1. Nước tưới
-
Lúa cấy: lúa mùa dễ bị chết ngập nhưng ít bị chết khô, sau cấy nên duy trì mực
nước nông khắp mặt ruộng giúp lúa bén rễ hồi xanh nhanh, sinh trưởng khỏe và
hạn chế hiện tượng lúa bị mất khoảng. Nếu nước lớn quá, trời nắng nóng dễ xảy
ra hiện tượng cây yếu, thân rớt, rong rêu bám, thối bẹ lá và ốc bươu vàng phá
hại.
-
Lúa gieo thẳng: Sau khi gieo xong cần giữ ẩm mặt ruộng khoảng 5-7 ngày giúp lúa
mọc nhanh, bộ rễ ăn sâu. Khi lúa đạt được 2,5-3 lá thì đưa nước vào rồi bón nhử
và kiểm tra phun thuốc trừ ốc bươu vàng.
Vụ
mùa hay gặp mưa to gây ngập úng nên cần thực hiện theo phương châm: Giữ
cạn lòng sông, tưới nông mặt ruộng.
Nếu
gặp mưa lớn gây ngập úng bà con cần khẩn trương tháo nước. Khi thấy lá lúa lộ ra nên sử dụng các chế phẩm KH, ET, Sông hồng,..
phun giúp cây phục hồi nhanh.
2. Bón phân thúc
Trên
1 giống lúa thì thời gian sinh trưởng vụ mùa ngắn hơn so với vụ xuân. Vì vậy
nếu bón phân muộn không chỉ dễ bị sâu bệnh cuối vụ đặc biệt bệnh bạc lá gây hại
mà còn có thể xảy ra hiện tượng vừa đẻ nhánh, vừa làm đòng (nhất là các giống lúa
ngắn ngày như QR1, RVT…) làm giảm năng suất. Phương châm bón phân vụ mùa là bón
lót sâu, thúc sớm, bón tập trung, không bón lai rai. Như vậy sau cấy khoảng 3-5
ngày là bón phân ngay.
Để
giúp lúa sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế bạc lá và đổ ngã cuối vụ bà con
không bón phân đạm đơn mà nên sử dụng NPK chuyên dùng bón thúc cho lúa như NPK
16:5:17; 12:5:10... của Văn Điển, Lâm Thao, Ninh Bình... có hàm lượng đạm và
Kaly cao vừa cung cấp đạm cho cây đẻ nhánh sớm, đẻ khỏe và tập trung, vừa có
Kaly giúp cứng cây, khỏe mạnh ngay từ đầu vụ và hạn chế nhánh vô hiệu.
Lượng
bón tùy thuộc chân đất và giống lúa, có thể bón 12-15 kg NPK chuyên thúc /sào. Nên
bón dứt điểm 1 lần, bón vào lúc chiều mát để hạn chế bốc hơi. Sau khi bón xong
nên dùa đục nước cho chìm phân hoặc có thể bón khi ruộng khô nước, hôm sau đưa
nước vào mới làm cỏ, dặm tỉa để cây hấp thu phân nhanh hơn.
3. Dặm tỉa
Những
ruộng lúa bị mất khoảng quá lớn (bị ngập úng cục bộ, ốc bươu vàng phá hoại hoặc
ngộ độc hữu cơ...) sau khi bón phân xong bà con cần dặm tỉa ngay để đảm bảo mật
độ và giúp ruộng lúa phát triển đồng đều. Nhóm giống đẻ TB như lúa TBR1, RVT: 38-
40 khóm/m2; nhóm lúa đẻ khỏe như BC15, lúa lai : 32-35 khóm/m2.
-Lúa
gieo thẳng: vãi tay thì khoảng cách cây cách cây 10-12 cm; gieo bằng công cụ xạ
hàng thì cứ 1 mét dài để 18-20 cây để sao cho mật độ lúa gieo thẳng xung quanh 80-100
cây/m2 là đủ.
4. Đề phòng lúa mùa bị ngộ độc hữu cơ
Với
những diện tích làm đất muộn, khi cấy đất chưa kịp ngấu, cấy xong gặp nắng
nóng, cây lúa rất có thể bị ngộ độc hữu cơ sau cấy 2-3 tuần. Biểu hiện: Lá lúa biến vàng, rễ vàng, thậm
chí thối lá nõn, rễ đen lủn mủn.
Gặp
trường hợp này bà con không nên sốt ruột mang phân ra vãi ngay, nhất là phân
đạm mà cần bình tĩnh xử lý để nhanh chóng hồi phục bộ rễ. Cách làm như sau:
+Rắc
10-15 kg vôi/sào bột kết hợp sục bùn thay nước
+Sau
đó bón mỗi sào 7-10 kg lân supe hoặc 6-8 kg phân vi sinh Azotobacterin
+Rồi
dùng các chế phẩm như KH, ET, Pennac P... để phun. Sau 3-4 ngày phun nhắc lại
lần 2 để lúa nhanh phục hồi.
Một
số lưu ý khác:
Đề
phòng mưa lớn sau cấy gây ngập úng làm chết lúa nên để dành mạ dự phòng.
Trong
quá trình chăm sóc lúa bà con cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện sâu bệnh để phòng trừ kịp thời theo
hướng dẫn của chi cục BVTV.
Tác giả : Ths. Lại Thị Bích Hợi - TTKNKNKN Thái Bình