CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Quy trình kỹ thuật
Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái F2 giai đoạn hậu bị và phối giống

Cập nhật: 24/10/2016

    Muốn có đàn nái tốt phải có đàn lợn hậu bị thật tốt

1. Giai đoạn hậu bị:                                

Lợn hậu bị là lợn cái từ sau khi cai sữa được chọn để làm cái giống, nuôi cho đến khi phối giống lần đầu.

Muốn có đàn nái tốt phải có đàn lợn hậu bị thật tốt

Gồm 03 công việc chính:

- Chọn lợn cái hậu bị tiến hành từ lúc cai sữa  và chọn tiếp cho đến khi phối giống.

- Quản lý chế độ dinh dưỡng để khi đến tuổi phối giống trọng lượng phải đạt yêu cầu, lợn quá gầy, quá béo đều không tốt. 

- Chương trình vắc xin cho lợn hậu bị đảm bảo cho lợn  được phòng đủ các loại vắc xin trước khi bước vào giai đoạn sinh sản.

1.1. Chọn cái hậu bị:

- Chọn lần 1: sau khi cai sữa (ở phần chọn giống).

- Chọn lần 2: trước khi phối giống (qua 1 - 2 chu kỳ động dục đều).

1.2. Chế độ dinh dưỡng giai đoạn hậu bị:

- Có thể chia các giai đoạn để cho lợn cái hậu bị F2 ăn:

+ Giai đoạn từ sau cai sữa đến khi lợn đạt trọng lượng 60 kg, sử dụng thức ăn giai đoạn 1, 2 của lợn thịt và cho lợn ăn tự do.

+ Giai đoạn từ 60 kg trở lên đến trước phối giống 10 ngày, sử dụng thức ăn nái hậu bị, nái mang thai và cho lợn ăn hạn chế, khoảng 2 -2,5kg/con/ngày.

+ 10 ngày trước phối giống tăng khẩu phần 0,5 kg/con/ngày.

Không nên nuôi lợn nái theo hình thức tận dụng mà sử dụng cám công nghiệp hỗn hợp hoàn chỉnh để đảm bảo dinh dưỡng và có thể định lượng khẩu phần ăn theo yêu cầu.

- Chăm sóc lợn cái hậu bị F2 từ giai đoạn hậu bị đến phối giống phải đảm bảo  nái đạt khối lượng và tuổi: Nái F2: 7,5 -8 tháng tuổi, trọng lượng 90 - 100 kg.

1.3. Công tác vệ sinh thú y giai đoạn cái hậu bị

Tẩy giun sán khi lợn cái đạt khối lượng 13 – 15 kg (lợn nội, lợn lai). Định kỳ tẩy uế chuồng nuôi và vật dụng phục vụ chăn nuôi 1 lần/tuần. Luôn giữ cho chuồng nuôi khô ráo và sạch sẽ. Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống. Che chắn tốt cho lợn vào mùa lạnh, khi mưa tạt, gió lùa.

Lịch dùng vacxin giai đoạn cái hậu bị

Loại vaxin

Lợn con

Lợn cái hậu bị

Vacxin

Phó thương hàn

Lần 1: 20 ngày tuổi
Lần 2: 7 ngày sau

 

Vacxin

 Dịch tả lợn 

30 - 45

ngày tuổi 

4 - 5

tháng tuổi

Vacxin
Tụ huyết trùng  

55 - 60

ngày tuổi 

 

Vacxin Farrowsure

(Lepto, thai gỗ,

đóng dấu) 

 

6 và 2 tuần

trước phối 

Vacxin Lở mồm

long móng  

45 - 50

ngày tuổi

2 tuần

trước phối

Vacxin Rối loạn sinh sản

và hô hấp (Tai xanh)

Lần 1: 14 ngày tuổi.

Lần 2: sau 28 ngày

 

2.Phát hiện động dục và phối giống

- Chu kỳ động dục: Chu kỳ động dục18 - 21 ngày.

- Thời gian động dục: Kéo dài 5 - 7 ngày.

- Biểu hiện lợn cái động dục:

+ Lợn bỏ ăn,giảm ăn, kêu la, mắt ngơ ngác, hay gác chân lên cửa chuồng,phá chuồng …

+ Cơ quan sinh dục bên ngoài sư­ng to, đỏ, tím tái.

+ Niêm dịch bên trong đư­ờng sinh dục lúc đầu trong suốt, sau đục đặc quánh có hiện tượng kéo sợi.

- Thời điểm phối giống thích hợp:

+ Khi cơ quan sinh dục bên ngoài bắt đầu seo, tím tái kết hợp niêm dịch bên trong đư­ờng sinh dục của lợn đặc quánh kéo sợi chỉ.

+ Lợn cái có biểu hiện mê ỳ, cho lợn đực nhảy lên lư­ng hoặc ng­ười cư­ỡi lên l­ưng nó đứng im, đuôi quặt sang một bên và hai chân hơi khụy xuống.

Đây là thời điểm phối giống thích hợp nhất.

- Đối với tất cả các giống lợn không bao giờ cho phối ngay ở lần động dục đầu tiên.

- Đối với lợn cái phối giống lần đầu nên phối giống trực tiếp là tốt nhất; phối lại lần 2 bằng thụ tinh nhân tạo sau 10 - 12 giờ .

 

Tác giả : KS. Nguyễn Thị Dịu - TTKN
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: