấy trong lá
Hẹ có xu hướng liên kết với Niacin, Axit Pantothenic,... giúp nâng cao hiệu quả
hoạt động của đường tiêu hóa, giảm tình trạng rối loạn đường ruột.
1.7. Nâng cao chất lượng giấc ngủ
Chắc hẳn không nhiều người biết rằng
lá Hẹ chính là nguồn bổ sung Choline, duy trì trạng thái thoải mái, giúp cơ thể
dễ đi sâu vào giấc ngủ hơn.
Bên cạnh đó cũng phải kể đến axit Folic,
giữ vai trò như chất xúc tác tăng cường hoạt động tạo mới Dopamin, Serotonin.
Chúng chính là 2 loại hormone hỗ trợ an thần, duy trì tâm trạng thoải mái, giúp
giấc ngủ sâu và ngon hơn.
1.8. Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Theo phân tích, các chuyên gia dinh
dưỡng nhận thấy trong lá Hẹ có chứa Allicin. Chức năng sử dụng chất này là điều
hòa lượng Cholesterol, duy trì mức huyết áp ổn định. Allicin sẽ kích thích hoạt
động giải phóng oxit nitric. Nhờ vậy mà khí huyết trong cơ thể sẽ lưu thông ổn
định hơn, giảm tình trạng động mạch bị xơ vữa khiến mạch máu bị tắc.
2.
Giới thiệu một vài bài thuốc sử dụng nguyên liệu lá Hẹ
Với nguyên liệu lá Hẹ, bạn có thể áp
dụng thành nhiều bài thuốc trị bệnh. Chẳng hạn như:
+ Bài thuốc trị ho: Hấp khoảng 300g
lá Hẹ cùng 30g gừng tươi và một chút đường đen. Sử dụng liên tục hỗn hợp này
trong 5 ngày liên tiếp là triệu chứng ho, cảm lạnh có thể giảm hẳn.
+ Bài thuốc trị đau răng: Giã nát
toàn bộ phần thân và phần rễ của cây Hẹ. Tiếp theo, bạn chỉ cần đắp phần lá Hẹ
vừa đã nát vào khu vực đang bị đau.
+ Bài thuốc trị tiểu đêm ở trẻ nhỏ:
Nấu cháo lá Hẹ và chắt lấy phần nước cốt, hòa thêm một chút đường. Bạn cho trẻ
dùng khi nước cháo còn nóng, cho trẻ dùng nước cháo liên tiếp 10 ngày để cảm
nhận rõ hiệu quả.
Lưu ý: Các bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo.
3.
Đối tượng không nên sử dụng lá Hẹ
Lá Hẹ mặc dù mang đến nhiều tác dụng
tốt nhưng không phải ai cũng phù hợp sử dụng liên tục. Dưới đây là một số nhóm
đối tượng không nên dùng lá Hẹ:
+ Người hay bị nóng trong: Lá Hẹ dễ
khiến cơ thể sản sinh thêm nhiệt, không tốt cho người hay bị nóng trong.
+ Người đang bị mụn nhọt:
Lá Hẹ thường hơi chát, tính ấm. Loại lá này không phù hợp sử dụng cho đối tượng
bị mụn nhọt. Bởi thành phần trong lá Hẹ dễ khiến triệu chứng mụn nhọt ngoài da
thêm trầm trọng.
+ Người bị yếu dạ dày: Tuy rằng chất
xơ trong lá Hẹ xếp vào nhóm lành tính
nhưng không phải lúc nào lượng chất xơ này cũng tốt cho hệ tiêu hóa, dạ dày.
Người bị yếu dạ dày ăn nhiều lá Hẹ có thể xuất hiện triệu chứng như đầy hơi,
chướng bụng.
4.
Những loại thực phẩm kỵ với lá Hẹ
Trong quá trình sử dụng, chế biến lá
Hẹ, bạn không nên kết hợp bừa bãi với tất cả các nguyên liệu. Bởi có khá nhiều
nguyên liệu trong tự nhiên kỵ với lá Hẹ. Chẳng hạn như: Hành lá tươi, Hành tây,
Sữa chua, Mật ong, Bí ngô, Rượu trắng, Thịt bò.
Dưỡng chất trong một số loại thực
phẩm, uống kể trên dễ tương tác với thành phần trong lá Hẹ, khiến cơ thể khó
hấp thụ.
Tác giả : Ks. Nguyễn Thị Hằng