Phương
thức gieo thẳng là một tiến bộ kỹ thuật được đông đảo bà con nông dân hưởng ứng
nhanh nhất từ trước đến nay. Bởi gieo thẳng tiết kiệm giống, bỏ công gieo mạ,
công cấy lúa chỉ trong khoảng 15 phút là có thể gieo xong 1 sào, đảm bảo thời
vụ và có điều kiện thâm canh cho năng suất cao hơn lúa cấy.
Với
kết quả gieo thẳng của những vụ lúa xuân trước có thể nói rằng: Vụ
xuân gieo thẳng thành công trong mọi điều kiện thời tiết, trên mọi chân đất,
với mọi giống lúa. Đặc biệt với sự đầu tư của tỉnh nhà trong những năm
qua về cứng hóa kênh mương, dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng... thì vụ
xuân năm 2013 chắc chắn việc gieo thẳng thuận lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để
gieo thẳng thành công chúng tôi xin lưu ý một số vấn đề sau:
1. Thời vụ
Thời
vụ gieo thẳng phụ thuộc vào thời tiết hàng năm, thời gian sinh trưởng của giống
lúa và lịch gieo cấy của địa phương: Theo dự báo năm nay vụ xuân ấm nên gieo tập
trung từ 13 – 20/2/2013 (tức từ 4 – 11/giêng Quý Tỵ). Trong đó những giống có
thời gian sinh trưởng trên 130 ngày (BC15, lúa lai...) gieo đầu lịch, các giống
ngắn ngày hơn gieo cuối lịch.
Lưu ý: những chân ruộng mạ mùa, hay ruộng
làm cây màu hè, cây vụ đông ưa ấm nên lựa chọn giống có TGST ngắn và gieo sớm
hơn
2. Ngâm ủ thóc giống và Xử lý mộng mạ
-
Lượng giống: Nên khống chế lượng thóc giống ngay từ ban đầu. Với lúa lai và những
giống hạt nhỏ như BT7, T10... cần 0.8 – 1 kg/sào, giống hạt to như Q5, TBR1,
N97... cần 1,2 – 1,5 kg/sào.
-
Trước khi ngâm nên phơi lại dưới nắng nhẹ 1 – 2 giờ để hạn chế nấm bệnh và khi
ngâm hạt hút nước nhanh hơn
-
Ngâm: Nguyên tắc của ngâm là phải no nước. Nghĩa là khi nào hạt sưng mép hoặc
hạt gạo trong là được. Thông thường ngâm trong nước sạch với lúa lai khoảng 24
tiếng, lúa thuần khoảng 48 – 60 tiếng tùy giống.
Tốt
nhất nên ngâm hạt giống bằng chế phẩm KH, sẽ kích thích cho mầm, rễ phát triển
mạnh, làm tăng khả năng chống chịu cho cây con, đặc biệt khả năng chịu rét cho
lúa gieo thẳng
Cách
làm: pha 1 gói KH với khoảng 8 - 10 lít nước, dùng ngâm cho 8 - 10 kg thóc giống.
Cứ ngâm 10 – 12h lại vớt ra cho ráo nước khoảng 1h, rồi lại ngâm tiếp cho đến
khi hạt thóc sưng mép. Trong quá trình ngâm không được thay nước KH
-
Ủ: Nguyên tắc của ủ là phải tạo nhiệt. Nếu trời rét trước khi ủ bà con nên kích
nhiệt: Đun một xoong nước nong sờ vào thấy rát tay là được, sau đó đổ nước nóng
ra chậu, lăn đảo bao thóc giống sao cho các hạt thóc được hưởng hơi ấm rồi đem
ủ dưới hố hoặc trong hộp xốp giữ nhiệt khoảng 20 – 24 tiếng. Kiểm tra khi hạt
nứt nanh thì thôi không ủ nóng nữa mà chỉ cần giữ ấm cho mộng
Nếu
gieo bằng công cụ sạ hàng nên xử lý cho rễ ngắn, mầm dài (mầm dài 1/3-1/2 hạt
thóc). Bằng cách, sau khi ủ, hạt đã nứt nanh, bà con tiến hành túm chặt ngâm sâu
và ngâm nhiều hơn ủ (ngâm khoảng 14-16 tiếng/ngày) sẽ có mộng mạ đạt tiêu chuẩn
3.
Làm đất, bón
phân
-
Cần phải bón toàn bộ phân lót trước khi bừa cấy từ 1 – 3 ngày, để trong quá
trình bừa hạt phân bám vào đất cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa giai đoạn làm
đòng trỗ bông, đồng thời chống đổ tốt hơn.
-
Nên bón từ 2 – 3 tạ phân chuồng + 1 bao 25 kg NPK chuyên lót loại của Lâm Thao,
Văn Điển, Ninh Bình…
Nếu
không có phân chuồng bà con nên thay thế bằng phân vi sinh Azotobacterin với
lượng từ 7 – 10 kg/sào
Tiến
hành bừa kỹ hơn ruộng cấy và trang phẳng mặt ruộng, tạo rãnh tiêu nước xung
quanh ruộng. Khi bùn lắng, nước trong, tiến hành tháo cạn nước rồi gieo.
Có
thể kẻ rạch tạo luống nếu gieo vãi.
Nên
làm lầm mặt ruộng trước khi gieo
4.
Kỹ thuật
gieo thẳng
Có
thể gieo vãi hoặc gieo bằng công cụ sạ hàng
-
Gieo vãi: nên chia lương mộng mạ đều cho các luống. Mỗi luống rộng từ 1,5 – 2
m. Gieo đi gieo lại nhiều lần để đảm bảo được khoảng cách trung bình hạt cách hạt
từ 8 – 10cm. Gieo úp tay để hạt mộng tiếp xúc với đất nhiều hơn.
-
Gieo thẳng bằng công cụ sạ hàng
Đổ
mộng mạ vào các trống, không đổ quá đầy (khoảng 2/3 – 1/2 trống)
Khi
kéo dàn, phải đi đều, đi thẳng và khép kín các lối đi. Trong quá trình kéo, chú
ý điều chỉnh tốc độ ra hạt để hạt văng ra từ 18 – 20 hạt /1m dài, sẽ đảm bảo được
mật độ từ 100 - 120cây/m2
Lưu
ý: nên để dành 1 ít mộng rắc gọn vào góc ruộng làm mạ dự phòng, tuyệt đối không
được gieo quá dầy sẽ mất nhiều công tỉa và dễ bị sâu bệnh phá hại
5.
Chăm sóc lúa
gieo thẳng giai đoạn đầu
-
Cần phải phun thuốc trừ cỏ tiền này mầm sau gieo 1 – 3 ngày tùy vào thời tiết ấm
hay rét, nhưng tốt nhất là phun ngay sau gieo bằng thuốc cỏ Sofi
-
Về điều tiết nước
Điều
tiết nước đối với lúa gieo thẳng rất quan trọng. Sau gieo thường xuyên giữ ẩm
mặt ruộng để rễ lúa ăn sâu vào đất và phòng ốc bưu vàng phá hại giai đoạn cây
con
-
Khi lúa được 2,5 – 3 lá đưa nước vào láng chân và bón nhử 2 – 3 kg đạm. Không
nên để quá nhiều nước, hạn chế quá trình đẻ nhánh sớm của lúa song đặc biệt
không để ruộng quá khô cây phát triển kém gặp rét dễ bị chết
-
Về bón phân thúc:
Khi
lúa đẻ nhánh cần bón phân thúc ngay để cây có dinh dưỡng đẻ sớm, đẻ khỏe và kết
thúc đẻ nhánh sớm, hạn chế nhánh vô hiệu. Nên bón tăng lượng phân thúc so với
lúa cấy, sử dụng phân NPK có hàm lượng đạm và kali cao như NPK 16:5:17,
12:5:10… bón khoảng 12 – 15 kg/sào. Diện tích gieo sớm lúa phát triển tốt nên
bón làm 2 lần: Lần 1 bón 6 – 8 kg/sào khi lúa đẻ nhánh. Lần 2 bón hết lượng còn
lại sau lần 1 khoảng 10 – 15 ngày. Nếu lúa gieo muộn hoặc thời tiết rét lúa
gieo thẳng lên chậm nên bón 1 lần hết lượng phân khi lúa đẻ nhánh.
-
Dặm tỉa:
Khi nhiệt độ >150C và lúa được 2,5 – 3 lá cần dặm tỉa để
đảm bảo mật độ. Nếu sạ hàng để 20 dảnh/mét dài, gieo vãi tay thì cây – cây
trung bình từ 8 – 10 cm để đảm bảo mật độ khoảng 100 – 120 cây/m2
mới cho năng suất cao. Không nên để quá dầy là điều kiện để sâu bệnh phát sinh
gây hại. Chỉ những chỗ quá thưa mới dặm vào vì cây lúa có khả năng tự điều tiết
quần thể.
Các khâu chăm sóc khác và phòng trừ sâu bệnh như đối với lúa cấy
Tác giả : KS. Nguyễn Thị Nguyệt - Phòng Thông tin