CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Một số lưu ý trong chăm sóc nuôi dưỡng gia súc gia cầm trước và sau tết Nguyên đán Ất Mùi

Cập nhật: 15/02/2015

    Trong những ngày cuối năm Giáp Ngọ, đầu năm Ất Mùi thời tiết dự báo có mưa phùn, giá rét sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng phát triển và sức đề kháng của đàn vật nuôi.

Để bảo vệ sức khỏe đàn gia súc gia cầm những ngày đầu Xuân, tạo điều kiện cho tái đàn phát triển chăn nuôi, các hộ chăn nuôi cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:

1. Đối với trâu, bò

 - Chuồng trại: Chủ động gia cố, che chắn, đảm bảo chuồng trại đủ ấm, không bị gió lùa, mưa hắt làm ẩm, ướt nền chuồng. Dự trữ chất đốt: củi, trấu, mùn cưa ... để đốt, sưởi cho gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại.

 - Thức ăn: Thực hiện các biện pháp bảo quản và dự trữ thức ăn, nhất là rơm rạ, cỏ khô; chế biến thức ăn ủ chua, rơm ủ urê; tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu, bò. Chuẩn bị thức ăn tinh (bột ngô, sắn, cám gạo...), khoáng, Vitamin để cung cấp đủ cho gia súc trong những ngày giá rét.

 - Chăm sóc nuôi dưỡng:

   + Tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng; trâu, bò già, yếu; gia súc non cần có chế độ nuôi dưỡng phù hợp để tăng cường phòng chống rét và dịch bệnh.

   + Cho trâu bò ăn đủ lượng thức ăn thô xanh (như cỏ xanh, cỏ ủ hoặc rơm khô, rơm ủ urê) với lượng từ 30-40 kg và 3,5kg thức ăn tinh (như bột ngô, sắn, cám gạo...) trong một ngày đêm đối với 01 trâu bò khối lượng 300 kg.

   + Bổ sung muối ăn với lượng 15g (tương đương với 3 thìa cà phê) bằng cách hoà vào nước uống (nước ấm là tốt nhất) cho trâu, bò uống.

   + Chủ động đưa trâu, bò về chỗ nuôi nhốt, trong chuồng kín gió, nền chuồng khô ráo, sưởi ấm vào ban đêm; mặc áo chống rét bằng bao tải gai, bao tải dứa để giữ ấm cho trâu bò. Không cho trâu, bò làm việc, chăn thả ngoài trời khi nhiệt độ dưới 120C.

  - Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho trâu, bò theo quy định như: Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng …

2. Đối với lợn

  - Chuồng trại vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, không để đọng phân, nước thải trong chuồng; che kín xung quanh chuồng nuôi, không để gió lùa nhất là vào ban đêm; làm chuồng úm đối với lợn con theo mẹ. Không cọ rửa chuồng hoặc tắm cho lợn vào những ngày mưa rét nhiệt độ xuống dưới 120C.

 - Cho uống đủ nước sạch, mát, bổ sung thêm các Vitamin tổng hợp, men tiêu hoá trộn vào nước uống, thức ăn theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Khẩu phần ăn đảm bảo đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng đối với từng đối tượng lợn.

 - Định kỳ phun thuốc khử trùng, tiêu độc bằng các loại hoá chất như: Virkon, Han-Iodine, Benkocid, vôi bột…

 - Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng các bệnh cho đàn lợn như: Dịch tả lợn, Tai xanh, Lở mồm long móng …

3. Đối với gà

  - Chuẩn bị đầy đủ phên, bạt để che chắn, chống gió lùa; bổ sung thêm bóng điện (bóng tròn, bóng hồng ngoại) để sưởi ấm cho gia cầm trong những ngày rét đậm, rét hại.

 - Mật độ nuôi hợp lý đối với gà đẻ: 6-8 con/m2; gà thịt: 8-10 con/m2.

 - Đảm bảo thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với từng lứa tuổi của gà; cho uống đủ nước sạch, ấm và bổ sung thêm đường Gluco, các loại Vitamin tổng hợp, men tiêu hoá để nâng cao khả năng chống bệnh cho gà.

 - Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và thay chất độn chuồng.

 - Định kỳ phun thuốc khử trùng, tiêu độc bằng các loại hoá chất như: Virkon, Han-Iodine, Benkocid, vôi bột…

 - Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm đặc biệt là: Cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro…

Bên cạnh đó càng về cuối năm nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng cao, chăn nuôi tái nhập đàn mới nhiều, các hoạt động buôn bán kinh doanh vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm sẽ gia tăng đột biến. Do đó nguy cơ bùng phát các ổ dịch nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm tại các địa phương là rất lớn, bà con cần theo dõi thường xuyên tình trạng đàn vật nuôi để phát hiện những biểu hiện bất thường để xử lý kịp thời góp phần ngăn chặn dịch bệnh xảy ra.

Tác giả : KS. Trần Văn Trung - TT KNKNKN
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: