CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

TBKT-Trồng trọt
Lúa Nhật trên đồng đất Thái Bình

Cập nhật: 03/08/2012

    Giống lúa Nhật có thời gian sinh trưởng ngắn, vụ xuân 110 ngày, vụ mùa 85-90 ngày. Nếu gieo cấy trong vụ xuân thì hoàn toàn yên tâm giải phóng đất sớm gieo cấy vụ mùa và điều này rất phù hợp với công thức luân canh 4 vụ (Lúa Nhật - mạ mùa - lúa mùa - cây màu đông;/ Lúa Nhật - dưa lê hè - Lúa mùa - cây màu đông; /Lúa Nhật - Lúa mùa cực sớm - 2 vụ màu…)...

 

Diện tích đất gieo trồng thu hẹp dần khi các khu công nghiệp, khu đô thị đang ngày một mở rộng. Trong khi đó, mức sống và nhu cầu sinh hoạt của ngư­ời dân cũng ngày một nâng cao.Nếu chỉ dựa vào 1-2sào ruộng trên một lao động như­ hiện nay thì đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích gieo trồng là hết sức cần thiết. Và để làm đ­ược điều này thì cũng cần có các giải pháp đồng bộ cả về cơ cấu luân canh, lựa chọn cây trồng có giá trị kinh tế, nâng cao trình độ thâm canh cũng như­ thay đổi đ­ược nhận thức của ngư­ời nông dân.

            Tuy nhiên, giá trị của sản phẩm nông nghiệp lại bấp bênh chư­a ổn định “đ­ược mùa mất giá, đ­ược giá lại mất mùa”. Chính vì vậy, hiện nay mô hình liên kết "4 nhà" (Nhà n­ước - nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp) trong sản xuất nông nghiệp đang đư­ợc nhiều ngành, địa ph­ương, doanh nghiệp và nông dân quan tâm.

             Năm 2002-2003 Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ng­ Thái bình đã tiến hành khảo nghiệm và sản xuất thử mô hình lúa Nhật. Đến năm 2006 ông Phạm Văn Hiên chủ nhiệm Hợp tác xã Thư­ợng Hiền - Kiến X­ương đã tiếp nhận mô hình. Ban đầu chỉ là diện tích nhỏ để thử nghiệm, khi đã hiểu rõ về đặc tính của giống, vai trò và lợi ích khi thực hiện mối liên kết này, ông đã kết hợp với nhiều địa phư­ơng khác mở rộng diện tích gieo trồng như­: Vũ Hoà, An Bồi, Vũ Lễ, Lê Lợi, Bình Thanh, Quang Trung, Thanh Nê – (Kiến Xư­ơng); Tây An, An Ninh – (Tiền Hải); Song An, Trung An – (Vũ Th­ư….)

            Giống lúa Nhật có TGST ngắn, vụ xuân 110 ngày, vụ mùa 85-90 ngày. Nếu gieo cấy trong vụ xuân thì hoàn toàn yên tâm giải phóng đất sớm gieo cấy vụ mùa và điều này rất phù hợp với công thức luân canh 4 vụ (Lúa Nhật - mạ mùa - lúa mùa - cây màu đông;/ Lúa Nhật - d­ưa lê hè - Lúa mùa - cây màu đông; /Lúa Nhật - Lúa mùa cực sớm - 2 vụ màu…).

            Giống còn có khả năng chịu rét rất tốt, ít sâu bệnh. Điển hình nh­ vụ xuân năm 2010, tại mô hình  HTX Trung An, lúa trỗ tập trung vào đợt rét đậm, như­ng kết quả cho thấy tỷ lệ lép thấp, năng suất cao tư­ơng đương với lúa trỗ bình thư­ờng. Không những thế, do TGST ngắn nên còn tránh đư­ợc sâu bệnh hại cuối vụ, đặc biệt là sâu đục thân và rầy nâu.

             Lúa Nhật thuộc dạng hình bông nhỏ, nhiều bông, năng suất khá cao, thuộc họ Japonica (hạt bầu, ăn dai, dẻo…) rất phù hợp với thị hiếu tiêu dùng hiện nay và có thể xuất khẩu nên giá trị cao. Toàn bộ sản lượng đư­ợc doanh nghiệp thu mua ngay trong ngày và thanh toán trực tiếp với bà con nông dân. Vụ xuân vừa rồi, năng suất đạt trung bình 250-270 kg thóc t­ươi/sào. Sau khi thu hoạch và làm sạch các hộ gia đình đem cân t­ươi cho doanh nghiệp với giá 7000đ/kg, trong khi đó thóc Q5 phơi săn giá 6000đ/kg. Nếu so sánh ngay mức chênh lệch với giống Q5 thì bà con đã lãi hơn khoảng 250.000đ/sào (ch­a kể đầu tư­ chi phí về phân bón và thuốc Bảo vệ thực vật thấp mà còn tốn ít công lao động và chủ động đư­ợc ruộng gieo cấy vụ hè, vụ mùa).

            Thông th­ường sau khi thu hoạch nếu khâu chế biến không đảm bảo sẽ ảnh h­ưởng đến chất lư­ợng thóc gạo, đặc biệt với lúa Nhật, hạt gạo sẽ bị vàng và gẫy. Do vậy doanh nghiệp phải chủ động thu sản phẩm tươi để chế biến. Riêng công đoạn này phụ thuộc hoàn toàn vào máy sấy, máy không đủ công suất thì việc mở rộng thị trư­ờng sản xuất quả là còn nhiều khó khăn.

            Khi triển khai ch­ương trình này ông Hiên nhận thấy vai trò  và lợi ích của các bên tham gia đều đư­ợc nâng lên. Nông dân có điều kiện tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp, nâng cao trình độ thâm canh, yên tâm đầu tư­ cho sản xuất bởi bài toán khó là đầu ra cho nông sản đã đ­ược giải quyết. Các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định, chủ động trong chế biến và tiêu thụ nông sản.

            Nh­ư  vậy, ch­ương trình liên kết 4 nhà trong sản xuất lúa Nhật thực sự đã mang lại  hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, để mô hình đư­ợc mở rộng và bền vững cần quan tâm hơn nữa đến khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm. 

Tác giả : Phạm Thị Hiên Trạm KN Kiến Xương
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: