CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Xử lý rơm rạ sau thu hoạch lúa xuân 2018

Cập nhật: 13/06/2018

    Thực tế trên đồng ruộng lượng phân chuồng còn rất ít, đất bón nhiều phân hóa học đang bị chai cứng dần. Đòi hỏi cần bổ sung thêm các vi sinh vật có ích giúp cải tạo đất, nâng cao hàm lượng mùn.

      Hiện nay thu hoạch lúa xuân chủ yếu bằng máy hoặc là cắt lưng cây lúa, lượng rơm rạ còn lại trên đồng ruộng là rất lớn. Thực tế trên đồng ruộng lượng phân chuồng còn rất ít, đất bón nhiều phân hóa học đang bị chai cứng dần. Đòi hỏi cần bổ sung thêm các vi sinh vật có ích giúp cải tạo đất, nâng cao hàm lượng mùn. Do vậy, sau khi thu hoạch lúa xuân, nếu tận dụng được nguồn rơm rạ này làm phân bón cho lúa mùa thì rất tốt. Ngược lại nếu không xử lí tốt, rơm rạ không kịp ngấu, lúa mùa dễ bị ngộ độc hữu cơ, là nguyên nhân gây bạc lá lúa mùa, ảnh hưởng đến NS.


      Để không thể bỏ phí nguồn hữu cơ quan trọng này đồng thời kịp làm đất để cấy lúa mùa bà con có thể áp dụng các chế phẩm xử lý rơm rạ đang có trên thị trường như Sumitri, AT-YTB, phân vi sinh Azotobacterin ....... bản chất của các loại chế phẩm vi sinh, phân vi sinh là  kết hợp nhiều loại vi sinh vật hữu ích như vsv phân giải chất HC, vsv cố định đạm... Khi rắc xuống ruộng Có tác dụng phân giải nhanh các chất xơ , chất HC như rơm rạ, làm đất tơi xốp, thoáng khí, giảm được hiện tượng ngộ độc hữu cơ thường xảy ra trong vụ mùa.


       Cách làm như sau: Sau khi gặt xong đưa nước vào càng sớm càng tốt, (tốt nhất là giữ nước lúc gặt), tiến hành lồng dập rạ. Sau đó sử dụng các chế phẩm xử lý rơm rạ hoặc phân vi sinh Azotobacterin như nói phần trên để vãi.



 

       Đối với các chế phẩm xử lý RR lượng dùng theo hướng dẫn trên bao bì, khoảng 1 gói 100 g cho 1 sào bắc bộ 360 m2. Trộn 1 gói chế phẩm với cát để vãi đều ra mặt ruộng sau khi đã lồng dập rạ. Chú ý là ruộng đảm bảo đủ nước, rạ phải nằm  mặt bùn.


 


      Nếu sử dụng phân vi sinh thì 1 sào sử dụng 7-10 kg. Vãi xong lồng dập rạ hoặc lống xong vãi đều được.


      Làm như  vậy  đã cung cấp vi sinh vật có ích cho ruộng,  5-7 ngày sau khi vãi rơm rạ  đã hoai mục,  đã có thể bừa cấy được.

Tác giả : Ths. Mai Thị Thu Hương
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: