CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Nguyên Xá: Một số mô hình chuyển đổi có hiệu quả - bền vững

Cập nhật: 30/06/2017

    Thực hiện chủ trương tái cơ cấu của ngành nông nghiệp. Nguyên Xá đã chuyển đổi các công thức luân canh mới trên 20 ha đất chuyên màu và một số diện tích cấy lúa kém hiệu quả. Đối với diện tích đất cát cao, mỏng màu hay bị chuột phá hoại, điều tiết nước rất khó khăn dẫn đến năng suất lúa xuân rất thấp, hiệu quả kém, bà con mạnh dạn chuyển sang công thức luân canh: "Khoai tây Đông xuân - Lạc xuân muộn - Lúa nếp cao cây". Với chân đất chuyên màu, công thức luân canh cũ bà con trồng Ngô tẻ xuân - Đậu tương hè thu - cây vụ đông, nay chuyển sang công thức mới: "Khoai tây Đông xuân - Lạc xuân muộn - Đỗ xanh - Ngô nếp đông".

Bà Nguyễn Thị Hoa, thôn Kiến Xá có 2 sào trên chân đất chuyên màu đã áp dụng công thức luân canh mới đã chia sẻ: “Trồng khoai tây đông xuân vừa bán được giá cao, lại chủ động được giống khoai để trồng cây vụ đông, khoai tây đông xuân tiết kiệm được thời gian bảo quản giống trong kho lạnh. Trồng cây lạc xuân muộn nên tôi trồng với mật độ dầy và vun một lần có thể cho thu hoạch vào cuối tháng 6. Đối với cây đậu xanh ĐX208 sinh trưởng phát triển khỏe, chống chịu tốt với điều kiện bất thuận đặc biệt là chịu úng tốt hơn nên cho năng suất cao. Cây Ngô nếp thu đông trong vòng 65 ngày cho thu hoạch vẫn kịp thời vụ trồng cây khoai tây đông xuân. Chính vì vậy, với công thức luân canh này rất dễ thực hiện, có khả năng nhân rộng cao. Trong vòng một năm thu lãi hơn 15 triệu đồng/2 sào”.

 Trao đổi với ông Nguyễn Văn Giang, thôn Kiến Xá, gia đình có 3 sào nằm trong vùng chuyển đổi lúa xuân kém hiệu chuyển sang công thức luân canh mới cho biết: “Cũng như vùng đất chuyên màu, cây khoai tây đông xuân và cây lạc xuân muộn cho hiệu quả kinh tế cao, dễ trồng. Đặc biệt trồng cây lạc ít tốn phân, cải tạo đất tốt hơn. Ông cho biết thêm sở dĩ bà con chọn lúa nếp cao cây vì vào mùa mưa vùng đất chuyển đổi này thấp hơn vùng đất chuyên màu. Nếu trồng cây màu sẽ sinh trưởng phát triển kém, dễ sinh nấm bệnh, không hiệu quả. Mặt khác, lúa nếp cao cây có giá trị cao hơn các lúa khác. Vì gần vùng có các ngày lễ hội bà con trong vùng có thể làm bánh, làm cốm các loại, nấu rượu nếp... Do đó, khi thực hiện công thức luân canh này mỗi năm gia đình tôi thu về gần 17 triệu đồng/3sào/năm”.

Ông Nguyễn Phi Hùng - Giám đốc HTXSXKD đã chia sẻ: “Đó là một số công thức luân canh được áp dụng tại địa phương cho hiệu quả kinh tế cao, vừa có tính bền vững vừa dễ áp dụng, đã góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm cũ của bà con nông dân”. Hy vọng, các địa phương trong và ngoài tỉnh có thể tham khảo, áp dụng một số công thức luân canh này trên đồng đất quê mình.
Tác giả : Ths. Đỗ Thị Ngân - TTKN
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: