CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Quy trình kỹ thuật
Kỹ thuật ngâm, ủ thóc giống vụ mùa

Cập nhật: 16/06/2016

    Trong vụ Mùa nhiệt độ cao nên khâu ủ là không đáng lo ngại cần chú trọng đến khâu ngâm hơn.

Vì vậy cần lưu ý một số vấn đề kỹ thuật sau:

1. Chuẩn bị nước ngâm: nước dùng để ngâm hạt giống phải là nước sạch, không lấy nước giếng khoan, nước ao tù chua nhiều váng nên dùng nước mưa, nước máy để ngâm giống.

2. Kỹ thuật ngâm ủ

* Đối với giống không chuyển vụ (thóc đã qua thời gian ngủ nghỉ):

Thời gian ngâm ủ phụ thuộc vào độ ẩm của hạt và sức hút nước của hạt.

-   Đối với lúa lai ngâm 16-20h và sau 8-10h là phải đãi chua và thay nước một lần.

-   Đối với lúa thuần đã qua sấy (mua của công ty): ngâm 24-30h cứ 8-10h là phải đãi chua và thay nước một lần.

-   Đối với lúa thuần tự phơi: ngâm 36 - 48h cứ 10-12h là phải đãi chua và thay nước một lần.

Đối với những giống hạt to nên ngâm lâu hơn giống hạt nhỏ.

* Đối với giống chuyển vụ (thu hoạch vụ xuân chuyển luôn sang vụ mùa): bắt buộc phải phá ngủ. Thông thường có 3 cách phá ngủ như sau:

-   Dùng lân Super: dùng khoảng 1,5 – 2kg lân super cho 10kg giống. Hoà lân super với 2 – 3 lít nước khuấy đều đợi khi lắng cặn gạn lấy nước trong đem ngâm giống, thêm nước cho ngập thóc là vừa.

-   Dùng Axits Nitric (HNO3) đậm đặc pha thành dung dịch 3 phần nghìn. Cứ 1kg thóc giống dùng 3ml thuốc + 1,3 lít nước (cho nước vào trước thuốc vào sau rồi khuấy đều, đổ thóc vào đảo đều rồi thêm nước ngập thóc). Chú ý không nên dùng đồ kim loại để ngâm vì Axit này ăn mòn kim loại.

-   Dùng các chế phẩm phá ngủ hạt thóc giống bán trên thị trường theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì.

Với tất cả các cách trên đều phải ngâm liên tục 24h trong nước thuốc sử lí sau đó mới được vớt ra, rửa sạch rồi ngâm tiếp 48-60h (tổng thời gian ngâm khoảng 72 – 80h tuỳ theo giống. Lưu ý rửa và thay nước 2lần/ngày.

  Sau khi đã ngâm đủ nước (hạt sưng mép hoặc bẻ hạt thóc ra thấy đều một màu) thì vớt ra đãi sạch chua, để ráo rồi đem ủ đến khi hạt nứt nanh.
(Lưu ý: Khi hạt nứt nanh thì không ủ nóng nữa, chỉ cần để vào chỗ mát và giữ ẩm là được). 

Tác giả : KS. Lại Thị Trung - TTKN
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: