CHÀO MỪNG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Lịch sử khuyến nông
Chức năng nhiệm vụ
Kết quả nghiên cứu
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn Nuôi
Thủy Sản
 
Hỏi & đáp
Số lượt truy cập:
 

Quy trình kỹ thuật
Kỹ thuật phòng bệnh và chống nóng cho tôm

Cập nhật: 09/05/2017

    Thái bình hiện có hơn 3000ha nuôi tôm với hai đối tượng là tôm Thẻ chân trắng và tôm Sú. Với nhiều hình thức nuôi từ quảng canh đến thâm canh. Hiện tại đang là thời điểm chăm sóc đàn tôm nuôi chính vụ, giai đoạn này tôm dễ bị mắc bệnh do nhiều yếu tố trong đó có yếu tố thời tiết. Tháng 5, tháng 6 hàng năm có nhiều đợt nắng nóng xuất hiện ảnh hưởng tới sức khỏe tôm nuôi. Vì vậy người nuôi cần chú trọng tới các biện pháp kỹ thuật phòng bệnh và chống nóng cho tôm.

1. Các biện pháp phòng bệnh

- Định kỳ từ 7 – 10 ngày sử dụng vôi bột, BKC, Vicato để  xử lý làm  ổn định môi trường ao nuôi.

- Phối trộn VitaminC và một số thuốc phòng bệnh vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng và phòng trị bệnh cho tôm.

- Liều lượng các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học được sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và điệu kiện môi trường từng ao.

-  Thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn nguồn bệnh từ con người, gia súc, gia cầm từ nguồn nước … vào ao nuôi.

- Quản lý, kiểm tra nghiêm ngặt chế độ cho ăn, tránh hiện tượng thừa thức ăn dễ gây ra ô nhiễm môi trường và thiếu thức ăn ảnh hưởng đến  tốc độ sinh trưởng của tôm.

- Tăng cường theo dõi, giám sát hoạt động của nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ. Khi thấy tôm hoặc các loại cua bị chết cần báo ngay cho cơ quan chuyên môn để chẩn đoán bệnh và hướng dẫn xử lý kịp thời.

2. Biện pháp kỹ thuật chống nóng

- Khi trời nắng nóng tôm sẽ giảm ăn, do vậy chỉ cho tôm ăn lượng thức ăn bằng 70 - 80% lượng thức ăn hằng ngày và  cho  ăn  khi trời mát, sáng sớm, chiều tối.

- Duy trì độ sâu của ao trên 1.5m. Dùng chế phẩm sinh học té xuống ao để tạo hệ vi khuẩn có lợi, át chế vi khuẩn có hại, giảm sự phát triển của tảo, ổn định PH và độ kiềm trong nước.

- Khi trời nắng nóng nên dùng màn lưới đen chống nắng căng phía trên mặt ao để hạn chế bức xạ của ánh sáng mặt trời, giảm tăng nhiệt nước ao, tránh gây sốc cho tôm.

- Cần tăng cường sục khí trong ao để hàm lượng ôxy được cung cấp đủ ở mọi tầng nước. Hạn chế dùng chài, nhá vó lội mò bắt kiểm tra tôm vào ngày nắng nóng để tránh hiện tượng cong thân.

- Vào mùa nắng nóng, trời ít mưa, nước bốc hơi làm ao cạn nước, độ mặn tăng  tôm dễ bị bệnh khó lột xác, đóng rong chậm lớn. Do vậy cần bổ sung nước mát (ở tầng đáy) của ao lắng vào ao nuôi để duy trì độ sâu và giảm nhiệt độ trong ao.
Tác giả : Ks. Bùi Văn Trụ - TTKN
 
Bản quyền thuộc TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ THÁI BÌNH
Địa chỉ: Phường Phú Khánh - Tp Thái Bình - Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0363.831.842, Fax:0363.831.842. 
Email
: