CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Quy trình kỹ thuật
Kỹ thuật trồng dưa lê hè 2014

Cập nhật: 16/05/2014

    Nhiều năm gần đây sản xuất vụ màu hè tuy thời gian chiếm quỹ đất ngắn, chi phí thấp nhưng hiệu quả kinh tế rất cao. Hiện nay nhóm cây màu hè khá đa dạng VD như: các loại cây dưa, đậu tương, đậu xanh… Xin hướng dẫn kỹ thuật trồng dưa lê hè:


1.Thời vụ

Thông thường thời vụ trồng từ 15-25/5. Nếu có điều kiện trồng trước 15/5 sẽ có dưa sớm và hiệu quả kinh tế cao hơn (VD trên các vùng chuyên màu hoặc cấy giống ngắn ngày như QR1, HPO2, lúa Nhật…). Nhưng với điều kiện thời tiết năm nay lúa xuân đã kéo dài TGST hơn khoảng 12-15 ngày, những diện tích đã xác định trồng dưa cần tranh thủ thu hoạch sớm, đồng thời làm bầu to hơn để tranh thủ thời vụ sớm hơn

2. Giống

Hiện nay có rất nhiều giống dưa lê chất lượng quả ngọt và thơm như: Dưa Thanh Lê, Trang nông, Ngân Huy 233 (Viện cây lương thực cây thực phẩm) …

3.Kỹ thuật làm cây con

3.1 Kỹ thuật làm bầu

Có thể làm bầu ngay từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5. Thời gian trong bầu bình thường khoảng 12-15 ngày.T ùy thuộc thời điểm có thể giải phóng được ruộng để xác định vào bầu.

Lượng giống 20g, sẽ đảm bảo 650-700 bầu/sào.

Hạt giống được ngâm trong nước ấm, sạch khoảng 2-3 tiếng. Khi hạt đã hút no nước vớt ra rửa, vò sạch nhớt rồi đem ủ. Sau ủ khoảng 20-24 giờ, kiểm tra hạt nảy mầm đến đâu tra luôn vào bầu đến đó.

Cách làm bầu: Đất làm bầu nhiều mùn, tơi xốp, không chua… không nên lấy đất ở những ruộng đã trồng cây trong họ bầu bí như: bầu bí, các loại dưa… Tốt nhất nên lấy ở những ruộng ải hoặc là đất vườn ủ với phân chuộng mục, sẽ hạn chế được nấm bệnh và côn trùng hại cây con.

Tùy thuộc TG cây con ở trong bầu để làm kích cỡ bầu khác nhau, với tuổi bầu 12-15 ngày, kích cỡ bầu khoảng 5-6cm. Vỏ bầu có thể dùng túi linon hoặc là chuối, lá xoài…. Nếu làm túi linon cần chọc thủng góc, cạnh; nếu làm bằng lá chuối, lá xoài… cần dồn đất để tạo đế bầu. Sau đó dồn đất vào bầu cách mặt bầu khoảng 1cm, rồi tra hạt sau đó tưới ẩm, phủ bầu bằng đất bột có trộn một ít thuốc sử lý đất.

Bầu đặt nơi thoáng mát, không bị cớm nắng và cách nhau 1-2cm để tránh khi bầu to lá đan xen vào nhau

Chăm sóc bầu: Khi cây đội 2 lá mầm, lúc này cần thường xuyên giữ ẩm cho cây, trung bình 1-2 ngày tưới doa nhẹ 1 lần tránh làm bật gốc hoặc cây bị đổ ngã. Nếu trời nắng to có thể dùng lưới đen, mưa dùng linon trắng để che cho bầu. Tốt nhất dùng lân ngâm nước giải vài ba ngày rồi tưới cho bầu 1 lần. Định kỳ 5 ngày nên tưới bằng thuốc Validacin để hạn chế nấm bệnh hại cây và thối gốc.

Khi cây khoảng 12-15 ngày, có 1,5-2 lá thì đưa bầu ra trồng. Trước khi đưa bầu ra ruộng 1-2 ngày nên sử dụng 1 loại thuốc sâu + Validacin phun cho bầu để hạn chế nấm bệnh và côn trùng hại cây

3.2 Kỹ thuật trồng cây ra ruộng

Đối với ruộng đã được giải phóng: Nên sử lý đất bằng thuốc Vibam10H, Basudin 1,5-2 kg/sào kết hợp bón thêm 25-30 kg vôi bột, đặc biệt là ở ruộng luân canh cây màu vì rất dễ bị sâu xám và nấm bệnh tiềm ẩn hại cây con. Sau đó lên luống. Nếu trồng 1 hàng giữa luống nên kéo thoải thấp dần về 2 mép luống, lên luống rộng 1,2-1,3 m, cao 25cm, rãnh luống 30cm, bố trí luống theo hướng nước chảy, theo chiều dốc của ruộng để thuận tiện cho việc thoát nước

Trước khi đặt bầu nên bón lót bằng các loại phân dễ tan như: NPK Lâm Thao 5:10:3 khoảng 25-30 kg/sào, hoặc lân Supe 20-25 kg/sào kết hợp 2-3 kg đạm ure. Trồng 1 hàng giữa luống, CxC=30-35 cm, đảm bảo 650-700 cây/sào. Chú ý không được đặt bầu giữa đống phân, có thể bỏ phân xung quanh bầu hoặc bỏ phân, phủ đất rồi mới đặt bầu.

Đối với ruộng chưa kịp giải phóng: Cứ 6-7 hàng lúa gặt sớm 1 hàng hoặc rẽ 2 hàng lúa để lấy chỗ đặt bầu, bỏ phân cho kịp thời vụ sau đó sẽ lên luống sau. 

4. Chăm sóc dưa ở giai đoạn đầu

Ngay sau khi đặt bầu nên tưới ngay để cây nhanh liền thổ, chú ý rễ dưa rất yếu không chịu được úng, nếu ruộng bị ngập nước cần tháo rút nước ngay

Phân bón: Năng suất của dưa rất cao có thể đạt 5-6 tạ/sào, trong khi đó TGST của cây rất ngắn sau trồng 40-45 ngày cho thu những lứa quả đầu tiên chính vì vậy cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho dưa đặc biệt là phân lân. Bà con nên sử dụng các loại phân dễ tan để bón cho dưa, đặc biệt là nguồn phân chuồng, phân bắc, phân xanh ủ mục

Nếu trời có nắng mưa xen kẽ rất dễ bị bệnh lở cổ rễ và thối thân nên phòng trừ bằng thuốc Validacin hoặc Anvil

Tác giả : KS Phạm Thị Hiên
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: