CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Tin Tức khuyến nông
Hiệu quả từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng Hiệu quả từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước nhiễm mặn

Cập nhật: 14/12/2018

    Đây là lần đầu tiên Nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước nhiễm mặn nên tôm giống đưa vào nuôi được tuyển chon cẩn thận, kích cỡ P12, mật độ thả 110con/m2. Trong suốt quá trình nuôi cán bộ kỹ thuật của trung tâm luôn bám sát và có những biện pháp kỹ thuật phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của tôm.

     Nhằm tìm ra đối tượng thuỷ sản phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao thay thế các loài cá truyền thồng tại các vùng nước nhiễm mặn trong tỉnh. Năm 2018 bằng nguồn vốn địa phương Trung tâm Khuyến nông Thái Bình đã triển khai mô hình " Nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước nhiễm mặn" qui mô ao 3.000m2 tại Hồng Tiến – Kiến Xương; Thái Nguyên - Thái Thụy. Tham gia mô hình là hộ ông Nguyễn Trường Giang (1.500m2) và hộ ông  Bùi Hữu Bạn (1.500m2) được hỗ trợ 100% tiền mua tôm giống; 30% thức ăn  và được cán bộ kỹ thuật của trung tâm trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi.


     Đây là lần đầu tiên Nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước nhiễm mặn nên tôm giống đưa vào nuôi được tuyển chon cẩn thận, kích cỡ P12, mật độ thả 110con/m2. Trong suốt quá trình nuôi cán bộ kỹ thuật của trung tâm luôn bám sát và có những biện pháp kỹ thuật phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của tôm.


 


Lưu ý: Đối với tôm nuôi trong vùng nước nhiễm mặn, khi nuôi ở nồng độ muối thấp, tôm sẽ khó khăn hơn trong việc lấy muối khoáng hòa tan trong môi trường nước vì vậy khoáng phải được bổ sung trực tiếp trong khẩu phần ăn. Tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua uống và hấp thụ qua mang. Do đó, việc tạt khoáng trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng bị mất trong quá trình lột xác của tôm là rất cần thiết. Việc bổ sung khoáng chất vào thức ăn phụ thuộc vào khả năng hữu dụng sinh học của những loại khoáng này ở môi trường nước.


           Vì vậy, nếu đủ lượng khoáng trong môi trường nước thì không cần bổ sung khoáng vào thức ăn. Nếu tôm sống trong môi trường nước có độ mặn cao, nhu cầu về Ca2+, K+ và Mg2+ một phần được đáp ứng. Nếu tôm sống trong môi trường có độ mặn thấp hơn 4‰ thì cần bổ sung 5 - 10 mg K+/lít và 10 - 20 mg Mg2+ /lít để bảo đảm tôm tăng trưởng bình thường và tỷ lệ sống cao. Trong nước nuôi tôm, tỷ lệ Na:K phải đạt 28:1và Mg: Ca là 3,1:1.


           Cách bổ sung chất khoáng: Tốt nhất nên bổ sung khoáng chất vào buổi chiều hoặc lúc 22 - 24 giờ, vì tôm thường lột xác ban đêm. Khi tôm lột xác, nhu cầu ôxy tăng gấp đôi và sau khi lột xác, tôm sẽ bắt đầu hấp thu khoáng chất từ môi trường nước để tạo vỏ, quá trình hấp thu khoáng chất diễn ra mạnh lúc 2 - 4 giờ. Khi thấy tôm có hiện tượng mềm vỏ kéo dài, tôm khó lột xác, cần phải định kỳ tạt khoáng bột xuống ao với liều lượng 1 kg/1.000 m3 nước kết hợp trộn khoáng nước liều lượng 10 ml/kg thức ăn (2 lần/ngày), sẽ khắc phục được hiện tượng tôm mềm vỏ, khó lột xác.


     Sau 3 tháng nuôi hộ tham gia mô hình đã tiến hành thu kích cỡ tôm đạt 15 – 15,4 gam/con, tỷ lệ sống 85%, sản lượng 4.260 kg, giá bán 100.000 đồng/kg. Tổng thu 426.000.000 đồng trừ mọi chi phí 238.532.000 đồng lợi nhuận thu được 187.468.000  đồng. So với ao nuôi cá truyền thống cùng diện tích hiệu quả cao hơn 2 đến 3 lần. Như vậy nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước nhiễm mặn hiệu quả cao hơn hẳn so vói nuôi cá truyền thống. Mặt khác nuôi tôm thẻ chân trắng thời gian nuôi ngắn 3 tháng so với nuôi cá truyền thống 8 – 10 tháng, tiêu thụ dễ dàng, quay vòng đồng vốn nhanh, tăng hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước. Sự thành công của mô hình là bước khởi đầu góp phần phát triển ngành thuỷ sản ngày càng có hiệu quả và bền vững, góp một phần không nhỏ vào việc xây dựng, phát triển nông thôn mới.


    Thấy rõ được hiệu quả kinh tế - xã hội Trung tâm Khuyến nông Thái Bình đề nghị UBND tỉnh, Sở NN&PTNT hỗ trợ kinh phí để xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng năm 2019 cho các xã có vùng nước nhiễm mặn để mô hình có sức lan toả lớn, góp phần vào việc xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Tác giả : KS. Nguyễn An Bình - TTKN
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: